Con thân Đức Thánh Thiên Thần, tính thiêng liêng sáng láng,
con cám ơn Đức Thánh Thiên Thần giữ con từ thuở mới sinh đến nay cho khỏi tay quỷ.
Đức Thánh Thiên Thần là thầy con, mở lòng cho con biết được đạo thánh Chúa trời đất.
Vì vậy con cầu cùng Đức Thánh Thiên Thần giữ con ban ngày, xem con ban đêm,
cho đến trọn đời, kẻo ma quỷ dữ cám dỗ được con.
Con lạy Đức Thánh Thiên Thần khẩn nguyện cho con thông minh sáng láng,
giữ mười sự răn, chừa mọi sự dữ,
đến khi con lâm chung, xin cùng Đức Chúa Trời
cho linh hồn con được lên ở cùng Đức Chúa Trời
và Thánh Thiên Thần hằng sống vui vẻ đời đời chẳng cùng. Amen.
con cám ơn Đức Thánh Thiên Thần giữ con từ thuở mới sinh đến nay cho khỏi tay quỷ.
Đức Thánh Thiên Thần là thầy con, mở lòng cho con biết được đạo thánh Chúa trời đất.
Vì vậy con cầu cùng Đức Thánh Thiên Thần giữ con ban ngày, xem con ban đêm,
cho đến trọn đời, kẻo ma quỷ dữ cám dỗ được con.
Con lạy Đức Thánh Thiên Thần khẩn nguyện cho con thông minh sáng láng,
giữ mười sự răn, chừa mọi sự dữ,
đến khi con lâm chung, xin cùng Đức Chúa Trời
cho linh hồn con được lên ở cùng Đức Chúa Trời
và Thánh Thiên Thần hằng sống vui vẻ đời đời chẳng cùng. Amen.
- Trong Kinh này chúng ta gặp câu mở đầu “Con thân Đức Thánh Thiên Thần…” Đây là câu đặc biệt với từ “thân”, từ này sẽ được giải thích trong Kinh Lạy Nữ Vương liền sau đây.
Cụm từ “thân lạy Mẹ!”, nếu tra từ điển tiếng Việt hiện đại chúng ta sẽ thấy từ “thân” không có nét nghĩa nào phù hợp với Kinh này. Đây là một từ cổ đã được Từ điển Việt-Bồ-La ghi nhận, “thân” nghĩa là: “Cách nói để bày tỏ lòng tôn kính với những người cao trọng dưới vua chúa; thân ông, thân đức ông, thân ông già muôn tuổi: là những kiểu xưng hô tương đương với: tâu vua, dộng chúa, bạch thày, chiềng ông: đó là những kiểu xưng hô đáng giá.” Từ điển từ cổ chú thích nghĩa của từ “thân” là: thưa, bẩm. Như vậy, “thân lạy Mẹ!” là một từ ngữ dùng xưng hô dành cho Mẹ là đấng đáng kính trọng về mặt nghĩa cổ của nó.
Cụm từ “thân lạy Mẹ!”, nếu tra từ điển tiếng Việt hiện đại chúng ta sẽ thấy từ “thân” không có nét nghĩa nào phù hợp với Kinh này. Đây là một từ cổ đã được Từ điển Việt-Bồ-La ghi nhận, “thân” nghĩa là: “Cách nói để bày tỏ lòng tôn kính với những người cao trọng dưới vua chúa; thân ông, thân đức ông, thân ông già muôn tuổi: là những kiểu xưng hô tương đương với: tâu vua, dộng chúa, bạch thày, chiềng ông: đó là những kiểu xưng hô đáng giá.” Từ điển từ cổ chú thích nghĩa của từ “thân” là: thưa, bẩm. Như vậy, “thân lạy Mẹ!” là một từ ngữ dùng xưng hô dành cho Mẹ là đấng đáng kính trọng về mặt nghĩa cổ của nó.
- “Đức thánh Thiên Thần là thầy con, mở lòng cho con…” Cụm từ “mở lòng” không có trong từ điển tiếng Việt hiện đại. Từ điển ViệtBồ-La không có mục từ “mở lòng” nhưng có hai mục từ có ý nghĩa ấy. Mục từ “Đức Chúa Trời mở lòng” nghĩa là “Thiên Chúa lay động tâm hồn” và “Đức Chúa Trời mở lòng sáng láng” nghĩa là “Thiên Chúa soi sáng tâm hồn.” Tự vị Annam Latinh bổ túc cho Từ điển ViệtBồ-La bằng mục từ “mở lòng” nghĩa là “soi sáng tâm hồn.” Câu Kinh nghĩa là Đức Thánh Thiên Thần soi sáng tâm hồn con, để con biết được đạo thánh Chúa, con cám ơn Ngài về điều ấy.
- “Đức Thánh Thiên Thần giữ con ban ngày, xem con ban đêm”: Từ “xem” trong tiếng Việt hiện đại có năm nét nghĩa:
1.Nhận biết bằng mắt;
2.Nhận định, đánh giá dựa vào quan sát;
3.Thường ở cuối câu, sau động từ…;
4.Kết hợp hạn chế (xem số, xem tướng…);
5.Coi là, coi như.
Cả năm nghĩa vị này của từ “xem” trong tiếng Việt hiện đại đều không phù hợp với nghĩa của câu Kinh.
1.Nhận biết bằng mắt;
2.Nhận định, đánh giá dựa vào quan sát;
3.Thường ở cuối câu, sau động từ…;
4.Kết hợp hạn chế (xem số, xem tướng…);
5.Coi là, coi như.
Cả năm nghĩa vị này của từ “xem” trong tiếng Việt hiện đại đều không phù hợp với nghĩa của câu Kinh.
Đại Nam Quấc Âm Tự Vị ghi chú “xem” nghĩa là “coi” (trông coi); Từ điển của Hội Khai Trí Tiến Đức giải thích “xem” nghĩa là “coi (coi sóc), để ý cho biết.” Nghĩa của câu Kinh, xin Thánh Thiên Thần gìn giữ con ban ngày, coi sóc con ban đêm, để ma quỷ không cám dỗ được con.
- Cụm từ “lâm chung” trong Kinh này đồng nghĩa với “lâm tử” trong Kinh Kính Mừng .
TTừ điển tiếng Việt hiện đại giải thích “lâm” nghĩa là “ở vào tình thế không hay cho mình, như lâm nạn.” Nghĩa này không sát mấy với ý nghĩa của lời Kinh. Tự vị Annam Latinh có từ “lâm” nghĩa là “sắp tới, lại gần, xảy đến”; tác giả cũng ghi thêm hai mục từ “lâm chung” và “lâm tử” nghĩa là “cái chết rất gần.”
TTừ điển tiếng Việt hiện đại giải thích “lâm” nghĩa là “ở vào tình thế không hay cho mình, như lâm nạn.” Nghĩa này không sát mấy với ý nghĩa của lời Kinh. Tự vị Annam Latinh có từ “lâm” nghĩa là “sắp tới, lại gần, xảy đến”; tác giả cũng ghi thêm hai mục từ “lâm chung” và “lâm tử” nghĩa là “cái chết rất gần.”