13/04/2021 -

TỪ CỔ trong SÁCH KINH

753
Từ CỔ trong Kinh Truyền Tin


- Xướng: Đức Chúa Trời sai Thánh Thiên Thần truyền tin cho Rất Thánh Đức Bà Maria.
- Đáp: Và Rất Thánh Đức Bà chịu thai bởi phép Đức Chúa Thánh Thần. (Kính mừng...)
Xướng: Này tôi là tôi tá Đức Chúa Trời.

- Đáp: Tôi xin vâng như lời Thánh Thiên Thần truyền. (Kính mừng...)
Xướng: Chốc ấy Ngôi Thứ Hai xuống thế làm người.

- Đáp: Và ở cùng chúng con. (Kính mừng...)
Xướng: Lạy Rất Thánh Đức Mẹ Chúa Trời, xin cầu cho chúng con.

- Đáp: Đáng chịu lấy những sự Chúa Kitô đã hứa.
- Lời nguyện : Lạy Chúa, chúng con xin Chúa ban ơn xuống trong linh hồn chúng con là kẻ đã nhờ lời Thánh Thiên Thần truyền, mà biết thật Chúa Kitô là Con Chúa đã xuống thế làm người, thì xin vì công ơn Con Chúa chịu nạn chịu chết trên cây Thánh giá, cho chúng con ngày sau khi sống lại được đến nơi vinh hiển. Cũng vì công nghiệp Chúa Kitô là Chúa chúng con. Amen

Trong Kinh này chúng ta thấy có 3 lần xuất hiện từ chịukết hợp với các từ ngữ khác nhau, với 3 sắc thái nghĩa khác nhau:

1.chịu thai (trung tính)
2.chịu lấy những sự Chúa Kitô đã hứa (tích cực)
3.chịu nạn chịu chết (tiêu cực)[1].

Từ điển tiếng Việt hiện đại mô tả từ chịu có 6 nét nghĩa, trong đó có 2 nét nghĩa mang sắc thái trung tính và 4 nét nghĩa mang sắc thái tiêu cực, không có nét nghĩa tích cực.

Từ điển Việt-Bồ-La sử dụng 23 mục từ có từ chịu, trong đó có đầy đủ ba nét nghĩa tích cực, trung tính và tiêu cực. Ví dụ (xin trích vài ví dụ điển hình):

Nét nghĩa tích cực (3 lần)
  • chịulãnh, nhận
  • chịu phúchưởng phúc, nhận lãnh phúc lộc
  • chịu muôn phúcnhận lãnh vô số phúc lộc

Chúng ta cũng thấy xuất hiện kiểu nói này trong cuốn “Phép giảng tám ngày” của cha Đắc Lộ: “Ai đến được trên ấy thì chịu hằng hằng vui vẻ vậy[2] hoặc trong cuốn “Các thánh truyện[3] cũng nói tương tự: “Chúng tôi là kẻ chịu phúc.”

Nét nghĩa trung tính (7 lần)
  • chịu đạo tiếp nhận đạo
  • chịu thai (2) có thai, đã thụ thai, mang thai
  • chịu lụy (2) → vâng lời, tuân phục
  • chịu phép bề trêntỏ lòng vâng phục các bề trên
  • chịu vậy đón nhận cách kiên nhẫn

- Nét nghĩa tiêu cực (13 lần)
  • chịu tủi hổ chịu đựng sự nhục nhã
  • chịu chết  chịu tội, chịu đau khổ
  • chịu khốn khó chịu sự bần cùng và khó nhọc
  • chịu lỗi thú lỗi
  • chịu nạn chịu đựng những đau khổ
  • chịu thương chịu khó chịu đựng những lao nhọc và khốn khổ
  • chịu tội →  chịu vì tội

Từ điển Việt-Bồ-La giúp chúng ta hiểu rõ nghĩa 3 từ chịu trong 3 kết hợp khác nhau của Kinh Truyền Tin cách rõ ràng, trong khi đó tiếng Việt đương đại từ “chịu” không còn nét nghĩa tích cực nữa.
 
- Trong Kinh này chúng ta gặp từ chốc ấy.” Đây là từ mà Từ điển tiếng Việt hiện đại không có, tiếng Việt hiện đại giải thích “chốc” là khoảng thời gian tương đối ngắn. Nghĩa này không sát với lời Kinh. Tự Vị Annam Latinh có mục từ chốc ấynghĩa là “ngay lúc ấy giúp hiểu rất rõ nghĩa của lời Kinh. Nghĩa là sau lời thưa xin vâng của Mẹ Maria, thì ngay lúc ấy Ngôi Thứ Hai xuống thế làm người.”
 
Khi đọc Kinh Truyền Tin, chúng ta được mời gọi suy niệm về Mầu Nhiệm Cứu Độ của Thiên Chúa. Con Thiên Chúa xuống làm người trong cung lòng Đức Mẹ Maria. Trong biến cố này Mẹ Maria đã cộng tác với Chúa bằng lời thưa xin vâng. Kinh Kính Mừng sau mỗi lời xướng đáp là lời chúc khen tôn vinh Mẹ.
 
[1] Ở đây chỉ xét đến nghĩa trên bề mặt “từ ngữ” theo từ điển, không bàn đến ý nghĩa Thần Học trong giải thích này.
[2] Trích trong bài giáo lý “Ngày thứ nhất”, sách Phép giảng tám ngày.
[3] Các thánh truyện 1650-1680.
114.864864865135.135135135250