05/02/2023 -

Lời Chúa - Chúa Nhật

458
Chúa Nhật tuần V thường niên - A - Linh mục Giuse Trần Khả

CHÚA NHẬT TUẦN V THƯỜNG NIÊN A

Mt 5, 13-16

DANH TÍNH và SỨ VỤ

Wauconda là một thị trấn nhỏ của bang Illinois. Trong suốt 40 năm thị trấn dựng mấy cây thánh giá điện sáng trên đỉnh tháp bồn nước của thị trấn trong mùa Giáng Sinh. Rồi đến một năm hội đồng đại diện của thị trấn nhận được một lá thư đe dọa sẽ kiện thị trấn nếu những cây thánh gía điện sáng đó còn tiếp tục để trên đó, dựa trên luật phân cách nhà thờ với nhà nước. Thị trấn đành phải tháo gỡ những cây thánh gía điện đó đi.

Nhưng vì thế mà dân trong thị trấn Wauconda đồng tâm quyết định đặt những dấu ánh sáng của Chúa Kito ngay trước sân nhà của mỗi gia đình. Thay vì chỉ có vài cây thánh giá điện sáng trên tháp cột nước, bây giờ tất cả các ngôi nhà trong thì trấn đều có những cây thánh giá điện và những đèn ngôi sao, hang đá, máng cỏ đèn điện sáng lên. Người lái xe chạy trên xa lộ cũng nhìn thấy điện cảnh Giáng Sinh chiếu sáng rực rỡ. Cả đêm người ta có thể nhìn thấy ánh đèn điện chiếu sáng chỉ vì mọi người trong thị trấn quyết định bật đèn điện sáng lên.

Chúa Nhật hôm nay, Chúa Giê-su cũng bảo chúng ta bật sáng ngọn đèn của chúng ta lên. Mỗi người chúng ta là ngọn đèn mang ánh sáng của Chúa Kito. Ánh sáng của chúng ta không giống như ánh sáng mặt trời. Ánh sáng của chúng ta giống như ánh sáng của mặt trăng. Ánh sáng mặt trăng là ánh sáng phản chiếu từ tinh thần tin mừng và thần khí của Chúa Kito Đấng sống và hoạt động trong chúng ta. Chúng ta lo phản chiếu ánh sáng đó ra để những người khác có thể nhìn thấy sự hiện diện của Chúa để ca tụng ngợi khen Chúa Đấng soi sáng chúng ta.

Người Kito hữu phải phản chiếu ánh sáng Đức Kito giống như mặt trăng phản chiếu ánh sáng từ mặt trời. Sứ vụ của chúng ta là tiếp vận ánh sáng để soi đường cho thế giới tối tăm nhận biết Chúa Kito là ánh sáng.

Chúa Giêsu xác định danh tính và mục đích của người môn đệ là Muối Đất và là Ánh Sáng của thế gian.” Đặt danh tính và sứ vụ này cho chúng ta là Chúa Giêsu nói cho chúng ta biết chúng ta sẽ nhận trách nhiệm trước kia đã được trao cho dân Israen qua tiên tri Isaia (Is 2:2-5, 42:6, 49:6).

Muối

Muối được dùng theo vài cách khác nhau trong Cựu ước và trong thời cổ xưa. Vì muối có nhiều công dụng cho nên không rõ Chúa Giê-su có ý nói cho các môn đệ về một nghĩa riêng nào hay Chúa muốn nói đến nhiều ý nghĩa khác nhau tùy vào những hoàn cảnh mỗi người gặp thấy. Có lẽ chúng ta quen thuộc nhất với muối trong công dụng nấu ăn cho món ăn ngon đặm đà. Muối cũng được dùng để bảo quản thực phẩm cho khỏi bị hư thối. Sau khi được ướp với muối thì thịt, cá và các thực phẩm khác có thể được mang đi bán hoặc đổi lấy những vật dụng khác. Khả năng dùng muối để bảo quản các thực phẩm nông sản là rất quan trọng cho việc phát triển kinh tế của xã hội. Muối là một nguồn nhu yếu phẩm qúi hiếm thời xưa. Qúi đến nỗi muối có thể được dùng để trả lương cho người làm công. Muối trong tiếng Latin là “Sal” và tiếng Anh là “Salary” (tiền lương) có  gốc từ chữ “Sal.” Muối cũng được dùng để tẩy rửa cho sạch và để làm lễ vật dâng trong đền thờ Jerusalem. Ở cuối thế kỷ thứ nhất, vài nơi trên thế giới muối cũng dùng để tăng sức lửa cháy trong các lò đất. Những cục muối được trộn chung với củi để giúp cho lửa bốc cháy nhanh hơn và giữ lửa cháy lâu hơn. Muối được dùng như chất xúc tác giúp  lửa cháy mà không bị lửa thiêu rụi. Mỗi hữu dụng của muối đều có ứng dụng cho danh tính và sứ vụ của các môn đệ:

 
  • Kito hữu chúng ta là những người làm cho mọi khía cạnh trong cuộc sống của thế giới thêm ngon với các gía trị của Tin mừng.
  • Kito hữu Chúng ta là những người cầu nguyện và tích cực hoạt động chống lại các cám dỗ để giữ mình và người khác khỏi bị thúi rữa hư hỏng vì tội lỗi và các thói hư của con người.
  • Kito hữu Chúng ta là những người liên tục thanh luyện thế giới bằng việc khử trừ những gì trái nghịch với Tin mừng hay bị lệch lạc trong thứ tự.
  • Kito hữu Chúng ta là những người khi gặp khó khăn thử thách, bị khủng bố đức tin thì cùng hiệp nhất với Hy sinh của Chúa Giêsu để được cùng Ngài dâng lên Thiên Chúa Cha.
  • Sau hết, Kito hữu chúng ta là những người xúc tác giúp cho thế giới hoán cải để cho lửa đức tin bùng chấy nhanh hơn trong đời sống nhân loại, thiêu đốt nóng bỏng hơn trong lòng chúng ta và những người khác được bền bỉ. Điều này đôi khi có nghĩa là chúng ta sẵn sàng đặt mình vào những hoàn cảnh nhiêu khê của người khác để cùng đồng hành với họ bằng tình thương yêu để dẫn lối cho họ trong đức tin.

Ánh Sáng

Hình ảnh ánh sáng cũng rất phong phú trong Thánh Kinh. Dân Israen được tiên tri Isaia gọi là ánh sáng cho các dân tộc khác. Thánh Phaolo nói về công việc mục vụ của ngài là “ánh sáng cho những người ở trong tối tăm” Rm 2:19). Tin mừng Luca tường thuật ông Simeon tiên báo Chúa Giêsu sẽ là ánh sáng soi cho dân ngoại (Lc 2:32). Tất cả các bản văn này đều quan trọng giúp chúng ta hiểu về ý nghĩa ánh sáng cần thiết trong thế giới của chúng ta. Ánh sáng tồn tại không phải cho chính nó nhưng là để giúp chúng ta có thể nhìn thấy. Ánh sáng có mục đích làm lợi cho người khác chứ không phải chỉ là cho người phát ra ánh sáng mà thôi. Điều này chắc chắn đúng và hợp cho Israen là dân tộc mang ánh sáng mạc khải của Thiên Chúa giúp cho các dân tộc khác có thể nhận biết Thiên Chúa qua họ. Thánh Phaolo đã có nhiều chuyến đi truyền giáo giúp nhiều người có thể được cứu qua thông điệp đức tin. Là ánh sáng không có nghĩa là là kéo sự chú ý đến chúng ta, nhưng là giúp cho người khác nhận biết Thiên Chúa rõ hơn để tìm đến với Ngài. Đó chính là sứ vụ được ủy thác cho chúng ta.

Thánh Mathêu tiếp tục nói về những việc tốt lành các Kitô hữu làm chính là ánh sáng chúng ta chiếu ra. Những việc tốt lành có mục đích giúp người khác nhận biết Thiên Chúa là Đấng Tốt Lành và ngợi khen Chúa vì lòng nhân hậu của Chúa. Những việc tốt lành không phải là để kiếm lợi cho người môn đệ, nhưng là để khuyến khích những người khác nhận biết và đáp lại sự hiện diện và việc của Thiên Chúa hoạt động trong thế giới. Những người khác đương nhiên sẽ nhìn thấy những việc tốt lành đó giống như một thành phố xây trên núi cao không thể bị che khuất. Vì thế, các môn đệ không thể tự kể công cho vinh dự làm được những việc tốt lành đó. Họ cần nhận biết bất cứ việc tốt lành nào của họ đều chỉ là cộng tác với ơn Chúa Đấng là khởi sự của mọi việc lành từ khởi sự cho đến hoàn thành.

Hình ảnh ánh sáng cũng có nghĩa là chúng ta có thể được ánh sáng giúp để nhìn thấy cách rõ ràng thế giới chung quanh chúng ta. Các thánh đôi khi đã nói họ có thể nhận ra thật rõ ràng sự tốt lành của Thiên trong đời sống khi được ánh sáng của Thiên Chúa soi dẫn lòng trí họ. Khi không nhìn rõ, chúng ta dễ thích ở lại trong bóng tối vì như vậy dễ chịu và thoải mái hơn. Khi chúng ta nhìn đời sống rõ theo quan điểm của Thiên Chúa, chúng ta sẽ nhận ra việc ăn năn hối cải là điều cần thiết để thăng tiến trong thánh thiện. Ánh sáng là ơn thánh giúp chúng ta bỏ đi những dối trá làm lu mờ tâm trí và các quyết định của chúng ta khi còn ở trong bóng tối. Đi đến ánh sáng có thể làm lóa mắt và chóa lòng chúng ta giống như đi từ trong phòng tối bước ra ngoài ánh sáng mặt trời làm lóa mắt chúng ta. Chúa Giêsu bảo chúng ta đem Tin mừng soi sáng đánh tan những hiểu lầm và tối tăm nơi đời sống của con người trong thế giới này.

Ghi Nhớ

Để mang lấy danh tính và sứ vụ là ánh sáng, các môn đệ cần luôn ghi nhớ chúng ta không bao giờ là nguồn của Ánh Sáng. Duy một mình Chúa Giêsu là Ánh Sáng cho thế gian (Ga 8:12). Sách Khải Huyền cũng cho biết nơi Thành Thánh Giêrusalem trên trời, sẽ không có mặt trời hay mặt trăng, vì Chiên Thiên Chúa sẽ là Ánh Sáng (KH 21:23). Các môn đệ không được gọi để là mặt trời làm nguồn ánh sáng; chúng ta được gọi là những mặt trăng hay cửa sổ qua đó ánh sáng của Chúa chiếu qua.

Hai hình ảnh ánh sáng và muối có mục đích chỉnh sửa những hiểu lầm về tôn giáo cho rằng đức tin chỉ là vấn để cảm nghiệm của riêng tư mỗi người. Vì đức tin của mình, chúng ta được gọi trở nên những người đi chiếu ánh sáng của Chúa đến với những người khác chung quanh chúng ta. “Chất muối” và “Lực Sáng” nơi chúng ta không phát xuất tự nội tại chúng ta; những phẩm chất này phát nguồn tư Thiên Chúa và là ơn ban cho chúng ta nhờ đó những người khác có thể cảm nhận được. Khi chúng ta giữ đức tin cho riêng mình là chúng ta thất bại trong sứ vụ tạo ảnh hưởng cho thế giới chung quanh chúng ta; làm như thế là chúng ta không sống đúng danh tính và sứ vụ của người môn đệ.

Cô Mary là học sinh lớp 9 của một trường trung học ở Houston và là giáo dân trong một giáo xứ của tôi trước đây vài năm. Mary cùng với các bạn trong đội bóng chuyền của nhà trường được tuyển đi thi đấu giao hữu liên trường ở bang Florida. Vì cuộc thi đấu xẩy ra vào hai ngày cuối tuần, và Mary là người Công Giáo, nên hỏi huấn luyện viên của cô, “Vậy Chúa Nhật con cần phải đi tham dự Thánh Lễ thì con có thể đi lễ ở đâu?”

Cô giáo huấn luyện viên trả lời, “Mary, chúng ta đại diện nhà trương đi thi đấu banh và đây là lúc phải có tinh thần đồng đội. Con phải nghĩ đến các bạn đồng đội của con, không nên nghĩ đến vấn đề riêng của mình. Cô đây cũng là đạo công giáo vậy. Nhưng cô phải nghĩ đến các bạn đồng đội của con.”

Mary trả lời, “Cô nghĩ đến đồng đội và muốn đi xuống hỏa ngục thì mặc kệ cô. Con không muốn xuống hỏa ngục.”

Cô huấn luyện viên đã ngỡ ngàng đỏ mặt trước câu trả lời thẳng thắn dứt khoát của một em học sinh Công Giáo lớp 9. Đức Tin của Mary đã là muối và là ánh sáng cho cô huấn luyện viên và các bạn hôm đó.

Xin kính chào toàn thể quí vị thính giả và kính chúc mỗi người chúng ta là Muối ướp đời và ánh sáng cho thế gian.

Linh mục Giuse Trần Khả
 
 
114.864864865135.135135135250