Ngày 11/10
Thánh Phêrô Lê Tuỳ
Linh mục (1773-1833)
I. Tiểu sử
Linh mục (1773-1833)
I. Tiểu sử
Phải, tôi là đạo trưởng đạo Thiên Chúa!
Thánh Phêrô Lê Tùy sinh năm 1773 trong một gia đình trung nông tại làng Bằng Sở, thuộc xứ đạo Sở Hạ, nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội. Chú Tùy được nhập chủng viện Kẻ Vĩnh, tỉnh Nam Định, sau đó được phong linh mục. Cha Tùy hăng say làm phó xứ Đông Thành (Chân Lộc) rồi chánh xứ Nam Đường tỉnh Nghệ An.
Năm 1833, vua Minh Mạng ban hành chiếu chỉ cấm đạo. Mùa Thu năm 1833, khi đi xức dầu cho một bệnh nhân hấp hối, cha bị bắt. Giáo dân biết tin thì đến quan huyện xin nộp tiền chuộc mạng cha. Quan huyện bằng lòng tha nhưng với điều kiện là cha phải tự nhận mình là thầy thuốc đi thăm người bệnh.
Vì cương quyết từ chối lời khai gian dối, cha bị áp giải về giam trong ngục đường Nghệ An. Tại công đường, quan án hỏi: “Ông có phải là đạo trưởng không?”, cha Tùy trả lời: “Phải, tôi là đạo trưởng đạo Thiên Chúa!”
Quan nói tiếp: “Này ông, ông đã già, ta thương hại, nhưng phép nước rất nhặt, ông hãy làm giấy tự khai mình là thầy thuốc, như thế ta có thể cứu ông khỏi chết nhục hình. Ông không sợ chết sao?”, cha Tùy đáp: “Cám ơn quan lớn đã muốn cứu tôi, nhưng lương tâm một đạo trưởng đạo Thiên Chúa không cho phép tôi làm theo ý quan”.
Quan lập án gửi về kinh, nhưng nghĩ rằng người 60 tuổi chỉ bị phạt tiền, không bị xử tử. Ai ngờ, vua Minh Mạng hạ bút châu phê bản án: “Tên Lê Tùy đã xưng là đạo trưởng và truyền bá tà đạo cho dân, phải trảm quyết”.
Ngày 11-10-1833, bản án xử trảm được thực hiện tại pháp trường Chợ Quân Ban. Cha Tùy xin chút thời gian để quỳ xuống chiếu cầu nguyện và khuyên ông Thu: “Con hãy bền lòng vững chí, rồi con cũng được phần thưởng muôn đời”. Thi hài cha được mai táng tại nhà nguyện Tràng Nứa, sau được rước về Bằng Sở.
Linh mục Phêrô Lê Tùy được nâng lên hàng chân phước ngày 27-5-1900 và được tôn phong hiển thánh ngày 19-6-1988.
Năm 1833, vua Minh Mạng ban hành chiếu chỉ cấm đạo. Mùa Thu năm 1833, khi đi xức dầu cho một bệnh nhân hấp hối, cha bị bắt. Giáo dân biết tin thì đến quan huyện xin nộp tiền chuộc mạng cha. Quan huyện bằng lòng tha nhưng với điều kiện là cha phải tự nhận mình là thầy thuốc đi thăm người bệnh.
Vì cương quyết từ chối lời khai gian dối, cha bị áp giải về giam trong ngục đường Nghệ An. Tại công đường, quan án hỏi: “Ông có phải là đạo trưởng không?”, cha Tùy trả lời: “Phải, tôi là đạo trưởng đạo Thiên Chúa!”
Quan nói tiếp: “Này ông, ông đã già, ta thương hại, nhưng phép nước rất nhặt, ông hãy làm giấy tự khai mình là thầy thuốc, như thế ta có thể cứu ông khỏi chết nhục hình. Ông không sợ chết sao?”, cha Tùy đáp: “Cám ơn quan lớn đã muốn cứu tôi, nhưng lương tâm một đạo trưởng đạo Thiên Chúa không cho phép tôi làm theo ý quan”.
Quan lập án gửi về kinh, nhưng nghĩ rằng người 60 tuổi chỉ bị phạt tiền, không bị xử tử. Ai ngờ, vua Minh Mạng hạ bút châu phê bản án: “Tên Lê Tùy đã xưng là đạo trưởng và truyền bá tà đạo cho dân, phải trảm quyết”.
Ngày 11-10-1833, bản án xử trảm được thực hiện tại pháp trường Chợ Quân Ban. Cha Tùy xin chút thời gian để quỳ xuống chiếu cầu nguyện và khuyên ông Thu: “Con hãy bền lòng vững chí, rồi con cũng được phần thưởng muôn đời”. Thi hài cha được mai táng tại nhà nguyện Tràng Nứa, sau được rước về Bằng Sở.
Linh mục Phêrô Lê Tùy được nâng lên hàng chân phước ngày 27-5-1900 và được tôn phong hiển thánh ngày 19-6-1988.
Trích sách "Hạnh Các Thánh Tử Đạo Việt Nam"
Biên soạn: Hội đồng Giám mục Việt Nam
II. Cầu nguyện
Một Lời nói dối cũng không...
Biên soạn: Hội đồng Giám mục Việt Nam
II. Cầu nguyện
Một Lời nói dối cũng không...
Chắc hẳn tất cả chúng ta đều dễ dàng thấy được những bước tiến nhảy vọt, những sự thay đổi nhanh chóng ở bên ngoài làm cho con người và cuộc đời mang lấy bộ mặt mới, dáng vẻ mới. Và rồi, khi nhận ra những nguy cơ đổi thay từ bên trong những giá trị nhân bản, nhân văn, nhất là về lòng nhân hậu, về những lời nói mà mức độ chân thật như đang bỏ lửng, con tim chúng ta có còn thổn thức, tâm hồn chúng ta có còn đủ nhạy bén để chân nhận điều mà Blaise Pascal từng thốt lên: “Sự thật thường hay bị bóp nghẹt trong thời nay, và dối trá cũng rất thường xuyên, người ta không thể nhận biết được sự thật nếu không yêu mến sự thật.”[1]
Có thể mang chung một nỗi khắc khoải đó, nhưng chúng ta không ở trong trạng thái bi quan, hoài nghi thất vọng khi những tấm gương sáng cho đời vẫn còn mãi qua dòng thời gian. Cùng chiêm ngắm mẫu gương cuộc đời của thánh Phêrô Lê Tùy trong phút cầu nguyện này, để cho dẫu phải đối diện với đau khổ, khó khăn và thách đố, chúng ta cũng vẫn không quên lưu giữ những giá trị cao đẹp cho nhân trần khi sống nhân hậu với hết mọi người, đồng thời trở nên chứng tá sống động cho sự thật và chân lý.
Cậu Phêrô Lê Tùy chào đời năm 1773 trong một gia đình đạo hạnh tại làng Bằng Sở, huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông. Được ươm gieo hạt mầm nhân đức từ thuở thơ bé, lại thông minh ngoan ngoãn hiền lành, cậu Tùy được nhiều người thương mến. Sớm nhận ra được lời mời gọi của Chúa, cậu tiến bước trong ơn gọi theo sát Đức Kitô và trở nên người mục tử của Người. Với ngọn lửa nhiệt thành nung nấu trong tim, vị linh mục trẻ đạo đức hăng say với sứ vụ, đã khiến cho nhiều người đón nhận đức tin và nhiều tín hữu vốn nguội lạnh nay trở lại.
Con đường rắc gieo Tin Mừng không còn bằng phẳng nhưng gập ghềnh, khúc khuỷu khi sắc lệnh cấm đạo lan rộng khắp nơi. Vốn giàu lòng nhân ái với mọi người, lại tha thiết với phần rỗi các linh hồn, nên khi không thể công khai dâng lễ, cử hành các phép bí tích và nhiều việc lành khác, cha Tùy vẫn hết tâm phục vụ trong âm thầm. Và rồi, đến ngày 25/6/1833 cha bị bắt khi đang thi hành sứ vụ của người mục tử.
Bốn tháng bị giam giữ trong tù, mặc cho quan quân tra khảo đánh đập dã man và ép buộc cha bước qua thánh giá, cha tùy vẫn luôn can đảm, vui tươi, kiên vững trong đức tin và xác quyết không bao giờ chối đạo bỏ Chúa. Thấy vậy, quan đổi hướng khuyên răn, dụ dỗ, nhủ bảo để cha chỉ khai nghề lang y và tha cho về. Điều kiện nghe ra thật đơn giản và dễ nói, thế nhưng ẩn tàng phía sau lại là sự dối trá, là sự khai man, nhát đảm; là sự chối bỏ thánh chức linh mục và cả sự chối bỏ Thiên Chúa. Và thêm một lần nữa, cha Phêrô Tùy mạnh mẽ và thẳng thắn chối từ lời gợi ý kia.
Đến đây, có lẽ chúng ta nên làm những cuộc kiểm thảo cho chính mình về những lối ứng xử của ta trong cuộc sống thường ngày, để sẵn sàng sống trung thực giữa đời, để “thành thật trong việc làm và tử tế trong lời nói, tránh thói hai lòng, giả hình, man trá, gian xảo,”[2] để không dễ dàng trước những thỏa thuận sống gian dối ngay cả trong những việc mang dáng dấp của sự tầm thường, để ta ý thức hơn với lời nhắc nhở: “Đừng xao lãng sự thật, ngay cả trong những cái nhỏ nhất. Bạn nói như thế nào, hay người ta nghĩ gì về nó – những cái đó không quan trọng. Điều quan trọng là bạn nói cái gì, bởi vì cái mà bạn nói nên là sự thật. Trí năng được ban cho con người để giúp phân biệt đâu là điều dối trá và đâu là sự thật. Ngay khi bạn loại trừ những điều dối trá ra khỏi chính mình, bạn sẽ biết bạn nên làm cái gì.”[3] Cha Phêrô Lê Tùy đã hoàn trọn lý tưởng theo sát Chúa, đã biết điều cha nên làm, điều cha nên nói và ngài đã hân hoan mừng vui đón lấy triều thiên tử đạo ngày 11/10/1833.
Lạy Chúa, xin Chúa làm chủ môi miệng con, xin Chúa uốn nắn tư tưởng của con để con vui lòng “tử đạo” mỗi ngày. Nhờ đó, hoa yêu thương và bác ái trổ sinh trong mọi điều con nói và trong mọi việc con làm.
Có thể mang chung một nỗi khắc khoải đó, nhưng chúng ta không ở trong trạng thái bi quan, hoài nghi thất vọng khi những tấm gương sáng cho đời vẫn còn mãi qua dòng thời gian. Cùng chiêm ngắm mẫu gương cuộc đời của thánh Phêrô Lê Tùy trong phút cầu nguyện này, để cho dẫu phải đối diện với đau khổ, khó khăn và thách đố, chúng ta cũng vẫn không quên lưu giữ những giá trị cao đẹp cho nhân trần khi sống nhân hậu với hết mọi người, đồng thời trở nên chứng tá sống động cho sự thật và chân lý.
Cậu Phêrô Lê Tùy chào đời năm 1773 trong một gia đình đạo hạnh tại làng Bằng Sở, huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông. Được ươm gieo hạt mầm nhân đức từ thuở thơ bé, lại thông minh ngoan ngoãn hiền lành, cậu Tùy được nhiều người thương mến. Sớm nhận ra được lời mời gọi của Chúa, cậu tiến bước trong ơn gọi theo sát Đức Kitô và trở nên người mục tử của Người. Với ngọn lửa nhiệt thành nung nấu trong tim, vị linh mục trẻ đạo đức hăng say với sứ vụ, đã khiến cho nhiều người đón nhận đức tin và nhiều tín hữu vốn nguội lạnh nay trở lại.
Con đường rắc gieo Tin Mừng không còn bằng phẳng nhưng gập ghềnh, khúc khuỷu khi sắc lệnh cấm đạo lan rộng khắp nơi. Vốn giàu lòng nhân ái với mọi người, lại tha thiết với phần rỗi các linh hồn, nên khi không thể công khai dâng lễ, cử hành các phép bí tích và nhiều việc lành khác, cha Tùy vẫn hết tâm phục vụ trong âm thầm. Và rồi, đến ngày 25/6/1833 cha bị bắt khi đang thi hành sứ vụ của người mục tử.
Bốn tháng bị giam giữ trong tù, mặc cho quan quân tra khảo đánh đập dã man và ép buộc cha bước qua thánh giá, cha tùy vẫn luôn can đảm, vui tươi, kiên vững trong đức tin và xác quyết không bao giờ chối đạo bỏ Chúa. Thấy vậy, quan đổi hướng khuyên răn, dụ dỗ, nhủ bảo để cha chỉ khai nghề lang y và tha cho về. Điều kiện nghe ra thật đơn giản và dễ nói, thế nhưng ẩn tàng phía sau lại là sự dối trá, là sự khai man, nhát đảm; là sự chối bỏ thánh chức linh mục và cả sự chối bỏ Thiên Chúa. Và thêm một lần nữa, cha Phêrô Tùy mạnh mẽ và thẳng thắn chối từ lời gợi ý kia.
Đến đây, có lẽ chúng ta nên làm những cuộc kiểm thảo cho chính mình về những lối ứng xử của ta trong cuộc sống thường ngày, để sẵn sàng sống trung thực giữa đời, để “thành thật trong việc làm và tử tế trong lời nói, tránh thói hai lòng, giả hình, man trá, gian xảo,”[2] để không dễ dàng trước những thỏa thuận sống gian dối ngay cả trong những việc mang dáng dấp của sự tầm thường, để ta ý thức hơn với lời nhắc nhở: “Đừng xao lãng sự thật, ngay cả trong những cái nhỏ nhất. Bạn nói như thế nào, hay người ta nghĩ gì về nó – những cái đó không quan trọng. Điều quan trọng là bạn nói cái gì, bởi vì cái mà bạn nói nên là sự thật. Trí năng được ban cho con người để giúp phân biệt đâu là điều dối trá và đâu là sự thật. Ngay khi bạn loại trừ những điều dối trá ra khỏi chính mình, bạn sẽ biết bạn nên làm cái gì.”[3] Cha Phêrô Lê Tùy đã hoàn trọn lý tưởng theo sát Chúa, đã biết điều cha nên làm, điều cha nên nói và ngài đã hân hoan mừng vui đón lấy triều thiên tử đạo ngày 11/10/1833.
Lạy Chúa, xin Chúa làm chủ môi miệng con, xin Chúa uốn nắn tư tưởng của con để con vui lòng “tử đạo” mỗi ngày. Nhờ đó, hoa yêu thương và bác ái trổ sinh trong mọi điều con nói và trong mọi việc con làm.
[1] Youcat Việt Nam, tr.327.
[2] Youcat Việt Nam, số 455.
[3] Lev Tolstoy,Suy niệm mỗi ngày, tr.316.