31/07/2021 -

Tâm lý

253
Tình yêu thời Covid-19
 
TÌNH YÊU THỜI COVID-19
 
Tác giả: Ronald Rolheiser, O.M.I.

Năm 1985, văn hào được giải Nobel, Gabriel Garcia Marquez đã viết quyển sách có tên Tình yêu thời Thổ Tả (Love in the Time of Cholera). Ông kể câu chuyện đầy màu sắc về tình yêu có thể sinh sôi, bất chấp nạn dịch.

Vậy mà thứ đang bủa vây thế giới chúng ta bây giờ không phải là dịch tả mà là dịch coronavirus, Covid-19. Trong cả cuộc đời của tôi, tôi chưa bao giờ thấy thế giới bị tác động đến tận căn như bởi con vi-rút này. Nhiều nước đóng trọn cửa, trường học đóng cửa, học sinh về nhà học trực tuyến, chúng ta không còn muốn ra khỏi nhà, không còn muốn mời ai về nhà, và chúng ta xin đừng ai đụng đến mình, và thực hành “cách ly xã hội.” Bình thường, thời gian ngừng lại. Chúng ta ở trong một mùa, mà không có thế hệ nào, có thể kể từ nạn dịch năm 1918, từng trải qua. Hơn nữa, chúng ta chưa biết được khi nào sẽ chấm dứt tình trạng này. Không ai, kể cả các nhà lãnh đạo, các bác sĩ cũng không có được chiến lược để thoát ra khỏi tình trạng này. Không ai biết khi nào và cách nào nạn dịch này sẽ chấm dứt. Tuy nhiên như những người lên con tàu Nô-ê, chúng ta bị nhốt lại và không biết khi nào nước sẽ rút xuống để sống cuộc sống bình thường.

Làm thế nào sống trong giai đoạn lạ thường này?

Vậy mà tôi đã có chỉ dẫn riêng về chuyện này cách đây 9 năm. Mùa hè năm 2011, bác sĩ cho biết tôi bị ung thư ruột già, tôi phải mổ để cắt bỏ bướu, rồi trải qua hai mươi bốn tuần hóa trị. Dĩ nhiên tôi hãi sợ khi đứng trước sự hoang mang không biết hóa trị sẽ tác động như thế nào trên cơ thể. Hơn nữa tôi mất kiên nhẫn khi trong hai mươi bốn tuần là sáu tháng, thời gian tôi phải trải qua mùa “bất thường” này. Tôi muốn chấm dứt nhanh cho rồi. Vì thế, tôi đối diện nó giống như đối diện với hầu hết các thất bại khác trong cuộc sống của tôi, tôi có thái độ khắc kỷ: “Mình sẽ vượt qua nó! Mình sẽ chịu đựng được!”
Tôi giữ những gì có thể được gọi là nhật ký, chỉ đơn thuần ghi lại những gì tôi làm mỗi ngày, ai và những gì tôi gặp trong ngày. Và thế là tôi anh hùng bắt đầu buổi hóa trị đầu tiên, tôi đánh dấu các ngày này trong nhật ký Daybook của tôi: Ngày Một , rồi Ngày Hai… Tôi làm con tính và tôi biết phải 168 ngày để kết thúc mười hai liều hóa trị, liều này cách liều kia hai tuần. Cứ như thế tiếp tục trong vòng bảy mươi ngày đầu tiên, tôi kiểm con số mỗi ngày, cố giữ cuộc sống và hơi thở để chờ ngày tôi có thể viết Ngày 168.

Rồi một ngày giữa chặng đường hai mươi bốn tuần, tôi có một thức tỉnh. Tôi không biết chính xác điều gì nảy sinh, một ơn từ trên cao, một cử chỉ tình bạn của ai đó, một cảm giác mặt trời trên cơ thể tôi, một cảm giác tuyệt vời của một loại nước uống mát lạnh, có thể là tất cả những chuyện này, nhưng khi thức dậy, tôi nhận ra tôi đã để cuộc đời treo lơ lửng, tôi không thật sự sống, tôi sống chỉ để chịu đựng mỗi ngày, để kiểm và để cuối cùng đạt đến cái ngày thứ 168, ngày tôi có thể bắt đầu sống trở lại. Tôi nhận ra tôi đã lãng phí một nửa mùa cuộc đời mình. Hơn nữa, tôi nhận ra những gì tôi đã sống đôi khi còn phong phú hơn nhờ tác động của hóa trị trong cuộc đời tôi. Thế là tôi được lên tinh thần một cách đáng kể, dù hóa trị tiếp tục hành hạ nặng trên cơ thể tôi.

Tôi bắt đầu chào đón mỗi ngày với sự tươi mát, phong phú với những gì cuộc sống mang lại cho tôi. Bây giờ tôi nghĩ lại, tôi xem ba tháng cuối (trước ngày 168) như một trong ba quãng thời gian phong phú nhất đời tôi. Tôi kết thân với một số bạn cho cả đời, tôi học một vài bài học kiên nhẫn mà tôi cố bám vào và nhất là tôi học các bài học từ lâu tôi đã học về lòng biết ơn, sự mến chuộng, sức khỏe, tình bạn, công việc, những thứ mình không được xem mỗi khi có là có mãi mãi. Đó là niềm vui đặc biệt tìm lại đời sống bình thường sau khi đã sống 168 ngày “sa-bát”; nhưng những ngày “sa-bát” này cũng thật đặc biệt dù nó đặc biệt theo một cách khác.

Con coronavirus đã bắt chúng ta nghỉ xa-bát và bắt những người bị nhiễm phải theo một loại hóa trị riêng của nó. Và nguy hiểm là chúng ta ngưng sống khi qua giai đoạn lạ thường này, chúng ta chịu đựng với những gì xảy ra trong mùa không mời mà đến này.

Đúng, sẽ có thất vọng, sẽ có đau đớn khi sống trong cảnh này, nhưng điều này không phải là không tương hợp với hạnh phúc. Bác sĩ tác giả Paul Tournier (1898-1986) đã mất vợ, đã chịu cảnh tang chế sâu đậm, sau đó ông hòa nhập nỗi đau đớn này vào đời sống mới, ông mới viết được những hàng chữ sau: “Tôi thực sự nói tôi rất đau buồn và tôi là một người đàn ông hạnh phúc.” Những chữ đáng suy gẫm để chúng ta chiến đấu chống con coronavirus này.

 
Nguồn: ronrolheiser.com
 
114.864864865135.135135135250