18/11/2020 -

Tâm lý

349
Top 6 mặt trái đáng ngạc nhiên của trí thông minh mà không phải ai cũng biết

Top 6 mặt trái đáng ngạc nhiên của trí thông minh mà không phải ai cũng biết

 

Thông minh là một trong phẩm chất được đánh giá cao nhất và được bất cứ ai săn đón. Từ nhỏ, tất cả chúng ta đều được khuyến khích trở thành người giỏi nhất có thể. Bởi trong hiểu biết thông thường, cuộc sống sẽ dễ dàng hơn, hạnh phúc hơn và viên mãn hơn vô hạn nếu bạn có thể tăng thêm một số điểm IQ.


Nhưng như câu nói của người xưa, “bông hồng nào cũng có gai”, chỉ số IQ cao chắc chắn phải có một số mặt trái của nó.


Dưới đây, chúng tôi đã tổng hợp một số 6 mặt trái thường gặp nhất.


1. Cô đơn


Thông minh đã khó, tìm người có cùng mức độ thông minh như mình lại càng khó tùy thuộc vào mức độ thông minh của họ. Khi họ nhận ra rằng mình không đau đáu những nỗi lo lắng giống như bạn bè cùng trang lứa, họ giữ nỗi lo lại cho riêng mình mà không chia sẻ cho ai. Hoặc tệ hơn, họ bị giam cầm trong nỗi buồn của chính mình.


Chưa hết, những người có mức độ thông minh thấp hơn sẽ tránh những người có một số loại trí tuệ cao. Bởi vì, những thách thức từ người thông minh sẽ khiến họ cảm thấy kém thông minh hơn, và không ai thích điều đó.


Do vậy, những người thông minh thường bị cô đơn, thậm chí tức giận và trầm cảm. Nhà văn Mỹ nổi tiếng Hemingway giải thích tình trạng này bằng câu nói: “Hạnh phúc ở những người thông minh là điều hiếm hoi nhất mà tôi biết”.


2. Thông minh thực sự có thể dẫn đến mất ngủ đêm


Vấn đề với một bộ óc tuyệt vời là khá khó ngăn cản nó quay cuồng với suy nghĩ tất cả các giờ trong ngày.

Tâm trí hoạt động quá mức thực sự có thể khiến bạn không thể ngủ ngon.


Tất cả chúng ta đều đã có những đêm thức trắng đến tận sáng sớm, xem đi xem lại một điều gì đó đã xảy ra hoặc suy nghĩ về điều gì đó có thể không bao giờ xảy ra.


Nhưng nếu bạn có chỉ số IQ cao hơn, bạn có thể suy nghĩ quá nhiều về mọi thứ hơn những người không có chỉ số IQ như bạn. Từ việc phân tích từng từ trong một cuộc trò chuyện trong quá khứ, đến việc đánh giá kết quả có thể xảy ra của các tình huống trong tương lai, đến các vấn đề về chính trị không liên quan… tâm trí hoạt động quá mức thực sự có thể khiến bạn không thể ngủ ngon.


3. Bạn càng biết nhiều càng nhận ra rằng bạn không biết gì cả


Với mọi thứ học được, bạn sẽ không ngừng nhận ra còn bao nhiêu điều cần học hỏi mà bạn thậm chí còn chưa xem qua. Không ai có thể hiểu hoàn toàn về bất cứ điều gì, và ngay khi bạn nhận ra điều đó, bạn vẫn không ngừng việc bắt đầu theo đuổi kiến thức mới.


Bạn sẽ theo đuổi nhiều kiến thức nhất có thể, nhưng cuối cùng sẽ luôn có một sự thất vọng tiềm ẩn trước thực tế là không có đủ thời gian trên thế giới để bạn nắm bắt mọi thứ.


Mặc dù có trí thông minh tương đối cao, nhưng bạn có thể cảm thấy choáng ngợp trước số lượng kiến thức bạn không biết và thất vọng vì nghĩ rằng những gì mình biết là quá ít ỏi. Khiêm tốn không phải là một đặc điểm xấu, nhưng bạn có quyền cảm thấy tự hào về trình độ trí tuệ của mình.


4. Điếc không sợ súng


Hầu hết chúng ta, nếu không phải là tất cả, có lẽ đều có những lúc nghĩ có những thứ mình không biết được có khi lại hay hơn. Cho dù đó là điều gì đó khiến bạn đau lòng khi phát hiện ra hay chỉ là một số thông tin về cuộc sống cá nhân của người yêu hay người bạn mà bạn ước rằng chưa bao giờ nghe thấy. Đôi khi sự thật khó chấp nhận và chúng ta khao khát không biết về nó. Như câu nói, vô minh là phúc lạc.


Nhưng khi bạn được ban tặng trí thông minh cao hơn mức trung bình, thì sự thiếu hiểu biết là điều khó chấp nhận. Những người khác có thể bị đánh lừa bởi những bài phát biểu hay, những lời hứa hão huyền, còn bạn thì bám đuổi đến cùng, hãy để sự thật chứng minh. Nhìn chung, những người thông minh hơn là những người thực tế. Thậm chí có những sự việc rủi ro đã được cảnh báo nhưng họ không chịu nghe vì họ phải tận thấy mới tin.


5. Tự mãn – sự đi xuống của trí tuệ


Thay vì thúc ép bản thân quá mức, người thông minh có thể thấy mình không nỗ lực chút nào, bởi vì họ nghĩ mình không cần phải làm thế!


Những điều mà người khác cần phải nỗ lực, bỏ thời gian và công sức, người thông minh có thể làm được mà không cần chuẩn bị một chút thời gian. Như thời đi học, có những học sinh phải ôn tập cả buổi mà vẫn chật vật với việc nhớ bài, trong khi có học sinh học láng cháng, có thể ôn tập qua loa nhưng kết quả thi lại tốt hơn.


Thật tuyệt khi có thể vượt qua cuộc sống mà không cần phải làm việc nhiều, lo lắng hay căng thẳng, nhưng hãy cảnh giác bởi đó là khi bạn trở nên tự mãn. Bạn sẽ hài lòng với thành tích của mình và có lẽ khá tự mãn. Rõ ràng là không có tác hại thực sự nào trong đó, nhưng cuối cùng, bạn có thể gặp một thứ gì đó không dễ dàng chút nào. Và nếu bạn đã có thói quen không cần phải nỗ lực, bạn có thể sẽ phải vật lộn nhiều hơn những người đã quen với thử thách.


6. Suy nghĩ quá mức làm giảm hạnh phúc


Người thông minh hay có xu hướng bỏ qua trái tim mình và làm theo lý trí.


Tất cả chúng ta đều từng trải qua một hoặc một vài thời điểm chấp nhận rủi ro lớn, bỏ qua lí trí và làm theo trái tim mách bảo, ngay cả khi điều đó khiến ta gặp rắc rối. Mặc dù vậy, những người cực kỳ thông minh thường làm điều ngược lại – phớt lờ lý lẽ trái tim của họ.


Cảm nhận và yêu thương là điều tạo nên con người chúng ta. Có những lựa chọn rõ ràng, hợp lý và khôn khéo, và sau đó có những quyết định bốc đồng mà chúng ta phải bỏ qua những gì nên làm và tận dụng những gì có thể làm. Để bản thân dễ bị tổn thương đôi khi cũng quan trọng như bảo vệ chính mình. Đó chính là cuộc sống.

 

Theo vnreview  

114.864864865135.135135135250