23/04/2021 -

TỪ CỔ trong SÁCH KINH

681
Từ Cổ trong Kinh Kính Mến
 
Lạy Chúa, con kính mến Chúa hết lòng hết sức trên hết mọi sự,
vì Chúa là Đấng trọn tốt trọn lành vô cùng,
lại vì Chúa, thì con thương yêu người ta như mình con vậy. Amen.

 
- Trong Kinh này ta thấy từ “kính mếnvà từthương yêu.” Bởi vì chúng ta đọc quen, nên không thấy thắc mắc, nhưng trong một lớp Giáo lý Tân tòng, một bạn trẻ giơ tay hỏi: “Sơ ơi ‘kính mến mà hết lòng hết sức’ nghĩa là sao? Tại sao không là ‘yêu Chúa hết lòng hết sức trên hết mọi sự’; Tại sao với Chúa chỉ là ‘kính mến’, với người ta lại là ‘thương yêu’? Hai vế của câu Kinh này không trùng với nghĩa trong câu Tin Mừng Mc 12,29 hay sao?.”
 
Nếu dùng Từ điển tiếng Việt hiện đại thì chúng ta không hiểu rõ và giải thích được ý nghĩa sâu sắc của lời Kinh; bởi vì ba từ “mến”, “thương” và “yêu” trong tiếng Việt hiện đại là ba từ ở ba cấp độ biểu cảm khác nhau mà “mến” ở cấp độ thấp nhất. Trong Từ điển Việt-Bồ-La ba từ “mến”, “thương” và “yêu” đồng nghĩa với nhau và đều có nghĩa là “yêu.” “Mến” cũng nghĩa là “yêu”; “mến” còn nghĩa là “yêu thắm thiết, yêu nồng nàn”; “mến đạo” là “yêu đạo”; “kính mến” nghĩa là “yêu mến với lòng tôn kính một vị cao cả như Thiên Chúa, vua...”; “kính mến Đức Chúa Blời (Trời)” là “kính trọng và yêu mến Đức Chúa Trời.” “Thương” cũng có nghĩa là “yêu” nhưng kèm theo nét nghĩa là “thương hại.” Với các mục từ “mến”, “thương” và “yêu” kèm theo cách giải thích của Từ điển Việt-Bồ-La chúng ta mới hiểu được từ kính mến” “thương yêu” trong câu Kinh trên. Sau Từ điển Việt-Bồ-La, Tự vị Annam Latinh giải thích rõ ràng kính mến” nghĩa là “yêu.” Và như vậy, câu Kinh này là gói trọn ý nghĩa của Tin Mừng Mc 12,29; gói trọn giới răn yêu thương.

Chúng ta cũng gặp lại cụm từ “kính mến” trong Kinh Mười Điều Răn với trọn vẹn nghĩa như trong Kinh Mến chúng ta vừa giải thích đây.
114.864864865135.135135135250