Ngày 05/6
Thánh Ða Minh Toại
Ngư phủ (1812-1862)
I. Tiểu sử
Thánh Ða Minh Toại
Ngư phủ (1812-1862)
I. Tiểu sử
Nào anh em, hãy can đảm lên! Chúng ta chịu khổ hình vì Đức Kitô,
nên chúng ta đón nhận đau khổ cách nhẫn nại.
Chúng ta phải bền chí đến cùng, và nếu cần, sẵn sàng hi sinh mạng sống vì Chúa.
nên chúng ta đón nhận đau khổ cách nhẫn nại.
Chúng ta phải bền chí đến cùng, và nếu cần, sẵn sàng hi sinh mạng sống vì Chúa.
Thánh Đaminh Trần Văn Toại sinh năm 1812 tại làng Đông Thành, tỉnh Thái Bình. Ông Toại lập gia đình và sinh sống bằng nghề đánh cá trên sông Nhị Bình, gần cửa Bà Lạt.
Dưới thời cấm đạo của vua Tự Đức, ngày 17-01-1860, ông Toại và ông Dũng bị bắt giải lên huyện Quỳnh Côi. Thấy ông Toại bệnh tật, đi lại khó khăn, binh lính đề nghị nộp một số tiền thì được tha. Vì muốn nêu gương sáng cho con cái sống đức tin và không muốn mất cơ hội làm chứng cho Chúa, ông nhất quyết từ chối lời đề nghị này. Ông xin quan cho phép đi xe đến huyện trình diện để cùng chịu chung số phận với các tín hữu cùng xứ đạo.
Suốt thời gian chín tháng bị giam trong ngục, nhiều lần bị dẫn đến công đường, bị hành hạ, bị ép buộc chà đạp Thánh Giá, hai ông Toại và Dũng vẫn khẳng khái tuyên xưng niềm tin vào đạo Chúa.
Ông Toại sống âm thầm trong kinh nguyện và khích lệ các bạn tù đồng đạo: “Nào anh em, hãy can đảm lên! Chúng ta chịu khổ hình vì Đức Kitô, nên chúng ta đón nhận đau khổ cách nhẫn nại. Chúng ta phải bền chí đến cùng, và nếu cần, sẵn sàng hy sinh mạng sống vì Chúa”. Các quan án nhận thấy không thể lay chuyển được hai ông nên đề nghị án thiêu sinh.
Ngày 05-6-1862, hai vị chứng nhân đức tin bị đưa đến dàn hỏa thiêu dựng ngay tại pháp trường Nam Định. Hai vị bước vào cũi tre và bị thiêu sống.
Thánh Ðaminh Trần Văn Toại được phong chân phước ngày 29-4-1951 và được tôn phong hiển thánh ngày 19-6-1988.
Dưới thời cấm đạo của vua Tự Đức, ngày 17-01-1860, ông Toại và ông Dũng bị bắt giải lên huyện Quỳnh Côi. Thấy ông Toại bệnh tật, đi lại khó khăn, binh lính đề nghị nộp một số tiền thì được tha. Vì muốn nêu gương sáng cho con cái sống đức tin và không muốn mất cơ hội làm chứng cho Chúa, ông nhất quyết từ chối lời đề nghị này. Ông xin quan cho phép đi xe đến huyện trình diện để cùng chịu chung số phận với các tín hữu cùng xứ đạo.
Suốt thời gian chín tháng bị giam trong ngục, nhiều lần bị dẫn đến công đường, bị hành hạ, bị ép buộc chà đạp Thánh Giá, hai ông Toại và Dũng vẫn khẳng khái tuyên xưng niềm tin vào đạo Chúa.
Ông Toại sống âm thầm trong kinh nguyện và khích lệ các bạn tù đồng đạo: “Nào anh em, hãy can đảm lên! Chúng ta chịu khổ hình vì Đức Kitô, nên chúng ta đón nhận đau khổ cách nhẫn nại. Chúng ta phải bền chí đến cùng, và nếu cần, sẵn sàng hy sinh mạng sống vì Chúa”. Các quan án nhận thấy không thể lay chuyển được hai ông nên đề nghị án thiêu sinh.
Ngày 05-6-1862, hai vị chứng nhân đức tin bị đưa đến dàn hỏa thiêu dựng ngay tại pháp trường Nam Định. Hai vị bước vào cũi tre và bị thiêu sống.
Thánh Ðaminh Trần Văn Toại được phong chân phước ngày 29-4-1951 và được tôn phong hiển thánh ngày 19-6-1988.
Phàm ai tuyên bố nhận Thầy trước mặt thiên hạ,
thì Thầy cũng sẽ tuyên bố nhận người ấy trước mặt Cha Thầy.
(Mt 10, 32)
thì Thầy cũng sẽ tuyên bố nhận người ấy trước mặt Cha Thầy.
(Mt 10, 32)
Thánh Đaminh Nguyễn Văn Huyên chào đời tại họ đạo Đông Thành, năm 1817. Ông bà thân sinh, ông Thiên và bà Duyên, là người đạo đức, sinh sống bằng nghề đánh cá trên dòng sông Nhị Bình gần cửa Ba Lạt.
Tháng 6 năm 1861, vua Tự Đức ban hành chiếu chỉ Phân sáp người có đạo. Giáo hữu họ Đông Thành cũng chung một số phận. Ông Huyên bị bắt và bị giải lên huyện đường Quỳnh Côi, giam vào ngục Tăng Già. Dù bị tra tấn, đói khát kéo dài trong suốt 9 tháng, nhưng ông vẫn một lòng quả cảm kiên cường.
Còn hơn thế, ông Huyên dùng chính đời sống của mình để khuyên nhủ, động viên các bạn tù giữ vững đức tin, bền chí đến cùng.
Tại công đường, khi bị ép buộc bỏ đạo, đạp lên Thánh Giá, ông Huyên nhất quyết cự tuyệt. Khi thấy không thể lay chuyển đức tin của ông, nhà quan quyết định kết án thiêu sinh ông.
Sáng ngày 05-6-1862, tại pháp trường Nam Định, trước sự chứng kiến của đám đông dân chúng, vị chứng nhân đức tin bình thản bước vào cũi tre chờ đợi và sau đó bị thiêu sống.
Khi ngọn lửa hạ dần, tắt lịm, quan giám sát cho phép thân nhân vào nhận linh hài. Giáo hữu cung kính rước thi hài về an táng trong nhà thờ Thánh Danh Chúa Giêsu, họ Đông Thành, thuộc Giáo phận Thái Bình ngày nay.
Ngư phủ Ða Minh Nguyễn Văn Huyên được nâng lên bậc chân phước ngày 29-4-1951 và được tôn phong hiển thánh ngày 19-6-1988.
Tháng 6 năm 1861, vua Tự Đức ban hành chiếu chỉ Phân sáp người có đạo. Giáo hữu họ Đông Thành cũng chung một số phận. Ông Huyên bị bắt và bị giải lên huyện đường Quỳnh Côi, giam vào ngục Tăng Già. Dù bị tra tấn, đói khát kéo dài trong suốt 9 tháng, nhưng ông vẫn một lòng quả cảm kiên cường.
Còn hơn thế, ông Huyên dùng chính đời sống của mình để khuyên nhủ, động viên các bạn tù giữ vững đức tin, bền chí đến cùng.
Tại công đường, khi bị ép buộc bỏ đạo, đạp lên Thánh Giá, ông Huyên nhất quyết cự tuyệt. Khi thấy không thể lay chuyển đức tin của ông, nhà quan quyết định kết án thiêu sinh ông.
Sáng ngày 05-6-1862, tại pháp trường Nam Định, trước sự chứng kiến của đám đông dân chúng, vị chứng nhân đức tin bình thản bước vào cũi tre chờ đợi và sau đó bị thiêu sống.
Khi ngọn lửa hạ dần, tắt lịm, quan giám sát cho phép thân nhân vào nhận linh hài. Giáo hữu cung kính rước thi hài về an táng trong nhà thờ Thánh Danh Chúa Giêsu, họ Đông Thành, thuộc Giáo phận Thái Bình ngày nay.
Ngư phủ Ða Minh Nguyễn Văn Huyên được nâng lên bậc chân phước ngày 29-4-1951 và được tôn phong hiển thánh ngày 19-6-1988.
Trích sách "Hạnh Các Thánh Tử Đạo Việt Nam"
Biên soạn: Hội đồng Giám mục Việt Nam
II. Cầu Nguyện
Hai ngư dân bị thiêu sống – nghĩ về việc hỏa thiêu
Biên soạn: Hội đồng Giám mục Việt Nam
II. Cầu Nguyện
Hai ngư dân bị thiêu sống – nghĩ về việc hỏa thiêu
Đa Minh Toại sinh năm 1812 và Đa Minh Huyên sinh năm 1817, là hai giáo hữu đơn sơ, thánh thiện, hiền hòa, chân chất của họ đạo Đông Thành, tỉnh Thái Bình. Hai ngư dân này có lối sống gần gũi, an vui với nghề chài lưới nên hai ông đều được mọi người thương mến.
Khung cảnh bình yên ấy vội kết thúc với lệnh cấm đạo gay gắt của Vua Tự Đức 8/1861. Quan quân ra sức lùng bắt các Kitô hữu, và hai vị đã bị bắt trong dịp này cùng với nhiều giáo hữu khác.[1]
Chín tháng trong chốn ngục tù các ngài đã phải chịu đựng biết bao khốn khó, đói kém, xích xiềng… Thế nhưng, các khốn khó ấy lại được các ngài hoán chuyển thành cơ hội làm chứng cho Chúa, giữ vững tinh thần lạc quan, gia tăng ngọn lửa mến, khích lệ bạn tù trung kiên trong đức tin và vui lòng đón nhận cả cái chết. Nếu như trước đây, tự do sẽ được trả lại bằng tiền chuộc thì lúc này, hai ngư phủ thánh thiện sẽ có cả tự do lẫn tiền của nếu bằng lòng bước qua thánh giá. Lời đề nghị của quan bị hai ngư dân từ chối khiến quan hừng hực căm phẫn và nổi giận kết án thiêu sống hai chứng nhân đức tin vào ngày 05/6/1862, lúc thánh Đa Minh Huyên 45 tuổi, còn thánh Đa Minh Toại 50 tuổi.
Ngọn lửa cháy rực nơi giàn hỏa thiêu không thể cản ngăn được muôn tiếng ca ngợi khen chúc tụng Chúa vang lên trên môi miệng và trong tâm trí các ngài. Ngọn lửa ấy với sức nóng, với sự hủy diệt nhanh chóng đưa thân xác hai người con Chúa trở về với bụi tro nhưng cũng đồng thời chiếu tỏa ánh sáng rạng ngời đưa dẫn các ngài bước vào quê trời vinh phúc. Hình ảnh đẹp ấy như hình ảnh của ba thanh niên trẻ mà sách ngôn sứ Đaniel chương 3 đã miêu tả. Ngọn lửa rực nóng đã không thiêu được ba chàng trai trẻ khi xưa, giờ đây ngọn lửa ấy cũng chẳng thiêu được đức tin sắt đá của thánh Đa Minh Toại và thánh Đa Minh Huyên. Các ngài được Đức Giáo hoàng Piô XII suy tôn lên bậc Chân phước ngày 29/4/1951 và hơn 37 năm sau ngày 19/6/1988, các ngài đã được thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nâng lên bậc Hiển thánh.
Hai cuộc đời đã khép lại với bản án hỏa thiêu giờ đây đang góp thêm sức mạnh mở ra cánh cửa cậy tin kính mến Chúa. Rằng, không một bản án hỏa thiêu nào có thể đốt cháy linh hồn chúng ta và lại càng không thể làm hao mòn hoặc làm vơi đi niềm xác tín về sự sống lại của thân xác con người vào ngày sau hết.
Hình ảnh hai vị thánh bị thiêu sống không làm cho ta lung lay về điểm giáo lý đức tin được tuyên xưng trong Kinh Tin Kính: “Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại.” Hình ảnh này cũng giúp ta nhớ thêm: Trong Giáo hội, hỏa táng được đón nhận song song với an táng. Giáo lý Hội thánh Công giáo đã nhấn mạnh: “Cho phép hỏa táng nếu việc hỏa táng không biểu lộ sự hoài nghi về đức tin vào sự phục sinh của thân xác.”[2]
Cùng là hỏa thiêu, nhưng nếu hỏa thiêu người sống thiếu hẳn yếu tố nhân đạo thì hỏa thiêu người chết (còn gọi là hỏa táng) đã dần trở nên phổ biến và quen thuộc. Và nếu như hỏa thiêu người sống mãi mãi không nhận được sự ủng hộ, đồng tình của mọi người thì việc hỏa táng được xem là thiết thực, phù hợp với nhu cầu, với những thay đổi của cuộc sống hiện đại mà vẫn giữ được tinh thần tôn trọng thân xác con người.
Hàng rào của tang thương, đau buồn được phá đổ khi chúng ta ý thức rõ ràng: “Sự phục sinh của chúng ta không phải là một sự nhập trở lại vào một cái xác trên mặt đất này, cũng không phải là sự hồi sinh của một tử thi như trường hợp Lazarô, cũng chẳng phải là sự tái tạo thân xác đã hỏa thiêu như Hội thánh cho phép. Không, thân xác phục sinh là cử chỉ yêu thương mà Thiên Chúa toàn năng tặng không cho ta… Chắc chắn chúng ta sẽ có thân xác mới có khả năng thông hiệp trọn vẹn với những người khác, một thân xác thiêng liêng, nhưng không phải ‘bằng khí,’ một thân xác hoàn toàn vâng phục Thần Khí của Thiên Chúa đang ngự trong mình.”[3]
Thánh Đa Minh Huyên và thánh Đa Minh Toại đã bị thiêu sống và một số anh chị em chúng ta đã được hỏa táng, nhưng chúng ta tin rằng “sự sống chỉ thay đổi chứ không mất đi.”
Lạy Chúa, xin gắn kết chúng con với Chúa là nguồn mạch sự sống, để cũng như thánh tử đạo Đa Minh Huyên và thánh Đa Minh Toại, chúng con không rơi vào hố sâu tăm tối tuyệt vọng, nghi ngờ, chán nản… khi thân xác phải chết này ra tro bụi, nhờ chúng con hết lòng cậy tin vào Đấng đã làm cho Đức Giêsu Kitô phục sinh, cũng sẽ dùng quyền năng làm cho chúng con sống lại.[4]
Khung cảnh bình yên ấy vội kết thúc với lệnh cấm đạo gay gắt của Vua Tự Đức 8/1861. Quan quân ra sức lùng bắt các Kitô hữu, và hai vị đã bị bắt trong dịp này cùng với nhiều giáo hữu khác.[1]
Chín tháng trong chốn ngục tù các ngài đã phải chịu đựng biết bao khốn khó, đói kém, xích xiềng… Thế nhưng, các khốn khó ấy lại được các ngài hoán chuyển thành cơ hội làm chứng cho Chúa, giữ vững tinh thần lạc quan, gia tăng ngọn lửa mến, khích lệ bạn tù trung kiên trong đức tin và vui lòng đón nhận cả cái chết. Nếu như trước đây, tự do sẽ được trả lại bằng tiền chuộc thì lúc này, hai ngư phủ thánh thiện sẽ có cả tự do lẫn tiền của nếu bằng lòng bước qua thánh giá. Lời đề nghị của quan bị hai ngư dân từ chối khiến quan hừng hực căm phẫn và nổi giận kết án thiêu sống hai chứng nhân đức tin vào ngày 05/6/1862, lúc thánh Đa Minh Huyên 45 tuổi, còn thánh Đa Minh Toại 50 tuổi.
Ngọn lửa cháy rực nơi giàn hỏa thiêu không thể cản ngăn được muôn tiếng ca ngợi khen chúc tụng Chúa vang lên trên môi miệng và trong tâm trí các ngài. Ngọn lửa ấy với sức nóng, với sự hủy diệt nhanh chóng đưa thân xác hai người con Chúa trở về với bụi tro nhưng cũng đồng thời chiếu tỏa ánh sáng rạng ngời đưa dẫn các ngài bước vào quê trời vinh phúc. Hình ảnh đẹp ấy như hình ảnh của ba thanh niên trẻ mà sách ngôn sứ Đaniel chương 3 đã miêu tả. Ngọn lửa rực nóng đã không thiêu được ba chàng trai trẻ khi xưa, giờ đây ngọn lửa ấy cũng chẳng thiêu được đức tin sắt đá của thánh Đa Minh Toại và thánh Đa Minh Huyên. Các ngài được Đức Giáo hoàng Piô XII suy tôn lên bậc Chân phước ngày 29/4/1951 và hơn 37 năm sau ngày 19/6/1988, các ngài đã được thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nâng lên bậc Hiển thánh.
Hai cuộc đời đã khép lại với bản án hỏa thiêu giờ đây đang góp thêm sức mạnh mở ra cánh cửa cậy tin kính mến Chúa. Rằng, không một bản án hỏa thiêu nào có thể đốt cháy linh hồn chúng ta và lại càng không thể làm hao mòn hoặc làm vơi đi niềm xác tín về sự sống lại của thân xác con người vào ngày sau hết.
Hình ảnh hai vị thánh bị thiêu sống không làm cho ta lung lay về điểm giáo lý đức tin được tuyên xưng trong Kinh Tin Kính: “Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại.” Hình ảnh này cũng giúp ta nhớ thêm: Trong Giáo hội, hỏa táng được đón nhận song song với an táng. Giáo lý Hội thánh Công giáo đã nhấn mạnh: “Cho phép hỏa táng nếu việc hỏa táng không biểu lộ sự hoài nghi về đức tin vào sự phục sinh của thân xác.”[2]
Cùng là hỏa thiêu, nhưng nếu hỏa thiêu người sống thiếu hẳn yếu tố nhân đạo thì hỏa thiêu người chết (còn gọi là hỏa táng) đã dần trở nên phổ biến và quen thuộc. Và nếu như hỏa thiêu người sống mãi mãi không nhận được sự ủng hộ, đồng tình của mọi người thì việc hỏa táng được xem là thiết thực, phù hợp với nhu cầu, với những thay đổi của cuộc sống hiện đại mà vẫn giữ được tinh thần tôn trọng thân xác con người.
Hàng rào của tang thương, đau buồn được phá đổ khi chúng ta ý thức rõ ràng: “Sự phục sinh của chúng ta không phải là một sự nhập trở lại vào một cái xác trên mặt đất này, cũng không phải là sự hồi sinh của một tử thi như trường hợp Lazarô, cũng chẳng phải là sự tái tạo thân xác đã hỏa thiêu như Hội thánh cho phép. Không, thân xác phục sinh là cử chỉ yêu thương mà Thiên Chúa toàn năng tặng không cho ta… Chắc chắn chúng ta sẽ có thân xác mới có khả năng thông hiệp trọn vẹn với những người khác, một thân xác thiêng liêng, nhưng không phải ‘bằng khí,’ một thân xác hoàn toàn vâng phục Thần Khí của Thiên Chúa đang ngự trong mình.”[3]
Thánh Đa Minh Huyên và thánh Đa Minh Toại đã bị thiêu sống và một số anh chị em chúng ta đã được hỏa táng, nhưng chúng ta tin rằng “sự sống chỉ thay đổi chứ không mất đi.”
Lạy Chúa, xin gắn kết chúng con với Chúa là nguồn mạch sự sống, để cũng như thánh tử đạo Đa Minh Huyên và thánh Đa Minh Toại, chúng con không rơi vào hố sâu tăm tối tuyệt vọng, nghi ngờ, chán nản… khi thân xác phải chết này ra tro bụi, nhờ chúng con hết lòng cậy tin vào Đấng đã làm cho Đức Giêsu Kitô phục sinh, cũng sẽ dùng quyền năng làm cho chúng con sống lại.[4]