15/04/2021 -

TỪ CỔ trong SÁCH KINH

808
Từ CỔ trong Kinh Đức Chúa Thánh Thần
 
Chúng con lạy ơn Đức Chúa Thánh Thần thiêng liêng sáng láng vô cùng. Chúng con xin Đức Chúa Thánh Thần xuống đầy lòng chúng con, là kẻ tin cậy Đức Chúa Trời, và đốt lửa kính mến Đức Chúa Trời trong lòng chúng con, chúng con xin Đức Chúa Trời cho Đức Chúa Thánh Thần xuống.
Sửa lại mọi sự trong ngoài chúng con.  
Chúng con cầu cùng Đức Chúa Trời xưa đã cho Đức Chúa Thánh Thần xuống soi lòng dạy dỗ các thánh Tông đồ, thì rầy chúng con cũng xin Đức Chúa Trời cho Đức Chúa Thánh Thần lại xuống yên ủi dạy dỗ chúng con làm những việc lành; vì công nghiệp vô cùng Đức Chúa Giêsu Kitô là Chúa chúng con. Amen.
 
- Khởi đầu câu Kinh này chúng ta thấy một công thức lặp lại ở khởi đầu rất nhiều kinh lạy ơn Đức Chúa Thánh Thần”, lạy ơn ông Thánh Giuse”, “lạy ơn Đức Chúa Giêsu”, “lạy ơn Thiên Chúa cang sang”, “lạy ơn Đức Chúa Trời”, “lạy ơn rất thánh Đức Bà..”. Khi bắt đầu Kinh đọc này, một số người đã thắc mắc tại sao lại là lạy ơn Đức Chúa Thánh Thần mà không là “lạy Đức Chúa Thánh Thần”, hóa ra là chúng ta chỉ quan tâm đến “ơn Chúa Thánh Thần” ban, chứ không quan tâm đến chính Chúa Thánh Thần. Từ điển ViệtBồ-La sẽ giúp chúng ta hiểu rõ lời Kinh hơn. Trong Từ điển ViệtBồ-La chúng ta thấy cụm từ đầu mục lạy ơn Đức Chúa blời (Trời) xuất hiện hai lần và được giải thích nghĩa là “tạ ơn Chúa Trời.” Ý nghĩa của cụm từ này soi sáng cho chúng ta khi đọc các Kinh “lạy ơn Đức Chúa Thánh Thần”, “lạy ơn ông Thánh Giuse”, “lạy ơn Đức Chúa Giêsu”,... các câu kinh này không có nghĩa là chúng ta chỉ quan tâm đến ơn ban của các Ngài, mà có nghĩa là lời tạ ơn, lời cám ơn đầu tiên của chúng ta trước khi chúng ta cầu xin điều gì tiếp theo trong các câu Kinh.
 
- Trong Kinh này chúng ta cũng gặp từ rầy là phương ngữ, rầy phát âm trong ngôn ngữ toàn dân là “rày” là một từ cũ ít dùng có nghĩa là nay.” Chúng ta cũng ghi nhận một điều, các nhà truyền giáo khi đến Việt Nam nhiều vị không được tiếp cận với ngôn ngữ toàn dân mà tiếp cận với một vùng phương ngữ nào đó. Vì thế phương ngữ mà các vị được tiếp cận sẽ ghi đậm dấu trên các văn bản các vị soạn thảo là điều hiển nhiên.
114.864864865135.135135135250