Ngày 20/11
Thánh Phanxicô Saviê Nguyễn Cần
Thầy giảng (1803 – 1837)
I. Tiểu sử
Trung thần vô tư nhị tâm[1],
cảm ơn lòng quan lớn, xin cứ phép mà làm.
cảm ơn lòng quan lớn, xin cứ phép mà làm.
Thầy giảng Phanxicô Xaviê Nguyễn Cần sinh năm 1803, người làng Sơn Miêng, phủ Ứng Hoà, Hà Nội. Cha mẹ thầy là thường dân, có lòng đạo tốt. Ông bà sinh được năm người con, thầy Cần là con thứ hai.
Từ nhỏ, thầy Cần đã có ý muốn dâng mình cho Chúa nhưng mẹ thầy, vì quá yêu con, đã không bằng lòng để thầy đi. Thầy nài xin nhiều lần nhưng mẹ vẫn từ chối, cho đến lúc thầy bày tỏ quyết tâm: “Nếu mẹ chẳng cho ở với cha xứ ở đây, con sẽ trốn mà đi ở với cha xứ nơi khác”. Mẹ thầy đành phải để thầy vào ở với cha Nghi, chánh xứ Sơn Miêng. Sau đó, thầy được vào chủng viện và trở thành thầy giảng. Thầy Cần được cử đi giúp Đức cha Jean Marie Havard - Du, Giám mục Tây Đàng Ngoài, tiếp đến là cha Retord - Liêu, về sau cha Liêu là Giám mục Tây Đàng Ngoài.
Trong lúc thầy giúp việc cho các đấng, ai cũng khen thầy Cần là người đạo đức, thật thà trung trực, chịu khó làm việc, thương kẻ khó khăn, năng giúp kẻ đi đàng tội lỗi ăn năn trở lại.
Ngày 05-3-1836, khi tới gần đình làng Kẻ Vác, thầy Cần bị tổng hào Tít lấy mấy mẫu ảnh tượng Thánh bỏ vào khăn gói của thầy để lấy cớ bắt giam và đánh đập. Sáng ngày 06-3-1836, quan sai lính điệu thầy lên huyện Thanh Oai. Ở đây, thầy bị tra tấn ba lần, cứ ba ngày một lần:
Lần thứ nhất, quan huyện hỏi tên tuổi, quê quán và giục bước qua thập giá. Thầy xưng mình là Cần, người làng Sơn Miêng, và thưa rằng: “Chúng tôi vốn thờ một Chúa Trời Đất sinh ra ta, tôi chẳng dám bước qua ảnh Người. Quan tha tôi được sống, quan chém thì tôi chịu”.
Lần thứ hai, quan huyện lại khuyên bước qua thập giá, song thầy chỉ lặng thinh. Khi đầy tớ bưng cơm cho thầy, người quỳ xuống, to tiếng đọc kinh. Quan hỏi: “Mày làm dấu gì đấy?” Người thưa rằng: “Ăn cơm xong, chúng tôi tạ ơn, vì đã được dùng của nuôi thân xác để sống và được thờ phượng Thiên Chúa”.
Khi dùng cơm xong, thầy đọc kinh cám ơn. Quan lại hỏi, thầy thưa rằng: “Ăn cơm xong, chúng tôi tạ ơn, vì đã được dùng của nuôi thân xác để sống và được thờ phượng Thiên Chúa”.
Quan lại bảo đọc kinh bên đạo, người đọc kinh Mười Điều Răn Đức Chúa Trời, kinh Sáu Điều Răn của Hội thánh, cùng cắt nghĩa cách lần hạt năm chục. Lần thứ ba, quan cũng khuyên bước qua thập giá, song thầy từ chối như hai lần trước.
Thầy Cần bị giam và chịu tra tấn tại huyện Thanh Oai trong tám tháng. Có một lần mẹ già đến thăm, thầy yên ủi mẹ rằng: “Mẹ đừng lo gì về con, cứ việc giữ đạo cho nên, về phần con việc này là việc con ước ao đã lâu mà bây giờ mới được”.
Ngày 20-11-1837, các quan thấy chẳng khuyên bảo được đành đem người đi hành quyết. Đến nơi xử đặt ở gần cửa ô Cầu Giấy, quan giám sát nói: “Thầy bước qua thập giá thì tôi cho thầy về”. Người thưa rằng: “Trung thần vô tư nhị tâm, cảm ơn lòng quan lớn, xin cứ phép mà làm”. Quan giám sát ra hiệu, lính hai bên kéo dây xử giảo thầy. Khi thầy đã chết, quan giám sát sợ rằng ba ngày sau sẽ sống lại nên truyền cắt cổ thầy.
Thi hài vị chứng nhân đức tin được an táng tại Chân Sơn, sau cải táng về thánh đường giáo xứ Sơn Miêng. Về sau, Đức cha Retord - Liêu chuyển một phần thi hài của ngài về Đại chủng viện và Tòa giám mục giáo phận Lyon.
Để kết thúc, xin mượn lời Đức cha Jean Marie Havard - Du đã nói về thầy Cần rằng: “Chẳng ngờ là kẻ khi trước ở với chúng tôi giữ phép tắc đạo đức bình thường, mà khi vào đám can trường có một mình với Đức Chúa Trời mà thôi, chưa có gương nào trước cho mình được soi, mà vững vàng chắc chắn trong các cơn tra hỏi mà làm cho sáng danh Đức Chúa Trời thể ấy”.
Thầy giảng Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Cần được suy tôn lên bậc chân phước ngày 27-5-1900 và được tôn phong hiển thánh ngày 19-6-1988.
Từ nhỏ, thầy Cần đã có ý muốn dâng mình cho Chúa nhưng mẹ thầy, vì quá yêu con, đã không bằng lòng để thầy đi. Thầy nài xin nhiều lần nhưng mẹ vẫn từ chối, cho đến lúc thầy bày tỏ quyết tâm: “Nếu mẹ chẳng cho ở với cha xứ ở đây, con sẽ trốn mà đi ở với cha xứ nơi khác”. Mẹ thầy đành phải để thầy vào ở với cha Nghi, chánh xứ Sơn Miêng. Sau đó, thầy được vào chủng viện và trở thành thầy giảng. Thầy Cần được cử đi giúp Đức cha Jean Marie Havard - Du, Giám mục Tây Đàng Ngoài, tiếp đến là cha Retord - Liêu, về sau cha Liêu là Giám mục Tây Đàng Ngoài.
Trong lúc thầy giúp việc cho các đấng, ai cũng khen thầy Cần là người đạo đức, thật thà trung trực, chịu khó làm việc, thương kẻ khó khăn, năng giúp kẻ đi đàng tội lỗi ăn năn trở lại.
Ngày 05-3-1836, khi tới gần đình làng Kẻ Vác, thầy Cần bị tổng hào Tít lấy mấy mẫu ảnh tượng Thánh bỏ vào khăn gói của thầy để lấy cớ bắt giam và đánh đập. Sáng ngày 06-3-1836, quan sai lính điệu thầy lên huyện Thanh Oai. Ở đây, thầy bị tra tấn ba lần, cứ ba ngày một lần:
Lần thứ nhất, quan huyện hỏi tên tuổi, quê quán và giục bước qua thập giá. Thầy xưng mình là Cần, người làng Sơn Miêng, và thưa rằng: “Chúng tôi vốn thờ một Chúa Trời Đất sinh ra ta, tôi chẳng dám bước qua ảnh Người. Quan tha tôi được sống, quan chém thì tôi chịu”.
Lần thứ hai, quan huyện lại khuyên bước qua thập giá, song thầy chỉ lặng thinh. Khi đầy tớ bưng cơm cho thầy, người quỳ xuống, to tiếng đọc kinh. Quan hỏi: “Mày làm dấu gì đấy?” Người thưa rằng: “Ăn cơm xong, chúng tôi tạ ơn, vì đã được dùng của nuôi thân xác để sống và được thờ phượng Thiên Chúa”.
Khi dùng cơm xong, thầy đọc kinh cám ơn. Quan lại hỏi, thầy thưa rằng: “Ăn cơm xong, chúng tôi tạ ơn, vì đã được dùng của nuôi thân xác để sống và được thờ phượng Thiên Chúa”.
Quan lại bảo đọc kinh bên đạo, người đọc kinh Mười Điều Răn Đức Chúa Trời, kinh Sáu Điều Răn của Hội thánh, cùng cắt nghĩa cách lần hạt năm chục. Lần thứ ba, quan cũng khuyên bước qua thập giá, song thầy từ chối như hai lần trước.
Thầy Cần bị giam và chịu tra tấn tại huyện Thanh Oai trong tám tháng. Có một lần mẹ già đến thăm, thầy yên ủi mẹ rằng: “Mẹ đừng lo gì về con, cứ việc giữ đạo cho nên, về phần con việc này là việc con ước ao đã lâu mà bây giờ mới được”.
Ngày 20-11-1837, các quan thấy chẳng khuyên bảo được đành đem người đi hành quyết. Đến nơi xử đặt ở gần cửa ô Cầu Giấy, quan giám sát nói: “Thầy bước qua thập giá thì tôi cho thầy về”. Người thưa rằng: “Trung thần vô tư nhị tâm, cảm ơn lòng quan lớn, xin cứ phép mà làm”. Quan giám sát ra hiệu, lính hai bên kéo dây xử giảo thầy. Khi thầy đã chết, quan giám sát sợ rằng ba ngày sau sẽ sống lại nên truyền cắt cổ thầy.
Thi hài vị chứng nhân đức tin được an táng tại Chân Sơn, sau cải táng về thánh đường giáo xứ Sơn Miêng. Về sau, Đức cha Retord - Liêu chuyển một phần thi hài của ngài về Đại chủng viện và Tòa giám mục giáo phận Lyon.
Để kết thúc, xin mượn lời Đức cha Jean Marie Havard - Du đã nói về thầy Cần rằng: “Chẳng ngờ là kẻ khi trước ở với chúng tôi giữ phép tắc đạo đức bình thường, mà khi vào đám can trường có một mình với Đức Chúa Trời mà thôi, chưa có gương nào trước cho mình được soi, mà vững vàng chắc chắn trong các cơn tra hỏi mà làm cho sáng danh Đức Chúa Trời thể ấy”.
Thầy giảng Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Cần được suy tôn lên bậc chân phước ngày 27-5-1900 và được tôn phong hiển thánh ngày 19-6-1988.
Trích sách "Hạnh Các Thánh Tử Đạo Việt Nam"
Biên soạn: Hội đồng Giám mục Việt Nam
II. Cầu nguyện
Xin cho người trẻ được trưởng thành đức tin.
Biên soạn: Hội đồng Giám mục Việt Nam
II. Cầu nguyện
Xin cho người trẻ được trưởng thành đức tin.
Trưởng thành nhân cách, trưởng thành tình cảm, trưởng thành đức tin, phát triển trí tuệ và tri thức… đó không chỉ là những mong muốn của các bậc sinh thành mà còn là mong muốn của những người làm con, khi điều thiện hảo được nhắm tới như là một điểm đến. Và rồi, hoa trái ngọt lành chỉ có thể xuất hiện khi một ngày kia trong tinh thần ý thức, những người con thấu hiểu: mẹ cha luôn dành những gì tốt đẹp nhất cho mình; mẹ cha luôn ước mong cho nỗ lực của các ngài không trở nên vô nghĩa và con cái của các ngài có khả năng chịu trách nhiệm về những chọn lựa cuộc đời của mình, đồng thời chúng được trưởng thành về nhiều mặt.
Cùng chiêm ngắm mẫu gương cuộc đời của thánh tử đạo Phanxicô Saviê Nguyễn Cần, chúng ta hiệp ý nguyện cầu cho những người con được dưỡng nuôi, được quan tâm yêu thương, được lớn lên và được dạy dỗ để trưởng thành về đức tin.
Cậu Cần là con thứ hai trong một gia đình trung lưu đạo đức có năm người con tại Sơn Miêng, Hà Đông. Tiệm tiến từng bước một, cậu đã làm cho bao hạt mầm của sự thánh thiện, tốt lành, siêng năng, trung tín được ươm gieo. Cây đức tin cũng theo đó mà dần lớn mạnh và bén rễ sâu hơn trong tâm hồn cậu. Cậu đã đủ trưởng thành và đã quyết đoán mạnh mẽ, thuyết phục được mẹ cho phép cậu dâng mình cho Chúa.
Sau khi vào chủng viện và trở thành thầy giảng, tâm hồn người tông đồ trẻ càng thêm rộng mở, sẵn sàng cho những cuộc dấn thân mới. Đầy hăng say và nhiệt thành, cậu cộng tác với các vị chủ chăn trong những năm tháng lệnh cấm đạo tràn lan, gay gắt. Thế nhưng, không lâu sau đó, thầy Cần bị bắt giữ và bị tống giam. Nơi ngục tù tăm tối - đức tin bừng sáng, giữa chốn ô hợp chật hẹp - nhân đức lại tỏa hương; bởi nơi đó, nhờ những lời giải thích giáo lý đầy bình tĩnh, kiên nhẫn mà nhiều tù nhân hoán cải và xin nhận phép Rửa tội; bởi nơi đó, một nơi đầy roi đòn, đầy những lời đe dọa, vu cáo lại càng khiến cho vị chứng nhân của Chúa củng cố niềm tin thêm vững vàng hơn. Chỉ việc bước lên hai khúc gỗ mà các quan cho xếp chéo - dấu chỉ của Thánh Giá - là sẽ được sống, nhưng thầy không bao giờ đồng ý, bởi vì đó là chối đạo, là bỏ Chúa. Khi trải qua cuộc thử luyện cuối cùng, thầy Cần kiên vững đón nhận bản án xử giảo ngày 20/11/1837 khi thầy 34 tuổi.
Được lớn lên trong yêu thương và được trưởng thành trong đức tin như thánh Phanxicô Nguyễn Cần chắc hẳn là ước mong của rất nhiều người. Nhưng, nếu ai đó mãi ngủ vùi trong đau khổ, mãi chối từ những ngã rẽ riêng nơi cuộc đời, không can đảm đối diện nghịch cảnh, khó khăn, trái ý; thì bao cơ hội cho sự trưởng thành đích thực thay vì mở ra lại đóng kín. Biết bao yếu đuối của con người vẫn tồn tại như những điều tất yếu; và lúc đó, việc nhận ra những yếu đuối ấy trong tinh thần khiêm tốn, cũng chính là lúc khởi đầu cho một cuộc đổi thay, một dấu hiệu tích cực và cần thiết cho hành trình tìm kiếm đức tin trưởng thành.
Làm cho cuộc đời trở thành hy lễ tuyệt đẹp hiến dâng lên Chúa là điều mà thánh Phanxicô Saviê Nguyễn Cần đã thực hiện. Dõi bước theo ngài, chúng ta ước mong cho từng người trẻ luôn biết tự đào luyện chính mình với tâm hồn tràn đầy lạc quan, hy vọng. Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói trong sứ điệp gởi cho giới trẻ Việt Nam ngày 19/11/2019 vừa qua rằng: “Các con thật may mắn khi được sinh ra trong cung lòng của một Giáo hội anh dũng với nhiều mẫu gương nhân chứng sáng ngời. Cha nghĩ đến Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Cha nghĩ đến thế hệ ông bà và bố mẹ của các con. Họ đã chịu đau khổ vì chiến tranh loạn lạc, hầu như đã mất tất cả trừ đức tin mà họ đã truyền lại cho các con như là di sản quý giá nhất. Vậy nên, nơi chính căn nhà Giáo hội này, các con luôn có thể trở về để kín múc nguồn sức mạnh và cảm hứng cho đức tin của các con. Nơi đây, các con luôn có thể đào luyện lương tâm và nhân phẩm của các con. Nơi đây các con luôn tìm thấy con đường sự sống theo ơn gọi của Thiên Chúa.”[1]
Lạy Chúa, con hằng khát mong được lớn lên trong tình yêu của Chúa, nguyện thương chúc phúc cho con và giúp con ghi nhớ: “Con phải kiên cường trong khiêm nhường, khi xác tín rằng tự sức mình, con hầu như bất lực hoàn toàn, và nếu không có Chúa giúp, con chẳng là gì hết. Vậy con sẽ đặt trót tin tưởng vào lòng thương xót Chúa…”[2] Xin cho con ơn được lớn lên và trưởng thành trong đức tin theo gương thánh Tử đạo Phanxicô Saviô Nguyễn Cần mà chúng con chiêm ngắm ngài hôm nay. Amen