09/09/2021 -

Khác

304
Nhà bác học của thế kỷ 14


NHÀ BÁC HỌC CỦA THẾ KỶ 14


Ðức cha Nicole Oresme, Giám mục Lisieux được mệnh danh là nhà bác học của thế kỷ 14 ở Pháp, mang đến sự đóng góp không mệt mỏi cho vô số lĩnh vực nghiên cứu và quảng bá mạnh mẽ khoa học vào thời đó.
 

Khi nhắc đến Ðức Giám mục Nicole Oresme, giới sử gia đã liệt kê một danh sách dài gồm các danh hiệu thể hiện sự uyên bác của vị chủ chăn người Pháp. Sinh thời, ngài là triết gia, nhà tâm lý học, kinh tế học, toán học, vật lý học, thiên văn học... Ðức cha Oresme còn là nhà thần học, là một dịch giả rất giỏi và cố vấn của nhà vua. Trên hết, ngài là một trong những nhà sáng lập khoa học hiện đại, và có lẽ là nhà tư tưởng nổi tiếng nhất của thế kỷ 14. Người đời sau kính nể và gọi ngài là “Einstein người Pháp của thế kỷ 14”. Với sự uyên bác và tầm ảnh hưởng rộng, không ai có thể phổ biến khoa học rộng rãi như vị giám mục người Pháp vào thời đó.
 
a12345678910111213141516171819202122232425

Cuộc đời lừng lẫy


Không ai biết rõ ngày sinh của ngài, nhưng cậu bé Oresme chào đời năm 1323 ở làng Allemagne (ngày nay thuộc Fleury-sur-Orne của vùng Normandy, Pháp), giáo phận Bayeux. Sử liệu cũng không đề cập xuất thân của vị giám mục, chỉ biết rằng ngài theo học tại trường Navarre, viện đào tạo được hoàng gia thành lập và hỗ trợ kinh phí dành cho các sinh viên nghèo của Pháp. Qua thông tin này, có lẽ ngài sinh ra trong gia đình nông dân.


Bất chấp xuất thân, trước năm 1342, Ðức cha Oresme học cùng trường với triết gia Jean Buridan (nhà sáng lập trường phái triết học tự nhiên của Pháp); triết gia người Ðức Albert xứ Saxony; và có lẽ cả triết gia người Hà Lan Marsilius xứ Inghen. Ngài tốt nghiệp với bằng Thạc sĩ Văn chương. Năm 1348, ngài theo học thần học ở Paris, và đến năm 1356, hoàn thành bậc tiến sĩ, trước khi trở thành giáo sư của Ðại học Navarre cùng năm.

2123456789101112131415161718192021222324252627282930313233343536373839404142434445464748495051525354555657585960616263646566676869707172737475767778798081828384858687888990919293949596979899100101102103104105106107108109110111112113114115116117118

Nhiều luận án bằng tiếng La tinh đã được Ðức cha Oresme hoàn tất trước năm 1360, cho thấy danh tiếng trong lĩnh vực học thuật của ngài khi ấy. Tài năng của ngài đã gây ấn tượng với hoàng gia Pháp, và Ðức cha có quan hệ thân thiết với người sau này trở thành Hoàng đế Charles V. Từ năm 1356, do vua cha John II bị giam cầm ở Anh, hoàng tử Charles đảm nhận vai trò nhiếp chính, và từ năm 1364 đến 1380 là vua nước Pháp. Năm 1359, ngài trở thành cố vấn cho nhà vua.
 

Vua Charles V vô cùng tin tưởng nhân cách và tài năng của vị cố vấn, và yêu cầu ngài viết nhiều quyển sách bằng tiếng Pháp với mục tiêu quảng bá khoa học và khuyến khích phong trào khuyến học thời đó. Ngày 3.8.1377, cha Oresme được tấn phong Giám mục xứ Lisieux.

3123456789101112131415161718192021222324252627282930313233343536373839404142434445464748495051525354555657585960616263646566676869707172737475767778798081828384858687888990919293949596979899


Nhà kinh tế học vĩ đại


Sau thánh Thomas Aquinas (1225-1274), một trong những người tiên phong vào thời Trung Cổ viết về đề tài tiền tệ là Ðức cha Oresme. Trong quyển De origine, natura, jure et mutationibus monetarum, Traité de la Première Invention des Monnoies về tiền tệ, xuất bản năm 1360, ngài đã trình bày nhiều bài học quý báu mà đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Ðây là một trong những tác phẩm đầu tiên tập trung vào đề tài kinh tế.

4123456789101112131415161718192021222324252627282930313233343536373839404142434445464748495051525354555657585960616263646566676869707172737475767778798081828384858687888990919293949596
 Một trong những quyển sách của Đức cha
được lưu truyền đến ngày nay


Ngài còn được xem là một trong những nhà triết học uyên bác nhất đương thời, nổi tiếng với tư tưởng độc lập và những quan điểm chỉ trích một số quan điểm của triết gia Aristotle. Chẳng hạn, ngài bác bỏ định nghĩa về thời gian của Aristotle, khi triết gia Hy Lạp cổ đại xem thời gian là thước đo của chuyển động. Thay vào đó Ðức Giám mục Lisieux định nghĩa thời gian là sự nối tiếp của các sự vật, độc lập với chuyển động.

Vị Giám mục đặt vấn đề rằng tiền đúc thuộc về công chúng, và hoàng tử Charles (lúc đó là nhiếp chính) không thể tự tiện thay đổi trọng lượng hoặc giá trị. Sự phân tích của ngài về tác động của việc giảm giá tiền tệ đã ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ và thuế của hoàng tử Charles khi đó. Do vậy, hậu thế luôn công nhận Ðức cha Oresme là nhà kinh tế học vĩ đại nhất vào thời Trung Cổ.

 

Không thể nào kể hết các đóng góp và những cuộc nghiên cứu, báo cáo có tầm ảnh hưởng hậu thế của vị giám mục người Pháp. Chỉ biết rằng, cho đến thời điểm qua đời vào năm 1380, Ðức cha luôn duy trì tình bạn sâu sắc và đồng thời là cố vấn cho vua Pháp, có tác động mạnh mẽ đối với các tư tưởng chính trị, kinh tế, đạo đức và triết học cấp tiến trong giai đoạn vua Charles V cầm quyền. Ngài được an táng tại Vương Cung Thánh Ðường của giáo phận Lisieux.

 

Theo HỒNG HOANG - Nguồn: Báo Công Giáo và Dân Tộc (08/9/2021)

114.864864865135.135135135250