Ngày 15/7
Thánh Anrê Nguyễn Kim Thông (Năm Thuông)
Trùm cả (1790-1855)
II. Cầu nguyện
Cầu nguyện cho các ông bà cố
Thánh Anrê Nguyễn Kim Thông (Năm Thuông)
Trùm cả (1790-1855)
I. Tiểu sử
Các con cứ để Thánh Ý Chúa được thực hiện.
Thánh Anrê Nguyễn Kim Thông sinh năm 1790, tại họ Gò Thị, xã Xuân Phương, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, Giáo phận Qui Nhơn ngày nay. Ngài là người con thứ tư trong gia đình, nhưng theo tục lệ địa phương thì gọi là thứ năm, và được gọi cách kính trọng là Ông Năm Thuông.
Ông có hai người con sống đời tận hiến là linh mục Nguyễn Kim Thủ[1] và nữ tu Anna Nguyễn Thị Nhường, dòng Mến Thánh Giá Gò Thị.
Ông Thông được hàng xóm Công giáo cũng như không Công giáo tín nhiệm bầu làm lý trưởng và trùm họ để chăm lo cho công việc làng xóm và họ đạo. Ông siêng năng lần chuỗi Mân Côi và xây cả một nhà nguyện dâng kính Trái Tim Vẹn Sạch Đức Mẹ. Đức cha Thể và nhiều linh mục khác cũng được mời tạm trú tại nhà ông.
Một người cháu của ông trùm Thông tên Út có tính ngang tàng, phóng đãng nên thường bị ông quở trách. Vì thù ghét ông, người này đã viết thư tố cáo lên quan tỉnh là nhà ông trùm Thông chứa chấp đạo trưởng. Quan quân kéo đến lục soát, vây bắt ông trùm Thông và bốn giáo sĩ khác rồi giam vào ngục thất Bình Định.
Vì tình thân với ông lý trưởng Thông, quan tỉnh Bình Định không hành hạ, đánh đập, đôi lúc còn khoan hồng cho ông về thăm gia đình. Về thăm vợ con, ông khuyên nhủ con cháu sống trung thành với Chúa: “Cha đã già yếu, chẳng còn ham sống lâu nữa. Cha sẵn sàng chịu tù đày và chịu chết vì Danh Đức Kitô, nhất định cha không vận động xin tha”.
Tại công đường, quan tỉnh khuyên ông trùm giẫm chân lên thập tự cách kín đáo rồi đi xưng tội là xong, nhưng ông Trùm nghiêm nghị đáp: “Không, thập giá tôi thờ kính mà giẫm lên sao được”. Sau ba tháng lao tù, ông trùm Thông lãnh án phát lưu vào Vĩnh Long. Các con dự định bỏ tiền ra xin giảm án nhưng ông cản: “Các con cứ để Thánh Ý Chúa được thực hiện”.
Vì tuổi già sức yếu, đường lưu đày xa xăm, lại thêm gánh nặng gông xiềng nên hành trình lưu đày của ông gặp nhiều khó khăn. Khi đến Bình Thuận, ông gặp cha Nguyễn Kim Thủ, con trai ông, và xin lãnh nhận Bí tích Giải tội.
Ngày 15-7-1855, khi ông đến đất Mỹ Tho thì ông qua đời. Ông Trùm Nguyễn Kim Thông được an táng tại Cái Nhum. Năm 1857, cha Nguyễn Kim Thủ xin cải táng ông về nhà thờ Gò Thị. Hiện nay, hài cốt của thánh nhân được đặt tại Tòa Giám mục Qui Nhơn.
Ông Trùm họ Anrê Nguyễn Kim Thông được nâng lên hàng chân phước ngày 02-5-1909 và được tôn phong hiển thánh ngày 19-6-1988.
Ông có hai người con sống đời tận hiến là linh mục Nguyễn Kim Thủ[1] và nữ tu Anna Nguyễn Thị Nhường, dòng Mến Thánh Giá Gò Thị.
Ông Thông được hàng xóm Công giáo cũng như không Công giáo tín nhiệm bầu làm lý trưởng và trùm họ để chăm lo cho công việc làng xóm và họ đạo. Ông siêng năng lần chuỗi Mân Côi và xây cả một nhà nguyện dâng kính Trái Tim Vẹn Sạch Đức Mẹ. Đức cha Thể và nhiều linh mục khác cũng được mời tạm trú tại nhà ông.
Một người cháu của ông trùm Thông tên Út có tính ngang tàng, phóng đãng nên thường bị ông quở trách. Vì thù ghét ông, người này đã viết thư tố cáo lên quan tỉnh là nhà ông trùm Thông chứa chấp đạo trưởng. Quan quân kéo đến lục soát, vây bắt ông trùm Thông và bốn giáo sĩ khác rồi giam vào ngục thất Bình Định.
Vì tình thân với ông lý trưởng Thông, quan tỉnh Bình Định không hành hạ, đánh đập, đôi lúc còn khoan hồng cho ông về thăm gia đình. Về thăm vợ con, ông khuyên nhủ con cháu sống trung thành với Chúa: “Cha đã già yếu, chẳng còn ham sống lâu nữa. Cha sẵn sàng chịu tù đày và chịu chết vì Danh Đức Kitô, nhất định cha không vận động xin tha”.
Tại công đường, quan tỉnh khuyên ông trùm giẫm chân lên thập tự cách kín đáo rồi đi xưng tội là xong, nhưng ông Trùm nghiêm nghị đáp: “Không, thập giá tôi thờ kính mà giẫm lên sao được”. Sau ba tháng lao tù, ông trùm Thông lãnh án phát lưu vào Vĩnh Long. Các con dự định bỏ tiền ra xin giảm án nhưng ông cản: “Các con cứ để Thánh Ý Chúa được thực hiện”.
Vì tuổi già sức yếu, đường lưu đày xa xăm, lại thêm gánh nặng gông xiềng nên hành trình lưu đày của ông gặp nhiều khó khăn. Khi đến Bình Thuận, ông gặp cha Nguyễn Kim Thủ, con trai ông, và xin lãnh nhận Bí tích Giải tội.
Ngày 15-7-1855, khi ông đến đất Mỹ Tho thì ông qua đời. Ông Trùm Nguyễn Kim Thông được an táng tại Cái Nhum. Năm 1857, cha Nguyễn Kim Thủ xin cải táng ông về nhà thờ Gò Thị. Hiện nay, hài cốt của thánh nhân được đặt tại Tòa Giám mục Qui Nhơn.
Ông Trùm họ Anrê Nguyễn Kim Thông được nâng lên hàng chân phước ngày 02-5-1909 và được tôn phong hiển thánh ngày 19-6-1988.
Trích sách "Hạnh Các Thánh Tử Đạo Việt Nam"
Biên soạn: Hội đồng Giám mục Việt Nam
Biên soạn: Hội đồng Giám mục Việt Nam
[1]. Theo tại liệu “Các vị tử Đạo của Giáo phận Qui Nhơn” thì con trai ông trùm Thông tên là Nguyễn Kim Thủ, không phải Nguyễn Kim Thư.
Cầu nguyện cho các ông bà cố
Anrê Nguyễn Kim Thông, còn gọi là Năm Thuông, sinh năm 1790 tại Gò Thị, Xuân Phương, xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Ðịnh, giáo phận Quy Nhơn. Lớn lên trong một gia đình đạo đức, được giáo dục theo tinh thần Phúc Âm, Anrê Nguyễn Kim Thông lập gia đình, vợ chồng sống hòa thuận hạnh phúc, siêng năng thờ phượng Chúa. Nhờ vậy mà trong số chín người con, 6 trai - 3 gái. Người con trai thứ tám Giuse Nguyễn Kim Thư dâng mình cho Chúa làm linh mục và người con gái út là Anna Nguyễn Thị Nhường, tu Dòng Mến Thánh Giá. Từ ngữ thông thường hiện nay người giáo dân gọi những bậc cha mẹ có con dâng mình cho Chúa làm linh mục - tu sĩ là “ông bà cố.” Chiêm ngắm mẫu gương thánh Anrê Nguyễn Kim Thông, chúng ta cầu nguyện cho các bậc cha mẹ sống xứng đáng và ươm mầm ơn gọi linh mục tu sĩ cho Giáo hội.
Nguyễn Kim Thông là một người đạo đức và khôn ngoan, nên được tuyển vào hàng chức việc trong giáo xứ khi còn rất trẻ. Ông Trùm Thông rất được dân làng quý mến trọng vọng, họ tôn ông là Trùm Cả Năm Thuông. Về mặt xã hội, Nguyễn Kim Thông có công khai phá rừng hoang, cần lao canh tác ruộng đất, nên được triều đình ban thưởng thẻ vàng với tước hiệu “cần nông.”Trong Giáo Hội, Anrê Nguyễn Kim Thông tận tâm giúp Ðức Cha mua ruộng đất, xây dựng Tòa Giám mục, mở Chủng viện, Tu viện, nhà dục anh và cơ sở nhà chung. Ông còn cố vấn quản lý tài sản nhà chung giúp cho Giáo phận. Ngoài ra, Trùm Cả Năm Thuông còn lo bảo vệ Ðức Cha, các cha cùng các thầy trong cơn bách bại đạo Chúa.Ông Trùm khéo léo sắp xếp cho các linh mục đi đây đó giảng đạo trong vùng mà không gặp khó khăn. Nhà ông Trùm là chỗ tạm trú tốt cho các cha mỗi khi các ngài có việc về Tòa Giám mục Ðàng Trong đóng ở Gò Thị.
Trong cuộc sống thường ngày, ông luôn khuyến khích người xung quanh làm lành lánh dữ và răn bảo kẻ có tội sớm ăn năn cải tà quy chánh. Ông tỏ ra nghiêm thẳng khiển trách người ngoan cố, cụ thể là đứa cháu hung hăng hoang đàng tên Bảy Út, khiến tên này tự ái sinh lòng hiềm thù đặt điều tố cáo với các quan về ông. Thế là Anrê Nguyễn Kim Thông bị bắt giải về tỉnh.
Bị điệu ra trước tòa quan tỉnh để tra vấn nhưng quan không tìm ra chứng cớ về những điều đã bị tố cáo. Quan bèn truyền cho Ông Trùm bước qua Thánh Giá, thì sẽ được tha về. Ông nhất quyết không tuân. Quan bảo: “Ông kín đáo đạp chân lên Thánh Giá đi, chỉ tôi và ông biết thôi rồi về xưng tội là xong chứ gì.” Ông trả lời: “Không được, Thập Giá tôi tôn kính mà dẫm lên sao được. Tôi thà chịu chết vì Chúa chứ không chối đạo.”
Không nghe theo quan thì bị giam. Sau ba tháng giam giữ, Anrê Nguyễn Kim Thông nhận bản án chung thẩm: Lưu đày biệt xứ vào Ðịnh Tường - Mỹ Tho. Trên đường đi đày, Ông Trùm ngã bệnh. Tới Ðịnh Tường, bệnh tình trở nên trầm trọng. Ngày 15/7/1855, Anrê Nguyễn Kim Thông yên giấc nghìn thu trong Chúa, chân vẫn còn mang nặng xiềng xích.
Anrê Nguyễn Kim Thông được Ðức Giáo hoàng Piô X phong Chân Phước năm 1909 và Ðức Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II tôn phong lên bậc Hiển Thánh.
Đọc trang sử cuộc đời của thánh Anrê Nguyễn Kim Thông, ta dường như còn nghe văng vẳng đâu đây câu nói: “…Chỉ tôi và ông biết thôi rồi về xưng tội là xong chứ gì.” Trong cuộc sống hôm nay vẫn có những cạm bẫy như thế: quyền lực, tham nhũng, giang hồ… Kiểu nói: “Không ai thấy đâu, chỉ có tôi và anh biết thôi…” vẫn nhan nhản khắp nơi. Nhưng, những bậc làm cha mẹ, muốn nuôi trồng ơn gọi cho con phải mạnh mẽ học lấy gương sáng của thánh Anrê Nguyễn Kim Thông, luôn thức tỉnh trước những lời dụ dỗ này.
Lạy Chúa, xin cho chúng con xác tín, Chúa thấy hết và Chúa biết hết mọi sự…Xin cho con đừng bao giờ làm điều gì mất lòng Chúa, bởi vì những gian dối ấy phủ nhận sự hiện diện của Chúa, phủ nhận đức tin của con.
Cây xanh thời lá cũng xanh,
Cha mẹ hiền lành để đức cho con.
Xin dâng lòng mến sắt son,
Phụng dưỡng cha mẹ vuông tròn hiếu trung.
Con đi theo Chúa tới cùng,
Ơn dày cha mẹ sức hùng đỡ nâng.
Nhớ con lắm, vẫn vui dâng.
Nên như gương sáng, như vầng thái dương.
Nguyện Chúa ghé mắt đoái thương,
Ban cho cha mẹ Thiên Đường phúc vinh.
Cha mẹ hiền lành để đức cho con.
Xin dâng lòng mến sắt son,
Phụng dưỡng cha mẹ vuông tròn hiếu trung.
Con đi theo Chúa tới cùng,
Ơn dày cha mẹ sức hùng đỡ nâng.
Nhớ con lắm, vẫn vui dâng.
Nên như gương sáng, như vầng thái dương.
Nguyện Chúa ghé mắt đoái thương,
Ban cho cha mẹ Thiên Đường phúc vinh.