14/05/2021 -

TỪ CỔ trong SÁCH KINH

800
Từ Cổ trong Kinh Bảy Phép Bí Tích

Đạo Đức Chúa Trời Có Bảy Phép Bí Tích:
Thứ Nhất: Là Phép Rửa Tội.
Thứ Hai: Là Phép Thêm Sức.
Thứ Ba: Là Phép Mình Thánh Chúa.
Thứ Bốn: Là Phép Giải Tội.
Thứ Năm: Là Phép Xức Dầu Thánh.
Thứ Sáu: Là Phép Truyền Chức Thánh.
Thứ bảy: là Phép Hôn Phối.

 
Trong Kinh này chúng ta gặp cụm từ “phép bí tích”: Từ “bí tích” xin tìm đọc ở các từ điển Công Giáo hiện đại, vì cả ở Từ điển Việt-Bồ-La Tự Vị Annam Latinh đều không có từ “bí tích.” Tuy nhiên, Từ điển Việt-Bồ-La có rất nhiều mục từ với từ “phép” đồng nghĩa với từ “bí tích.” Ví dụ tác giả ghi nhận “làm phép giải tội” nghĩa là “làm bí tích tha tội”; “Đức Chúa Jesu truyền phép giải tội” nghĩa là “Chúa Jesu truyền lại cho chúng ta bí tích tha tội.v.v.” Chúng ta cũng gặp nghĩa của từ “phép” này trong cụm từ “phép thiêng”, “phép nhiệm” của Từ điển Việt-Bồ-La nghĩa là “khả năng kín ẩn.” Ở mục từ khác tác giả Từ điển Việt-Bồ-La ghi chú “phép” cũng nghĩa là “nghi lễ.” Kết hợp hai nghĩa của hai mục từ “phép” này chúng ta có được nghĩa của từ “bí tích”, nghĩa là một “nghi lễ” bên ngoài với các “dấu ấn, khả năng kín ẩn” bên trong. Như vậy có thể nói từ “phép” trong tiếng Việt thế kỷ XVII tương đương với nghĩa của từ “bí tích” chúng ta dùng hiện nay.
114.864864865135.135135135250