12/05/2021 -

TỪ CỔ trong SÁCH KINH

2166
Từ Cổ trong Kinh Mười Điều Răn

Đạo Đức Chúa Trời có mười điều răn
Thứ nhất:
thờ phượng một Đức Chúa Trời và kính mến Người trên hết mọi sự.
Thứ hai: chớ kêu tên Đức Chúa Trời vô cớ.
Thứ ba: giữ ngày chủ nhật.
Thứ bốn: thảo kính cha mẹ.
Thứ năm: chớ giết người.
Thứ sáu: chớ làm sự dâm dục.
Thứ bảy: chớ lấy của người.
Thứ tám: chớ làm chứng dối.
Thứ chín: chớ muốn vợ chồng người.
Thứ mười: chớ tham của người.
Mười điều răn ấy tóm về hai này
mà chớ: Trước kính mến một Đức Chúa Trời trên hết mọi sự, sau lại yêu người như mình ta vậy. Amen.
 
Kinh “mười điều răn”, từ “răn” trong tiếng Việt hiện đại không có nghĩa phù hợp với Kinh này. Từ điển Việt-Bồ-La giải thích răn” là “lệnh truyền, như vậy chúng ta hiểu “mười điều răn” nghĩa là “mười lệnh truyền” của Thiên Chúa. Cũng như thế chúng ta hiểu “sáu điều răn Hội Thánh” nghĩa là “sáu điều Hội Thánh truyền lệnh” buộc phải giữ.

- Trong Kinh này chúng ta gặp lại từ “thờ phượng” nghĩa là “thờ lạy” đã giải thích trong Kinh Nghĩa Đức Tin; cụm từ “kính mến” nghĩa là “kính yêu” đã giải thích trong Kinh Mến.

- Có một cụm từ cổ đặc biệt “mà chớ, một thời gian nhiều nơi đã không hiểu rõ nghĩa và sửa lại mà nhớ.” Thực ra người sửa lại thành “mà nhớ” cũng có dụng ý của người sửa, nhưng nghĩa của mà chớ rất hay và phù hợp với nghĩa toàn văn của câu Kinh. Từ điển Việt-Bồ-La ghi mà chớ” nghĩa là “không có gì hơn nữa, không còn gì hơn nữa, tác giả còn giải thích thêm một mục từ “có bấy nhiêu mà chớ” nghĩa là “có bấy nhiêu và không có gì hơn nữa, không có gì thêm nữa.” Câu Kinh Mười điều răn ấy tóm về hai này mà chớ” nghĩa là mười điều răn ấy chỉ tóm lại có hai điều thôi, không có gì hơn nữa, không cần phải thêm gì nữa, chỉ hai điều tóm lại ấy là đủ rồi.
114.864864865135.135135135250