Ngày 26/5
Thánh Matthêu Nguyễn Văn Phượng (Đắc)
Trùm họ- Lương y (1808-1861)
I. Tiểu sử
Tôi không gả đâu, trừ phi chính anh theo đạo!
Còn chuyện phải chết vì đạo, thì tôi sẵn sàng.
Trích sách "Hạnh Các Thánh Tử Đạo Việt Nam"
Biên soạn: Hội đồng Giám mục Việt Nam
II. Cầu nguyện
Thánh Matthêu Nguyễn Văn Phượng (Đắc)
Trùm họ- Lương y (1808-1861)
I. Tiểu sử
Tôi không gả đâu, trừ phi chính anh theo đạo!
Còn chuyện phải chết vì đạo, thì tôi sẵn sàng.
Thánh Matthêu Nguyễn Văn Phượng sinh năm 1808 tại làng Kẻ Lái, Lý Nhơn, tỉnh Quảng Bình. Thân phụ là cai đội Nguyễn Văn Bường. Tên gọi của ông là Đắc, Phượng là tên con cả[1]. Mồ côi song thân từ bé, lúc 12 tuổi, chú Phượng gắng sức học nghề thuốc với thầy Nhu, một thầy đông y người lương.
Năm 15 tuổi, cậu Phượng tận tụy theo giúp cha Nguyễn Thời Điểm. Cảm mến tấm lòng đạo đức và đức tính cần mẫn, cha Điểm lo cho cậu Phượng kết hôn với cô Vốn, con ông đội Khiêm, một gia đình đạo đức thuộc họ Sáo Bùn. Ông Phượng dọn về chung sống với gia đình nhạc gia và hành nghề lương y. Vợ ông buôn tần bán tảo. Được 8 người con, gia đình ông sống đầm ấm thuận hòa, ân cần giáo dục con cái, sốt mến sống đạo.
Không chỉ chăm lo cho gia đạo, ông Phượng còn viếng thăm, an ủi, giúp đỡ những người đau ốm, rước cha xức dầu và mang Mình Thánh Chúa như “của ăn đàng” cho các tín hữu hấp hối. Ông Phượng được các cha tín nhiệm, cắt đặt làm trùm họ Sáo Bùn để sớm hôm kinh nguyện, dạy giáo lý cho dự tòng hay rửa tội cho trẻ em trong trường hợp khẩn cấp. Trong thời kỳ cấm cách, ông trùm Phượng can đảm đón cha Đoạn Trinh Hoan về trú ngụ vào tháng Giêng năm 1861, khi cha về ban các bí tích cho giáo dân họ Sáo Bùn.
Do có người chỉ điểm để lãnh thưởng, quan quân xông đến vây xét nhà ông trùm Phượng. Khi nghe có tiếng động, cha Hoan thoát thân ra ngoài. Quan bắt ông Phượng quỳ gối giữa nhà để tra khảo chỗ ẩn trốn của linh mục, nhưng ông một mực thinh lặng. Binh lính lục soát thì tìm thấy sách nguyện, đồ lễ và đồ thờ phượng. Quan hạ lệnh trừng trị ông Phượng 40 roi và cậu Thắng, con trai út ông Phượng, 80 roi để tra khảo chỗ giấu của cải, rồi giải ông về công đường tỉnh Quảng Bình.
Bị giam hơn 4 tháng trong lao tù Đồng Hới, với 4 lần chịu tra khảo, dụ dỗ bỏ đạo, đạp ảnh Thánh Giá, mỗi lần tra khảo bị đánh 30 roi, nhưng ông Phượng vẫn một lòng sắt son. Quan lục sự đem lòng thương con gái ông trùm nên hứa giúp ông được tha nếu gả con gái, ông thưa: “Tôi không gả đâu, trừ phi chính anh theo đạo! Còn chuyện phải chết vì đạo, thì tôi sẵn sàng”. Sau đó, quan lên án ông trùm Phượng can tội giấu linh mục và gửi án vào kinh.
Ngày 26-5-1861, ông trùm Nguyễn Văn Phượng bị đưa đi xử trảm tại pháp trường Cửa Thành Quảng Bình. Ông thinh lặng quỳ xuống, mắt hướng về cha Hoan để lãnh nhận Bí tích Giải tội. Thi hài ông trùm Nguyễn Văn Phượng được giáo dân rước về an táng tại họ Mỹ Hương. Hiện nay, hài cốt của ngài vẫn còn được lưu giữ tại dòng Carmelo, Tổng giáo phận Huế.
Ông trùm Matthêu Nguyễn Văn Phượng được tôn phong chân phước ngày 02-5-1909 và được tôn phong hiển thánh ngày 19-6-1988.
Năm 15 tuổi, cậu Phượng tận tụy theo giúp cha Nguyễn Thời Điểm. Cảm mến tấm lòng đạo đức và đức tính cần mẫn, cha Điểm lo cho cậu Phượng kết hôn với cô Vốn, con ông đội Khiêm, một gia đình đạo đức thuộc họ Sáo Bùn. Ông Phượng dọn về chung sống với gia đình nhạc gia và hành nghề lương y. Vợ ông buôn tần bán tảo. Được 8 người con, gia đình ông sống đầm ấm thuận hòa, ân cần giáo dục con cái, sốt mến sống đạo.
Không chỉ chăm lo cho gia đạo, ông Phượng còn viếng thăm, an ủi, giúp đỡ những người đau ốm, rước cha xức dầu và mang Mình Thánh Chúa như “của ăn đàng” cho các tín hữu hấp hối. Ông Phượng được các cha tín nhiệm, cắt đặt làm trùm họ Sáo Bùn để sớm hôm kinh nguyện, dạy giáo lý cho dự tòng hay rửa tội cho trẻ em trong trường hợp khẩn cấp. Trong thời kỳ cấm cách, ông trùm Phượng can đảm đón cha Đoạn Trinh Hoan về trú ngụ vào tháng Giêng năm 1861, khi cha về ban các bí tích cho giáo dân họ Sáo Bùn.
Do có người chỉ điểm để lãnh thưởng, quan quân xông đến vây xét nhà ông trùm Phượng. Khi nghe có tiếng động, cha Hoan thoát thân ra ngoài. Quan bắt ông Phượng quỳ gối giữa nhà để tra khảo chỗ ẩn trốn của linh mục, nhưng ông một mực thinh lặng. Binh lính lục soát thì tìm thấy sách nguyện, đồ lễ và đồ thờ phượng. Quan hạ lệnh trừng trị ông Phượng 40 roi và cậu Thắng, con trai út ông Phượng, 80 roi để tra khảo chỗ giấu của cải, rồi giải ông về công đường tỉnh Quảng Bình.
Bị giam hơn 4 tháng trong lao tù Đồng Hới, với 4 lần chịu tra khảo, dụ dỗ bỏ đạo, đạp ảnh Thánh Giá, mỗi lần tra khảo bị đánh 30 roi, nhưng ông Phượng vẫn một lòng sắt son. Quan lục sự đem lòng thương con gái ông trùm nên hứa giúp ông được tha nếu gả con gái, ông thưa: “Tôi không gả đâu, trừ phi chính anh theo đạo! Còn chuyện phải chết vì đạo, thì tôi sẵn sàng”. Sau đó, quan lên án ông trùm Phượng can tội giấu linh mục và gửi án vào kinh.
Ngày 26-5-1861, ông trùm Nguyễn Văn Phượng bị đưa đi xử trảm tại pháp trường Cửa Thành Quảng Bình. Ông thinh lặng quỳ xuống, mắt hướng về cha Hoan để lãnh nhận Bí tích Giải tội. Thi hài ông trùm Nguyễn Văn Phượng được giáo dân rước về an táng tại họ Mỹ Hương. Hiện nay, hài cốt của ngài vẫn còn được lưu giữ tại dòng Carmelo, Tổng giáo phận Huế.
Ông trùm Matthêu Nguyễn Văn Phượng được tôn phong chân phước ngày 02-5-1909 và được tôn phong hiển thánh ngày 19-6-1988.
[1]. Chi tiết này dựa trên tài liệu góp ý chỉnh sửa của Tổng giáo phận Huế.
Biên soạn: Hội đồng Giám mục Việt Nam
II. Cầu nguyện
Gia đình! Hai tiếng thiêng liêng đã thấm vào máu thịt mỗi người. Trải qua bao nhiêu chuyện tương tâm dồn dập xảy ra, thánh Matthêu Nguyễn Văn Phượng - tử đạo Việt Nam đã lặng lẽ đánh đổi tất cả để giữ cho mái gia đình bình yên, hòa khí. Cầu nguyện cùng với ngài hôm nay, chúng ta xin ngài chuyển cầu cho các gia đình Công giáo, để các gia đình luôn là tế bào sống động của Giáo hội như Đức Hồng y Phanxico Nguyễn Văn Thuận đã nói: “Gia đình là Hội thánh cỡ nhỏ, ở đó Chúa Giêsu hiện diện - chết - và Phục sinh một cách mầu nhiệm trong các chi thể… điều đó có sức biến đổi đời sống gia đình Công giáo.”[1]
Thánh Matthêu Nguyễn Văn Phượng, một con người trải qua nhiều cơ cực trong đời sống gia đình cũng là một vị thánh trong Giáo hội. Có thể nói, hoàn cảnh là nguyên nhân đưa đẩy con người ta sa ngã, nhưng hoàn cảnh cũng là điều kiện để mỗi người thành nhân và thành thánh. Năm 1808, Matthêu Nguyễn Văn Phượng chào đời trong gia cảnh cơ cực, tại làng Kẻ Lái (Lý Nhơn), Tam Tòa, tỉnh Quảng Bình. Lên 12 tuổi - độ tuổi mà lẽ ra cần được sự chăm sóc của người mẹ thì Phượng phải côi cút khóc thương tiễn mẹ. Lên 14 tuổi - lứa tuổi cần lắm sự chỉ dẫn và định hướng của người cha thì Phượng lại ngậm ngùi tiễn biệt cha. Nguyễn Văn Phượng không vì vậy mà bi quan. Ngược lại, cậu dùng nghị lực phi thường để chấp nhận những bấp bênh trong đời sống.
Những tưởng khó khăn đã đủ đầy cho phận người. Nhưng không! Nghịch cảnh mang thêm nhiều sóng gió cứ đeo bám Nguyễn Văn Phượng trong suốt hành trình đời người. Đến tuổi trưởng thành, anh lập gia đình, nhưng rồi người vợ cũng lại ra đi để lại cho anh niềm đau và cả gánh nặng. Tuy vậy, gồng gánh trách nhiệm làm cha và sứ mạng làm mẹ không làm cho anh ngao ngán nhưng thêm tin tưởng vững mạnh vào sự an bài của Thiên Chúa. Niềm tin mạnh mẽ ấy đã giúp đôi tay anh đủ mạnh mẽ để hướng dẫn đám con thơ. Niềm tin ấy đã thêm sức để anh lèo lái gia đình vui sống cảnh cơ cực mà chan hòa tiếng cười và câu kinh. Nhờ gắn đời mình với Thánh lễ và bí tích mà ông đủ nghị lực cưu mang các linh mục Công giáo trong thời buổi loạn li cấm cách. Và trên tất cả, ông đã gởi lại lòng đất mẹ dòng máu truyền trao niềm tin cho hậu sinh; ông cũng trao lại nghị lực sống vươn cao cho các gia đình đang gặp nhiều khó khăn, túng quẫn. Hạnh thánh Matthêu Nguyễn Văn Phượng đã kể lại: Trước giờ tử đạo, ông Phượng khuyên các con đang quỳ khóc tiễn biệt như sau: “Các con của cha ơi, đừng khóc, đừng buồn làm chi, cha đã gặp vận hội may mắn. Anh em chúng con hãy sống thuận hoà, yêu thương đùm bọc nhau.” Matthêu Nguyễn Văn Phượng đã được hưởng hạnh phúc Nước trời mãi mãi ngày 26/5/1861.
Câu chuyện gia đình của thánh Matthêu Nguyễn Văn Phượng cũng là câu chuyện của nhiều gia đình xưa và nay. Ít có gia đình nào sung túc hạnh phúc mà nơi đó các thành viên không cần phấn đấu đào luyện phẩm hạnh. Không nhiều trường hợp chạm đến mốc thành danh mà không cần khổ công vượt khó. Ai cũng khao khát có một gia đình nơi có thành viên là những người đạo hạnh và gương mẫu. Cổ nhân nói: Có nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi để về. Không phải vô tình mà câu kết luận được khắc trong tâm khảm mỗi người sâu đậm đến thế. Gia đình không phải là cái xác nhà, càng không phải là các vật dụng trang hoàng trong đó. Nhưng nơi đó chứa đựng một núi nghĩa tình và sức mạnh niềm tin. Nên chăng cầu nguyện cùng thánh Matthêu Nguyễn Văn Phượng cũng là dịp để mỗi người chúng ta không bi quan về lối sống thời đại, nhưng thêm phần trách nhiệm trong việc sống gương sáng và gia tăng lời cầu nguyện cho các gia đình.
Lạy Chúa, xu hướng phát triển kinh tế và thị trường cùng với những toan tính hơn thiệt làm cho tương quan giữa con người và con người bị ảnh hưởng không nhỏ. Cách đặc biệt là mối liên kết giữa các thành viên trong gia đình trở nên lỏng lẻo dễ bị vỡ vụn trong chốc lát. Nhờ lời chuyển cầu của thánh Matthêu Nguyễn Văn Phượng, xin Chúa ban cho các gia đình có được cuộc sống chan hòa an vui và đức tin. Xin cho chúng con trở thành người hòa giải và bình an. Xin giúp chúng con nên người kiến tạo sự an hòa và niềm vui. Amen
[1] Đường Hy Vọng, số 493.