13/07/2022 -

Các khối huấn luyện

337
CỘNG ĐOÀN - gia đình của tôi

Cũng như bất cứ thiếu nữ nào đến tuổi lập gia đình thì họ bắt đầu bước vào một gia đình mới với những người xa lạ và cô bắt đầu coi tất cả những người xa lạ, những người không cùng huyết thống với mình là những người thân, là anh chị em của mình. Bản thân tôi cũng vậy, khi bắt đầu đi tu, tôi coi mình như những thiếu nữ bước về nhà chồng để mà tôi bắt đầu gọi nhà Dòng là “nhà của tôi” hay “gia đình của tôi”. Từ đây, tôi bắt đầu một cuộc sống mới với những người mới, với những sinh hoạt, thói quen và nếp sống mới. Tôi tin chắc đây là gia đình mới mà Chúa muốn tôi bước vào để thánh hóa, biến đổi tôi và để Chúa thực hiện kế hoạch của Chúa trên cuộc đời tôi. Mọi người vẫn gọi đó là gia đình thứ hai vì đó không phải là gia đình đầu tiên ngay từ khi tôi chào đời, nhưng thực ra đó lại là gia đình chính của tôi. Bởi vì tôi chỉ sống ở gia đình thứ nhất khoảng 18, 20 hoặc nhiều lắm là 25 năm, nhưng tôi lại sống ở gia đình thứ hai mấy chục năm và đó sẽ là suốt quãng đời còn lại của tôi. Khi bước vào gia đình mới này, tôi sẽ phải làm việc, cống hiến và xây dựng cho gia đình mới của tôi ngày càng tốt hơn, thăng tiến hơn vì sự sống và hạnh phúc của tôi đã gắn liền với sự sống và hạnh phúc của gia đình mới… Và lâu lâu, tôi có quay trở về gia đình thứ nhất một vài ngày để thăm hỏi, chia sẻ những biến cố của gia đình thì đó cũng chỉ là hành động của sự biết ơn, của sự báo hiếu đối với đấng sinh thành rồi tôi lại trở về với nếp sống và sinh hoạt trong gia đình chính của tôi.

Sau khi đã trải nghiệm một thời gian sống trong đời dâng hiến, tôi đã thực sự cảm nghiệm được tình gia đình mà Chúa đã mời gọi tôi bước vào. Tôi nhận ra mối tương quan của tôi với Bề trên, quý Dì và với chị em chính là những mối tương quan mà tôi đã sống và đã cảm nghiệm trong gia đình. Trước hết đó là quan hệ giữa nhà Dòng với gia đình tôi như là quan hệ giữa hai gia đình thông gia mà người đời vẫn gọi là “trồng cây chung” để cùng cộng tác với nhau ươm trồng và giáo dục tôi ngày càng lớn lên trong đời sống dâng hiến. Trong gia đình mới này, tôi có quý Dì hữu trách, quý Dì giáo và quý Dì như là những người cha, người mẹ nuôi dưỡng, giáo dục và dạy bảo cho tôi những điều mà tôi chưa biết trong đời dâng hiến. Tuy không sinh ra tôi, nhưng các ngài vẫn được coi là “những người cha người mẹ thiêng liêng”. Tôi cảm nhận rằng các ngài cũng lo lắng, buồn phiền và dạy bảo khi tôi sai lỗi hay đau ốm, và các ngài cũng cảm thấy hân hoan, hãnh diện khi tôi mạnh khỏe, bình an và ngày càng trưởng thành hơn trong đời dâng hiến. Tôi vẫn nhớ khi ở gia đình tôi được bố mẹ dạy “cá không ăn muối cá ươn, con cãi cha mẹ trăm đường con hư”, rồi tôi hiểu ra bổn phận của tôi là vâng lời, đón nhận và cộng tác với sự huấn luyện của các ngài sẽ giúp tôi hoàn thành lý tưởng của đời tu. Bởi vì tôi xác tín rằng: các ngài là những người thay mặt Chúa để thực hiện kế hoạch mà Chúa đã dành sẵn cho tôi. Các ngài cũng là những người đi trước, là những người có kinh nghiệm sẽ dạy tôi những điều hay lẽ phải ở đời cũng như trong đời sống thiêng liêng. Có những lúc tôi cảm thấy buồn vì những lời sửa dạy, chê trách nhưng khi đã trải qua tôi mới nghiệm ra sự sửa dạy đó thật hữu ích và cần thiết. Cũng chính vì yêu thương mà các ngài mới sửa dạy để tôi khỏi hư mất trên đường trọn lành.

Không chỉ tương quan với những người trên, trong đời sống cộng đoàn, tôi còn có tương quan với những người ngang bằng mình, đó là những chị em cùng lớp, cùng giai đoạn huấn luyện. Tôi luôn áp dụng những lời dạy bảo mà tôi đã được nuôi dưỡng từ tuổi thơ, đó là “chị ngã em nâng” hay “gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau” để cùng chung sống với chị em trong một mái nhà. Tôi cảm nhận được trong gia đình này, tôi được Thiên Chúa yêu thương và chúc phúc cho đời sống chung của chúng tôi như lời Thánh vịnh 133 “Ngọt ngào tốt đẹp lắm thay, chị em được sống vui vầy bên nhau…” Và từ đó, tôi cùng với chị em chia sẻ, cộng tác, giúp đỡ nhau trong công việc, học tập và cả những lo lắng, lợi ích thiêng liêng hay những thao thức trên đường trọn lành. Đời sống chị em sẽ không bao giờ tránh khỏi những va chạm, bất đồng nhưng những lúc như vậy sẽ khiến chúng tôi thêm hiểu nhau, thông cảm với nhau và giúp mỗi người cùng lớn lên trong tình yêu Chúa và tình yêu tha nhân.

Trong Tu viện, tôi cũng có những người em là các em lớp dưới, các em mới chập chững bước vào tìm hiểu ơn gọi. Tôi cố gắng ý thức mình phải nêu gương cho các em trong đời sống hằng ngày, trong công việc. Và tôi cũng phải là người giúp đỡ các em trong những điều các em chưa biết, các em còn lạ lẫm.

Dường như gia đình sẽ kém phần đầy đủ và trọn vẹn hơn nếu ở đó không có ông bà. Trong cộng đoàn tu trì, tôi cũng cảm nghiệm được sự trọn vẹn của gia đình khi có những Dì cao niên mà chúng tôi vẫn hay gọi là bà hay ngoại. Tôi nhớ về bà với những kỷ niệm được sà vào lòng bà để nghe những câu chuyện cổ tích, những câu chuyện ngày xưa. Giờ đây, tôi được những người bà thiêng liêng kể lại những câu chuyện của ngày đầu thành lập Dòng, những câu chuyện về sự khác nhau giữa đời tu xưa và nay hay là những câu chuyện sống đời tu trong thời gian khó khăn, cấm cách, thời gian bách hại đạo... Với giới hạn về tuổi tác, sức khỏe nhưng các bà đã dạy cho chúng tôi nhiều bằng gương sống, bằng một đời trung kiên theo Chúa và bằng cả một kho tàng kinh nghiệm thực tế trong đời tu. Các bà sẽ luôn là những người cộng tác với các công việc của nhà Dòng trong âm thầm cầu nguyện, trong những hy sinh nhỏ nhặt hằng ngày, trong việc đón nhận những giới hạn, đau khổ của bệnh tật, tuổi già.

Nơi gia đình này, tôi cũng học được lòng biết ơn, hướng về cội nguồn khi tưởng nhớ, cầu nguyện cho các Dì đã qua đời. Dù chưa một lần được nhìn mặt hay tiếp xúc với các Dì, nhưng tôi xác tín rằng: các Dì chính là nguồn gốc, là cội nguồn của chúng tôi, vì nhờ sự hy sinh và cống hiến của các Dì mà chúng tôi được sống trong Hội Dòng với đầy đủ sự phát triển như ngày nay. Các Dì ví tựa như những “rễ cây”, tuy chìm dưới lòng đất nhưng vẫn không ngừng hút nhựa sống nuôi dưỡng thân cây là chính chúng tôi. Giờ đây, các ngài vẫn chuyển cầu cùng Chúa để góp phần xây dựng và phát triển Hội Dòng.

Bấy nhiêu cảm nghiệm phần nào giúp tôi thêm yêu quý và trân trọng gia đình thứ hai mà Chúa đã ban cho tôi. Một gia đình không phải đã hoàn hảo nhưng là một gia đình yêu thương và cùng nhau cố gắng trên đường trọn lành để cùng nhau thực hiện ý Chúa. Một gia đình còn nhiều khiếm khuyết nhưng sẽ luôn là một gia đình thánh thiện vì luôn có Chúa hiện diện, có Chúa đang thánh hóa từng người. Để rồi nơi gia đình này, tôi sẽ nhận được lời chúc phúc của Chúa như lời Thánh vịnh 133: “Nơi đây ân huệ Chúa ban, chính là hạnh phúc chứa chan muôn đời.”

Cũng như bất cứ thiếu nữ nào đến tuổi lập gia đình thì họ bắt đầu bước vào một gia đình mới với những người xa lạ và cô bắt đầu coi tất cả những người xa lạ, những người không cùng huyết thống với mình là những người thân, là anh chị em của mình. Bản thân tôi cũng vậy, khi bắt đầu đi tu, tôi coi mình như những thiếu nữ bước về nhà chồng để mà tôi bắt đầu gọi nhà Dòng là “nhà của tôi” hay “gia đình của tôi”. Từ đây, tôi bắt đầu một cuộc sống mới với những người mới, với những sinh hoạt, thói quen và nếp sống mới. Tôi tin chắc đây là gia đình mới mà Chúa muốn tôi bước vào để thánh hóa, biến đổi tôi và để Chúa thực hiện kế hoạch của Chúa trên cuộc đời tôi. Mọi người vẫn gọi đó là gia đình thứ hai vì đó không phải là gia đình đầu tiên ngay từ khi tôi chào đời, nhưng thực ra đó lại là gia đình chính của tôi. Bởi vì tôi chỉ sống ở gia đình thứ nhất khoảng 18, 20 hoặc nhiều lắm là 25 năm, nhưng tôi lại sống ở gia đình thứ hai mấy chục năm và đó sẽ là suốt quãng đời còn lại của tôi. Khi bước vào gia đình mới này, tôi sẽ phải làm việc, cống hiến và xây dựng cho gia đình mới của tôi ngày càng tốt hơn, thăng tiến hơn vì sự sống và hạnh phúc của tôi đã gắn liền với sự sống và hạnh phúc của gia đình mới… Và lâu lâu, tôi có quay trở về gia đình thứ nhất một vài ngày để thăm hỏi, chia sẻ những biến cố của gia đình thì đó cũng chỉ là hành động của sự biết ơn, của sự báo hiếu đối với đấng sinh thành rồi tôi lại trở về với nếp sống và sinh hoạt trong gia đình chính của tôi.


Sau khi đã trải nghiệm một thời gian sống trong đời dâng hiến, tôi đã thực sự cảm nghiệm được tình gia đình mà Chúa đã mời gọi tôi bước vào. Tôi nhận ra mối tương quan của tôi với Bề trên, quý Dì và với chị em chính là những mối tương quan mà tôi đã sống và đã cảm nghiệm trong gia đình. Trước hết đó là quan hệ giữa nhà Dòng với gia đình tôi như là quan hệ giữa hai gia đình thông gia mà người đời vẫn gọi là “trồng cây chung” để cùng cộng tác với nhau ươm trồng và giáo dục tôi ngày càng lớn lên trong đời sống dâng hiến. Trong gia đình mới này, tôi có quý Dì hữu trách, quý Dì giáo và quý Dì như là những người cha, người mẹ nuôi dưỡng, giáo dục và dạy bảo cho tôi những điều mà tôi chưa biết trong đời dâng hiến. Tuy không sinh ra tôi, nhưng các ngài vẫn được coi là “những người cha người mẹ thiêng liêng”. Tôi cảm nhận rằng các ngài cũng lo lắng, buồn phiền và dạy bảo khi tôi sai lỗi hay đau ốm, và các ngài cũng cảm thấy hân hoan, hãnh diện khi tôi mạnh khỏe, bình an và ngày càng trưởng thành hơn trong đời dâng hiến. Tôi vẫn nhớ khi ở gia đình tôi được bố mẹ dạy “cá không ăn muối cá ươn, con cãi cha mẹ trăm đường con hư”, rồi tôi hiểu ra bổn phận của tôi là vâng lời, đón nhận và cộng tác với sự huấn luyện của các ngài sẽ giúp tôi hoàn thành lý tưởng của đời tu. Bởi vì tôi xác tín rằng: các ngài là những người thay mặt Chúa để thực hiện kế hoạch mà Chúa đã dành sẵn cho tôi. Các ngài cũng là những người đi trước, là những người có kinh nghiệm sẽ dạy tôi những điều hay lẽ phải ở đời cũng như trong đời sống thiêng liêng. Có những lúc tôi cảm thấy buồn vì những lời sửa dạy, chê trách nhưng khi đã trải qua tôi mới nghiệm ra sự sửa dạy đó thật hữu ích và cần thiết. Cũng chính vì yêu thương mà các ngài mới sửa dạy để tôi khỏi hư mất trên đường trọn lành.

Không chỉ tương quan với những người trên, trong đời sống cộng đoàn, tôi còn có tương quan với những người ngang bằng mình, đó là những chị em cùng lớp, cùng giai đoạn huấn luyện. Tôi luôn áp dụng những lời dạy bảo mà tôi đã được nuôi dưỡng từ tuổi thơ, đó là “chị ngã em nâng” hay “gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau” để cùng chung sống với chị em trong một mái nhà. Tôi cảm nhận được trong gia đình này, tôi được Thiên Chúa yêu thương và chúc phúc cho đời sống chung của chúng tôi như lời Thánh vịnh 133 “Ngọt ngào tốt đẹp lắm thay, chị em được sống vui vầy bên nhau…” Và từ đó, tôi cùng với chị em chia sẻ, cộng tác, giúp đỡ nhau trong công việc, học tập và cả những lo lắng, lợi ích thiêng liêng hay những thao thức trên đường trọn lành. Đời sống chị em sẽ không bao giờ tránh khỏi những va chạm, bất đồng nhưng những lúc như vậy sẽ khiến chúng tôi thêm hiểu nhau, thông cảm với nhau và giúp mỗi người cùng lớn lên trong tình yêu Chúa và tình yêu tha nhân.

Trong Tu viện, tôi cũng có những người em là các em lớp dưới, các em mới chập chững bước vào tìm hiểu ơn gọi. Tôi cố gắng ý thức mình phải nêu gương cho các em trong đời sống hằng ngày, trong công việc. Và tôi cũng phải là người giúp đỡ các em trong những điều các em chưa biết, các em còn lạ lẫm.

Dường như gia đình sẽ kém phần đầy đủ và trọn vẹn hơn nếu ở đó không có ông bà. Trong cộng đoàn tu trì, tôi cũng cảm nghiệm được sự trọn vẹn của gia đình khi có những Dì cao niên mà chúng tôi vẫn hay gọi là bà hay ngoại. Tôi nhớ về bà với những kỷ niệm được sà vào lòng bà để nghe những câu chuyện cổ tích, những câu chuyện ngày xưa. Giờ đây, tôi được những người bà thiêng liêng kể lại những câu chuyện của ngày đầu thành lập Dòng, những câu chuyện về sự khác nhau giữa đời tu xưa và nay hay là những câu chuyện sống đời tu trong thời gian khó khăn, cấm cách, thời gian bách hại đạo... Với giới hạn về tuổi tác, sức khỏe nhưng các bà đã dạy cho chúng tôi nhiều bằng gương sống, bằng một đời trung kiên theo Chúa và bằng cả một kho tàng kinh nghiệm thực tế trong đời tu. Các bà sẽ luôn là những người cộng tác với các công việc của nhà Dòng trong âm thầm cầu nguyện, trong những hy sinh nhỏ nhặt hằng ngày, trong việc đón nhận những giới hạn, đau khổ của bệnh tật, tuổi già.

Nơi gia đình này, tôi cũng học được lòng biết ơn, hướng về cội nguồn khi tưởng nhớ, cầu nguyện cho các Dì đã qua đời. Dù chưa một lần được nhìn mặt hay tiếp xúc với các Dì, nhưng tôi xác tín rằng: các Dì chính là nguồn gốc, là cội nguồn của chúng tôi, vì nhờ sự hy sinh và cống hiến của các Dì mà chúng tôi được sống trong Hội Dòng với đầy đủ sự phát triển như ngày nay. Các Dì ví tựa như những “rễ cây”, tuy chìm dưới lòng đất nhưng vẫn không ngừng hút nhựa sống nuôi dưỡng thân cây là chính chúng tôi. Giờ đây, các ngài vẫn chuyển cầu cùng Chúa để góp phần xây dựng và phát triển Hội Dòng.

Bấy nhiêu cảm nghiệm phần nào giúp tôi thêm yêu quý và trân trọng gia đình thứ hai mà Chúa đã ban cho tôi. Một gia đình không phải đã hoàn hảo nhưng là một gia đình yêu thương và cùng nhau cố gắng trên đường trọn lành để cùng nhau thực hiện ý Chúa. Một gia đình còn nhiều khiếm khuyết nhưng sẽ luôn là một gia đình thánh thiện vì luôn có Chúa hiện diện, có Chúa đang thánh hóa từng người. Để rồi nơi gia đình này, tôi sẽ nhận được lời chúc phúc của Chúa như lời Thánh vịnh 133: “Nơi đây ân huệ Chúa ban, chính là hạnh phúc chứa chan muôn đời.”
 
V.M
 
114.864864865135.135135135250