Ngày 08/11
Thánh Gioan Baotixita TRẦN NGỌC CỎN
Lý trưởng (1805 - 1840)
I. Tiểu sử
Lý trưởng (1805 - 1840)
I. Tiểu sử
Quan lớn cưỡng bách mà lòng chúng tôi không thuận thì chẳng mắc tội gì.
Thánh Gioan Baotixita Trần Ngọc Cỏn sinh năm 1805 tại làng Kẻ Báng, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Dù Thánh Cỏn sinh sống đạm bạc bằng nghề nông, nhưng gia đạo vẫn luôn thuận hòa êm ấm.
Sau khi thành công trong vụ kiện tên lý trưởng lạm quyền, cậy thế, chiếm đoạt tài sản của dân làng, uy tín của ngài ngày càng tăng và được dân làng tín nhiệm bầu làm lý trưởng.
Lý trưởng Cỏn tận tâm cho công việc chung và nhiệt tâm phục vụ người Kitô hữu. Ngài lặn lội trong mưa lúc nửa đêm để tìm rước linh mục đến giúp bệnh nhân hấp hối. Khi vua Minh Mạng hạ lệnh truy nã các thừa sai, lý trưởng Cỏn còn thu xếp cho các giáo sĩ đến ẩn trốn trong làng và chăm sóc thuốc thang cho các ngài.
Ngày 30-5-1840, khi nhận được mật báo, tổng đốc Trịnh Quang Khanh đích thân điều động đoàn binh lính hùng hậu về vây làng Kẻ Báng. Sau hai ngày, họ tìm bắt được ba linh mục người Việt cùng với ông Thọ và ông Cỏn. Với tội danh chứa chấp đạo trưởng, lý trưởng Cỏn bị đóng gông giải về công đường Nam Định. Vì không chịu bước qua thập giá, hai ông bị đánh năm mươi roi, chịu phơi nắng và bị giam đói khát cho đến chiều tối. Khi không thể dụ dỗ, quan tổng đốc ra lệnh cho binh lính khiêng hai ông ngang qua ảnh chuộc tội. Hai ông co chân lên cao và la lớn: “Đạo tại tâm, quan lớn cưỡng bách mà lòng chúng tôi không thuận thì chẳng mắc tội gì!”. Quan nổi giận ra lệnh hành hạ hai ông. Khi hay tin án tử sắp đến, ngài đã xin lãnh nhận Bí tích Giải tội lần cuối.
Ngày 08-11-1840, khi đến pháp trường, lý trưởng Cỏn quỳ xuống cầu nguyện rồi đưa tay cho binh lính trói vào cọc và bị xử tử. Thi hài của ngài được mai táng tại quê hương Kẻ Báng.
Lý trưởng Gioan Baotixita Trần Ngọc Cỏn được tôn phong chân phước ngày 27-5-1900 và được tôn phong hiển thánh ngày 19-6-1988.
Sau khi thành công trong vụ kiện tên lý trưởng lạm quyền, cậy thế, chiếm đoạt tài sản của dân làng, uy tín của ngài ngày càng tăng và được dân làng tín nhiệm bầu làm lý trưởng.
Lý trưởng Cỏn tận tâm cho công việc chung và nhiệt tâm phục vụ người Kitô hữu. Ngài lặn lội trong mưa lúc nửa đêm để tìm rước linh mục đến giúp bệnh nhân hấp hối. Khi vua Minh Mạng hạ lệnh truy nã các thừa sai, lý trưởng Cỏn còn thu xếp cho các giáo sĩ đến ẩn trốn trong làng và chăm sóc thuốc thang cho các ngài.
Ngày 30-5-1840, khi nhận được mật báo, tổng đốc Trịnh Quang Khanh đích thân điều động đoàn binh lính hùng hậu về vây làng Kẻ Báng. Sau hai ngày, họ tìm bắt được ba linh mục người Việt cùng với ông Thọ và ông Cỏn. Với tội danh chứa chấp đạo trưởng, lý trưởng Cỏn bị đóng gông giải về công đường Nam Định. Vì không chịu bước qua thập giá, hai ông bị đánh năm mươi roi, chịu phơi nắng và bị giam đói khát cho đến chiều tối. Khi không thể dụ dỗ, quan tổng đốc ra lệnh cho binh lính khiêng hai ông ngang qua ảnh chuộc tội. Hai ông co chân lên cao và la lớn: “Đạo tại tâm, quan lớn cưỡng bách mà lòng chúng tôi không thuận thì chẳng mắc tội gì!”. Quan nổi giận ra lệnh hành hạ hai ông. Khi hay tin án tử sắp đến, ngài đã xin lãnh nhận Bí tích Giải tội lần cuối.
Ngày 08-11-1840, khi đến pháp trường, lý trưởng Cỏn quỳ xuống cầu nguyện rồi đưa tay cho binh lính trói vào cọc và bị xử tử. Thi hài của ngài được mai táng tại quê hương Kẻ Báng.
Lý trưởng Gioan Baotixita Trần Ngọc Cỏn được tôn phong chân phước ngày 27-5-1900 và được tôn phong hiển thánh ngày 19-6-1988.
Trích sách "Hạnh Các Thánh Tử Đạo Việt Nam"
Biên soạn: Hội đồng Giám mục Việt Nam
II. Cầu nguyện
Trọng kính các linh mục của Chúa
Đọc hạnh thánh tử đạo Gioan Baotixita Cỏn có lẽ ta không khỏi rùng mình khi nghe kể lại như sau: Trong cuộc hành hình khi quan quân ép các linh mục và tín hữu bước qua Thánh Giá, họ nhất định từ chối. Ép không được, các quan tức giận ra sức tra tấn các linh mục khiến thân mình các ngài đầy những vết thương và máu me bê bết, rồi liền sau đó các quan bắt ông Gioan Baotixita Cỏn và ông Martino Thọ liếm máu các vết thương của các linh mục vừa bị tra tấn. Không ngại ngần, hai ông liền quỳ xuống liếm máu các vết thương một cách cung kính. Quan lớn rùng mình kinh ngạc nói: “Xem kìa! Bọn chúng kính trọng các đạo trưởng (linh mục) biết bao!”
Hành động cung kính đối với các linh mục của thánh tử đạo Gioan Baotixita Cỏn và thánh Martino Thọ gợi cho chúng ta nhớ đến lời Công đồng chung Vat II về người linh mục của Chúa như sau: “Linh mục là người kết hiệp với Thầy Chí Thánh, khao khát một đời sống Phúc Âm thực sự, đi theo đường Chúa Giêsu đã đi, và đồng thời là người lo lắng đem thân mình phục vụ anh em…”[1] Thánh Gioan Vianney cũng nói về các linh mục rằng: “Linh mục tiếp tục công việc cứu rỗi của Chúa Kitô trên thế giới… Nếu người ta muốn phá Hội thánh, họ bắt đầu tấn công linh mục, vì không còn linh mục, sẽ không còn Thánh Lễ, không còn Thánh Lễ thì sẽ không còn đạo Công giáo nữa.”[2] Có lẽ vì lý do ấy mà vào thời cấm đạo ở Việt Nam, các vua tập trung bắt giết các linh mục (thời bấy giờ gọi là các đạo trưởng) và bắt giữ những người bao che cũng như giúp đỡ các linh mục.
Quả vậy, sự thánh thiêng của linh mục như lời Công đồng Vat II đã dạy, khiến chúng ta không thể không tỏ lòng kính trọng và yêu mến các ngài. Tuy nhiên, các ngài cũng mang thân phận con người, nên các ngài cần sự cảm thông và cần lời cầu nguyện của chúng ta. Gương của thánh tử đạo Gioan Baotixita Cỏn và thánh Martino Thọ cho chúng ta bài học và những nghĩa cử cao đẹp trong tương quan giữa linh mục và giáo dân.
Gioan Baotixita Cỏn, sinh năm 1805 tại Kẻ Báng, Nam Ðịnh. Gia đình ông là gia đình nông dân nghèo nàn nhưng rất hòa thuận, đạo đức, nhiệt thành. Được dân làng tin tưởng bầu làm Lý Trưởng, ông Cỏn hết lòng phục vụ mọi người. Ông bị bắt vì tội chứa chấp các đạo trưởng. Lần nào tra tấn các quan cũng bắt ông Cỏn bước qua Thánh Giá hay chối đạo. Không tuân lệnh thì bị đánh đòn 50 roi, bị phơi nắng và không được ăn uống. Không ép bước qua Thánh Giá được, quan cho người khiêng qua Thánh Giá. Biết ông Cỏn lãnh chức Lý Trưởng, các quan tìm cách tra khảo ông để có thông tin về các thừa sai. Ông trả lời không vừa ý các quan nên liền bị lính thừa sức đánh đòn. Quan thấy việc hành khổ ông không có hiệu quả, quan xoay sang dùng vợ con ông làm áp lực, nhưng người của Chúa thì luôn biết sử dụng những phương tiện Chúa cho để nên thánh. Ông khuyên răn vợ con luôn vững tin vào Chúa. Không dụ dỗ được thì đành phải giết cho xong, các quan gởi bản án trảm quyết vào kinh đô để vua ký duyệt. Ngày 08/11/1840, cùng với ba vị linh mục, ông Cỏn bị điệu ra pháp trường mà trong lòng tràn ngập niềm vui hân hoan miệng luôn tươi cười chào hỏi mọi người. Đến pháp trường ông còn quỳ cầu nguyện, rồi thư thái đưa tay cho quân lình trói. Tâm hồn ông an nhiên tự tại như sắp được về tới thiên đàng.
Ông Gioan Baotixita Cỏn bị trảm quyết cùng với ông Martino Thọ và ba linh mục thân quen: cha Ngân, cha Nghi và cha Thịnh. Thi hài vị tử đạo Gioan Baotixita Cỏn được đưa về an táng ở xứ Kẻ Báng. Đức Lêo XIII suy tôn ông lên bậc chân phước ngày 27/5/1900. Ngày 19/6/1988, Đức thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên bậc hiển thánh.
Quý vị và các bạn thân mến.
Dường như chúng ta thường đòi hỏi nhiều ở nơi các linh mục mà ít khi chúng ta cộng tác, kính trọng, nâng đỡ, hỗ trợ và cảm thông với các ngài. Xin thánh tử đạo Gioan Baotixita Cỏn cầu cho các tín hữu luôn yêu mến và cộng tác với các linh mục trong việc làm sáng danh Chúa. Xin Chúa thêm sức để các linh mục vượt qua những yếu đuối, để lãnh nhận một quyền chuyên biệt và một sứ vụ quan trọng đối với anh chị em giáo dân trong đức tin.[3] Xin gương sáng của thánh tử đạo Gioan Baotixita Cỏn chiếu sáng lòng chúng con đức tin và tình mến yêu luôn mãi. Amen