26/04/2023 -

Kỹ năng sống

129
Tuổi thơ bị đánh cắp môi trường sống xung quanh


Một số loài tôm cua khi lớn lên, chúng buộc phải thay mai đổi vỏ. Lúc ấy, chúng mất đi cái vỏ cũ và ở trong tình trạng không được bảo vệ trong thời gian cần thiết để cái vỏ mới được hình thành. Chính trong thời kỳ này chúng phải tiếp xúc với những nguy hiểm nghiêm trọng. Những con tôm cua không có sự bảo vệ luôn phải đối mặt những con cá săn mồi sẵn sàng ăn tươi nuốt sống chúng bất cứ lúc nào. Trong thế giới trẻ thơ và tuổi vị thành niên cũng xảy ra điều tương tự như thế.

 
Tuổi ấu thơ và vị thành niên là mồi ngon dễ bị bắt gọn. Don Bosco khởi đi từ xác minh thực tế ấy và công cuộc của ngài hệ tại ở việc dùng cả không gian tự nhiên và siêu nhiên để trong tương lai, người trẻ có một bộ giáp vững vàng, với sự đồng hành của người lớn, những người yêu thương và lo bảo vệ các em.

Có một điều cần thiết nhất trong thời đại chúng ta, đó là nhận ra một con số đáng ấn tượng những «kẻ trộm tuổi thơ


 Đã hết rồi thời kỳ bảo bọc che chở, và bây giờ là thời kỳ khai tâm mọi sự.


Những đứa trẻ được «tiếp xúc» với thế giới người lớn, không qua một tấm mạng che nào, nhiều lúc khiến cho tuổi người lớn và tuổi thơ đều phải lúng túng trong cùng một lãnh vực. Sẽ chẳng có sự xấu nào đáng kể nếu người lớn làm gương về sự trưởng thành và khôn ngoan cho bọn trẻ, nhưng chúng ta có dám chắc là người lớn cư xử và làm như thế trong thế giới hiện thực của họ không? Truyền hình đã mở tung cánh cửa bí mật của nó về thế giới dành riêng cho người lớn, vậy thì có gì mà những đứa trẻ không biết nữa? Bị sớm vất vào những vấn đề và kinh nghiệm của người lớn không có nghĩa làm cho đứa trẻ trưởng thành nhanh hơn. Nhà tâm lý Peter Neubauer cảnh báo: “Những đứa trẻ bị đẩy vào kinh nghiệm của người lớn không hề được trưởng thành sớm hơn. Ngược lại, chúng bám vào thời thơ ấu của mình lâu hơn, thậm chí có thể suốt đời”.


Sự thiếu trưởng thành dàn trải và kéo dài là một mối nguy cho toàn xã hội. Vai trò của cha mẹ và nhà giáo dục lại càng trở nên không thể thay thế, bởi chính sự tương tác của họ đem lại cho con cái một bộ áo giáp và chất đề kháng cần thiết để tồn tại và trưởng thành trong một thế giới không quan tâm đến những kẻ bé nhỏ và tàn phá «tuổi thơ», mà chẳng chút buồn suy nghĩ đến sự đảo lộn mà nó gây ra. Giữa nhiều điều cần lưu ý, sau đây là vài điều nổi bật hơn cả.


Thật nguy hiểm việc nhầm lẫn về sự bảo vệ với sự cô lập. Những thanh thiếu niên sống trong sự cô lập sẽ không bao giờ có khả năng đối phó với thực tế một cách đúng đắn. Bảo vệ một đứa con có nghĩa là đồng hành với em bằng cả sự hiện diện thể lý và tâm lý, là trở thành điểm quy chiếu cho em, là chăm sóc những vết thương không tránh khỏi của em. Cha mẹ thực sự phải là đường dây nóng sẵn sàng can thiệp bất cứ khi nào con cái cần đến.

 
Con cái cần có một sự tiếp xúc với người lớn thực sự trưởng thành và có ý nghĩa. Ngày nay, các trẻ em ít có sự tương tác trực tiếp và cụ thể với cha mẹ, đơn giản là vì cha mẹ có quá ít thời gian để sống trong bầu khí gia đình. Một nghiên cứu chung về các người cha đã đúc kết như sau: Các ông bố đã không dành đến một phút mỗi ngày để có sự tiếp xúc thân mật và tình cảm với các con của họ.


Con cái cần có «những hướng dẫn sử dụng» cách rõ ràng và dễ hiểu đối với những gì liên quan đến cuộc sống. Chúng cần phải biết rõ luật chơi trong xã hội. Cần biết rằng có những kinh nghiệm có thể được lặp lại, nhưng cũng có biết bao kinh nghiệm chỉ xảy ra một lần trong đời, không bao giờ trở lại nữa.


Con cái cần được bảo vệ khỏi sự tấn công quá đáng của phương tiện truyền thông. Vấn đề thực sự không ở cái ti-vi, nhưng ở chỗ những đứa trẻ bị bỏ rơi một mình trước cái ti-vi. Không ai có thể mơ đến chuyện tống cho một đứa trẻ sơ sinh ăn món bít-tết thượng hạng với hy vọng làm cho nó lớn lên thật nhanh, cũng thế, trẻ em không thể một lúc có thể học biết được mọi sự. Con cái cần có một tấm lọc để chống lại những thông tin tiêu cực, những tin tức xấu, bạo lực và những quảng cáo. Sự hiện diện đồng hành của cha mẹ chính là tấm lọc ấy.


 Mắc cở, đoan trang không là tàn dư của thời trung cổ, nhưng là phương thế bảo vệ duy nhất có thể chống lại nhu cầu khoái cảm khi được vuốt ve âu yếm của tuổi thơ ấu vẫn còn đang tiếp tục và đeo đẳng nơi trẻ. Nền văn hóa đại chúng của chúng ta hiện nay chuyển đi một thông điệp đơn giản: Tình dục bao trùm tất cả. Những thanh thiếu niên đón nhận thông điệp này và kết quả là tình dục trở thành cách thức để các em chứng tỏ mình đang lớn, là bày tỏ sự nổi trội ở trong nhóm, là sự khẳng định của bản thân đối với người khác. Trẻ em không còn được hướng dẫn nữa, mà đơn thuần các em chỉ được gây tê. Hơn thế nữa, thực tế cho thấy do thái độ và cách thức ăn mặc của các em có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại tình dục.


Lối cư xử tử tế, nhất là khả năng làm chủ chính mình biểu lộ sự chiến thắng trên bản năng. Chính vì thế mà cha mẹ phải giúp con cái có được điều này. Cách ăn nói của rất nhiều trẻ em chứng tỏ một xã hội ngày càng thô lỗ đang ngày càng tiến triển và không thể chịu nổi. Những ứng xử tử tế là những bài học xóa mù chữ trong đời sống xã hội: Lối ứng xử này đòi hỏi sự khuất phục của thân xác trước tinh thần.


Cha mẹ không nên xóa bỏ hoặc rời khỏi bệ quá sớm: Cha mẹ là những hướng dẫn viên biết rõ những con đường cứu độ trong khu rừng rậm rạp mà thế giới chúng ta đang trở thành. Và chỉ con cái mới trải nghiệm được điều này.


Tôi sẽ nói cho con cái cách rõ ràng về thế giới bên ngoài.


Nguồn : https://sdb.vn/

114.864864865135.135135135250