15/10/2022 -

HỌC HỎI

312
Con lạc đà và lỗ kim, một hình ảnh mang tính ngoa dụ hay do lỗi bản dịch.
 

Con lạc đà và lỗ kim, một hình ảnh mang tính ngoa dụ[1] hay do lỗi bản dịch.

Một độc giả thắc mắc hình ảnh con lạc đà chui qua lỗ kim có phải do dịch sai? Trả lời của nhà thần học.

Cha Francesco Carensi

Tôi nghe nói rằng hình ảnh con lạc đà chui qua lỗi kim là do dịch nhầm, và đúng hơn Chúa Giêsu nói về một sợi dây thừng lớn. Có phải vậy không?

Cha Francesco Carensi, giáo sư Kinh Thánh thuộc phân khoa thần học miền Trung Italy trả lời.

Đây là một đoạn trong Tin mừng Marcô, bản dịch năm 2008 của Hội đồng Giám mục Italy: “Đức Giêsu rảo mắt nhìn chung quanh, rồi nói với các môn đệ: "Những người có của thì khó vào Nước Thiên Chúa biết bao! "Nghe Người nói thế, các môn đệ sững sờ. Nhưng Người lại tiếp: "Các con ơi, vào được Nước Thiên Chúa thật khó biết bao! Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào Nước Thiên Chúa. Các ông lại càng sửng sốt hơn nữa và nói với nhau: "Thế thì ai có thể được cứu? " Đức Giêsu nhìn thẳng vào các ông và nói: "Đối với loài người thì không thể được, nhưng đối với Thiên Chúa thì không phải thế, vì đối với Thiên Chúa mọi sự đều có thể được” (Mc 10. 23-27).

Trước hết, điều quan trọng là phải định lượng câu nói theo nghĩa văn tự.

Trong văn bản gốc, người ta muốn cấu trúc lại ý nghĩa ngoa dụ của câu nói này. Người sao chép chắc hẳn đã thấy sự ghép nối giữa con lạc đà và lỗ kim cách cưỡng ép, nên ông đã thay thế con “lạc đà” bằng “sợi dây” và đưa ra giả thuyết về việc biến đổi nguyên âm giữa từ camelon với từ camilon trong tiếng Hy Lạp (âm E và I đã có trong tiếng Hy Lạp cổ và trong tiếng Hy Lạp hiện đại ngày nay phát âm bằng chữ i). Điều này sẽ làm cho hình ảnh trên bớt thừa thải và mạch lạc hơn.

Thực ra, ta cần phải giữ lại sự so sánh trong tất cả độ nghịch lý của nó: giàu sang là một trở ngại không thể vào Nước Chúa vốn dành cho những “người nghèo trong tinh thần”, và những người này không phải do tách rời tinh thần khỏi những của cải của họ, nhưng vì họ là những người hoàn toàn tự do khỏi việc tôn thờ ngẫu tượng vật chất và các sở hữu của mình. Thêm nữa, ý nghĩa mạnh mẽ này được Chúa Giêsu nhắm tới phát xuất từ phản ứng bối rối theo sau của các môn đệ. Trong tiếng Hy Lạp có từ exepléssonto sfódra, nghĩa là “họ rất kinh ngạc và sững sờ”. Và Chúa Kitô khẳng định điều này bằng cách tuyên bố rằng ơn cứu rỗi dành cho người giàu về cơ bản chỉ có thể nhờ một phép lạ: “Đối với loài người thì điều đó không thể được, nhưng đối với Thiên Chúa, thì mọi sự đều có thể được” (Mt 19,26).

Vì vậy hình ảnh con lạc đà và lỗ kim nhấn mạnh một cách ngoa dụ đến điều kiện bất khả thi này, khiến các môn đệ vô cùng sửng sốt: vậy ai có thể được cứu rỗi. Đặc tính ngoa dụ của lời nói thu hút sự chú ý của người nghe cách hiệu quả, khiến nó đề cập cách nghiêm túc về vấn đề giàu có như một trở ngại để được vào nước trời. Nhưng điều con người không thể làm thì có thể đối với Thiên Chúa, bởi vì đối với Chúa “mọi sự đều có thể được”. Đối với Tin mừng Marcô, việc sở hữu của cải vật chất không chỉ tạo ra rào cản cho Nước Chúa. Tổng quát hơn, đó là thái độ bao gồm việc sống "dư thừa" trong việc sở hữu: của cải vật chất, gồm cả kiến thức tôn giáo, niềm tin, sự hiểu biết, sự an toàn, bản sắc trần gian (tôn giáo, quốc gia). Nói chung, tất cả những gì đang phục ích cho chúng ta để sống cách độc lập đều là một trở ngại cho Nước Trời. Chúa Giêsu khẳng định tính bất khả thi về mặt nhân học này không phải là một trở ngại không thể vượt qua: “cái có thể được” của Thiên Chúa có thể đáp ứng cho cái “không thể” của con người.


-----------------------

[1] Ngoa dụ: Hình thức biểu đạt làm nổi bật một ý bằng từ hay câu có nghĩa mạnh hơn nhiều: Nói "răng bàn cuốc" để nói đến răng to là dùng một ngoa dụ; Nguyễn Du biểu thị tính ngang tàng của Từ Hải bằng ngoa dụ: "Đội trời đạp đất ở đời".
 

Giuse Võ Tá Hoàng
Nguồn tin: https://www.hoangcatholic.com

114.864864865135.135135135250