24/04/2021 -

TỪ CỔ trong SÁCH KINH

1061
Từ Cổ trong Kinh Lạy Cha
Lạy Cha chúng con ở trên trời,
chúng con nguyện Danh Cha cả sáng Nước Cha trị đến,
Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.

Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày,
và tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con;
xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ,
nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen.

 
- Trong kinh này chúng ta gặp cụm từ cả sáng, từ “cả” trong Từ điển ViệtBồ-La cũng có những nét nghĩa tương tự như trong Từ điển tiếng Việt hiện đại: cao nhất, lớn nhất, đứng đầu nhất, mức độ mạnh mẽ nhất, số lượng thành phần ở mức độ tối đa; tuy nhiên nó cũng có vài nét nghĩa cổ. Những cụm từ chúng ta thấy trong Từ điển ViệtBồ-La như: thầy cả, chị cả, cả gan, cả giận, cả tiếng những từ này giống như trong tiếng Việt hiện đại. Bên cạnh đó Từ điển ViệtBồ-La còn có những cụm từ khác chúng ta hiện nay như:
 
+ đầy tớ cả ......... ® tông đồ,
+ cả nước, hồng cả ® lụt cùng khắp,
+ ăn chay cả ...... ® mùa chay bốn mươi ngày,
+ ơn cả ............... ® nghĩa là ơn huệ to lớn,
+ cả và thiên hạ ® tất cả mọi người dưới bầu trời.
Về cụm từ cả sángcha Đắc Lộ giải thích trong sách Ngữ Pháp của cha như sau: “Thường thường danh từ đi trước và tính từ theo sau, ví dụ: chúa cả (chúa lớn); thầng (thằng) nhỏ (đứa trẻ nhỏ); tôi đã nói là thường thường, bởi vì luật này cũng có mẹo trừ, ví dụ: cả lòng (lòng lớn, tức là can đảm); cả gan (gan lớn, tức là cách quảng đại); nhưng đúng hơn đó là kiểu nói ẩn dụ, vì trong kiểu nói thường, thì giữ luật [chung].”

Cụm từ “cả sáng” trong Kinh này là kiểu kết hợp theo luật trừ mà cha Đắc Lộ đã nói tới. Một điều thú vị là chúng ta tìm thấy trong Phép giảng tám ngày của Cha Đắc Lộ, 8 lần Cha dùng cụm từ “cả sáng” với nghĩa “vinh danh, tỏ rạng”; làm cho danh Cha “cả sáng” nghĩa là cho danh Cha được “tỏ rạng”, được “vinh danh.” Lần thứ 8 trong Phép giảng tám ngày  ở câu cuối cùng xuất hiện cụm từ “cả sáng hơn” và được chú thích là ‘khẩu hiệu Dòng Tên’ nghĩa là vinh danh Chúa hơn.

Chúng ta cũng gặp cụm từ cả lòng trong Kinh Ăn Năn Tội. Cụm từ này được cha Đắc Lộ ghi nhận trong Từ điển Việt-Bồ-La dưới các mục từ “tội cả lòng” nghĩa là “tội cả dám”, dám phản nghịch lỗi nghĩa cùng Chúa. Cụm từ này cũng được nhắc đến trong sách ngữ pháp đã nêu trên.
114.864864865135.135135135250