Tôi thú nhận cùng Thiên Chúa toàn năng,
và cùng anh (chị) em:
tôi đã phạm tội nhiều trong tư tưởng, lời nói, việc làm
và những điều thiếu sót.
Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng.
Vì vậy tôi xin Đức Bà Maria trọn đời đồng trinh,
các thiên thần, các thánh và anh (chị) em
khẩn cầu cho tôi trước tòa Thiên Chúa, Chúa chúng ta. Amen
và cùng anh (chị) em:
tôi đã phạm tội nhiều trong tư tưởng, lời nói, việc làm
và những điều thiếu sót.
Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng.
Vì vậy tôi xin Đức Bà Maria trọn đời đồng trinh,
các thiên thần, các thánh và anh (chị) em
khẩn cầu cho tôi trước tòa Thiên Chúa, Chúa chúng ta. Amen
- Khi đọc Kinh nhiều bạn trẻ đã thắc mắc: “Tại sao trong Kinh này khi thú nhận với Chúa và mọi người thì đọc ‘Tôi đã phạm tội nhiều…’, nhưng khi đấm ngực thì lại đọc ‘Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi…’ Phải chăng có sự khác biệt về hành động ‘thú nhận’ này, khi ‘thú’ thì nói đến ‘tội’ còn khi ‘nhận’ thì chỉ nhận ‘lỗi’?.”
Xin thưa, trong tiếng Việt hiện đại hai từ “tội” và “lỗi” diễn tả hai mức độ sai phạm khác nhau. “Tội” là điều nặng, đối với người có đạo là phải đi “xưng tội” có khi phải chịu hình phạt; còn “lỗi” là những thiếu sót, những sai phạm nhỏ trong cuộc sống, chỉ cần nói lời xin lỗi là được. Tuy nhiên, nếu chúng ta phạm tội hay chúng ta mắc lỗi thì điều quan trọng là chúng ta đều cần phải sửa đổi.
Trong tiếng Việt cổ, từ “tội” nghĩa là “tội”, nhưng từ “lỗi” ngoài nghĩa là “sự lầm lỗi” thì nó còn mang nét nghĩa là “tội.” Tự vị Annam Latinh ghi nhận ở mục từ “lỗi” nghĩa là “sai lỗi, sự sai lỗi, tội lỗi.” Cũng vì nét nghĩa này mà chúng ta có từ ghép hội nghĩa “tội lỗi” đều chỉ về “tội”, từ ghép này có nét nghĩa chung hơn và mạnh hơn.
Có lẽ vì không muốn lặp lại từ “tội” làm cho câu Kinh đơn điệu mà các soạn giả đã dùng từ thay đổi giữa “tội” và “lỗi” để cho phong phú từ ngữ hơn. Tuy nhiên, với thời gian thì nghĩa của hai từ này đã làm cho câu Kinh khó hiểu hơn. Vì thế chúng ta cần hiểu từ “lỗi” với nét cổ của nó để ý nghĩa của câu Kinh trọn vẹn đầy đủ hơn.
Trong tiếng Việt cổ, từ “tội” nghĩa là “tội”, nhưng từ “lỗi” ngoài nghĩa là “sự lầm lỗi” thì nó còn mang nét nghĩa là “tội.” Tự vị Annam Latinh ghi nhận ở mục từ “lỗi” nghĩa là “sai lỗi, sự sai lỗi, tội lỗi.” Cũng vì nét nghĩa này mà chúng ta có từ ghép hội nghĩa “tội lỗi” đều chỉ về “tội”, từ ghép này có nét nghĩa chung hơn và mạnh hơn.
Có lẽ vì không muốn lặp lại từ “tội” làm cho câu Kinh đơn điệu mà các soạn giả đã dùng từ thay đổi giữa “tội” và “lỗi” để cho phong phú từ ngữ hơn. Tuy nhiên, với thời gian thì nghĩa của hai từ này đã làm cho câu Kinh khó hiểu hơn. Vì thế chúng ta cần hiểu từ “lỗi” với nét cổ của nó để ý nghĩa của câu Kinh trọn vẹn đầy đủ hơn.