18/06/2022 -

Tản văn

355
Nghĩ về TRUYỀN GIÁO

               Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít (Lc 10, 2)
     
Giữa một thế giới tục hóa, bị khống chế bởi những khuynh hướng bởi những khuynh hướng duy vật và chạy theo khoái lạc, thậm chí khước từ Kitô giáo và chối bỏ kho tàng đức tin đã lãnh nhận thì vấn đề truyền giáo trở nên cấp thiết đến dường nào. Lúa chín mà không gặt hợp thời đúng buổi thì cây lúa sẽ khô héo, bông gục xuống bùn và lúa sẽ hư. Cũng vì tính khẩn trương ấy mà ngày xưa Cha thánh Đa Minh đã sai các tập sinh ra đi truyền giáo. Còn ngày nay, chị em trong Dòng Đa Minh Rosa cũng đang tiếp bước sứ vụ của Cha thánh ngày xưa.
   
Thật may mắn cho tôi vì tôi đang được lớn lên trong ơn gọi Đa Minh, nghĩa là tôi sẽ có cơ hội thi hành mệnh lệnh của Chúa ngày xưa: “ Anh em hãy ra đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ của thầy” (Mt 28, 19). Tuy nhiên, lúc đầu tôi không hề biết truyền giáo là như thế nào, truyền giáo bằng cách nào? Tôi cứ nghĩ truyền giáo là đến gặp những người lương dân rồi nói cho họ về Chúa Giêsu cho đến khi tôi được nghe, được biết về các mẫu gương truyền giáo trong Dòng. Đó là những con người không cảm thấy mệt mỏi vì truyền giáo, ngược lại luôn hăng say phục vụ đem Chúa đến cho mọi người dù trong hoàn cảnh rất khó khăn thiếu thốn. Những con người ấy chính là các Dì trong Dòng đang phục vụ tại những vùng sâu vùng xa, tại những nơi dân tộc thiểu số… Chính những chứng nhân ấy đã để lại trong tôi biết bao là suy nghĩ về truyền giáo, tôi hiểu được phần nào về sứ vụ truyền giáo. Mặc dù là một Thỉnh Sinh, nhưng là một người con của Hội Dòng tôi không thể không suy nghĩ về sứ vụ truyền giáo.
   
Tôi từng nghĩ truyền giáo vất vả như vậy, khó khăn như vậy mà sao nơi khuôn mặt các Dì luôn thể hiện một nét vui tươi, hạnh phúc, Các Dì đã mau mắn vâng khi được sai đi thi hành sứ vụ dù biết nơi sắp đến còn nhiều khó khăn thiếu thốn, công việc thì vất vả, rồi các Dì đã không ngần ngại dang rộng tay để đón lấy những con người nghèo khổ, bất hạnh, hay các Dì đã không do dự khi sẵn sàng chạm đến những con người bệnh phong, bệnh hủi. Bởi vì các Dì đã hiểu được sứ vụ truyền giáo cấp thiết đến dường nào, vì các Dì đang lo lắng cho phần rỗi của anh chị em mình và các Dì biết các Dì đang thi hành mệnh lệnh của Chúa. Còn tôi, tôi đã làm gì để đóng góp một phần nhỏ cho sứ vụ truyền giáo, mà tôi là một Thỉnh Sinh thì tôi có thể làm gì đây? Bằng cách nào tôi có thể đem Chúa đến cho mọi người khi tôi còn đang ở trong bốn bức tường của Thỉnh Viện?
  
Phải chăng đó là khi tôi chu toàn bổn phận của mình với cả trái tim và lòng mến. Đó là những lúc tôi dang tay đón lấy một người nghèo đến với cộng đoàn nơi tôi sống. Đó là những lần tôi niềm nở, vui vẻ đón tiếp một vị khách đến với cộng đoàn. Đó cũng là lúc khi tôi biết sống quảng đại, vị tha với những người xung quanh. Và đó cũng là khi tôi biết trau dồi kiến thức về thánh khoa, học hỏi nâng cao các kĩ năng, chuyên môn. Hay đó là khi tôi dùng lời  cầu nguyện để dâng lên Chúa công cuộc truyền giáo của Giao Hội, của Hội Dòng và dâng lên Chúa tất cả những con người đang thi hành sứ vụ truyền giáo. Đó cũng là lúc tôi biết rèn luyện bản thân để trở thành một tu sĩ tốt, đạo đức, biết rung cảm trước cảnh nghèo đói, nheo nhóc, biết rung động trước hoàn cảnh thương tâm như Chúa Giêsu đã cảm thương khi chứng kiến cảnh bà mẹ góa đi an táng người con trai duy nhất của mình (Lc 7,11-13); Đấng đã không thể cầm lòng trước đám đông vì sợ họ đói lả dọc đường (Mt 6,34- 44).
    
Với bước đầu chập chập chững học làm môn đệ Chúa, tôi sẽ ý thức về sứ mệnh truyền giáo của Chúa, như thánh Phaolô nói: “Khốn cho tôi, nếu không rao giảng Tin Mừng” (1Cr 6,9) vậy thì sứ mệnh truyền giáo sẽ không bị chôn vùi trong tâm hồn tôi. Trong những lúc giờ khắc lo âu, khó khăn, tôi cũng sẽ cố gắng thưa với Chúa con sẽ tiếp tục thả lưới. Ươc gì tôi sẽ mãi tiếp bước sứ vụ truyền giáo của các Dì để nước Chúa được lan rộng.
 
Bông Hồng Xanh

114.864864865135.135135135250