TRUNG THU VỚI NHỮNG CÁI KHÔNG TẠI XÓM KÉ, LÀNG DIOM B
ĐƠN DƯƠNG – LÂM ĐỒNG
ĐƠN DƯƠNG – LÂM ĐỒNG
Bầu khí rộn ràng của ngày hội trăng rằm đang lan tỏa trong cộng đồng xã hội. Nhịp sống nơi nơi đều trở nên rộn ràng bởi tiếng trống thùng thình của các nhóm múa lân đi rảo khắp các ngả đường. Từ xa lộ đến những con hẻm nhỏ, đâu đâu cũng thấy các em nhỏ tíu tít với những chiếc đèn lồng lung linh đủ màu sắc trên tay cùng cha mẹ, bạn bè tản bộ vui chơi dưới ánh trăng tròn của ngày lễ hội. Niềm vui của trẻ thơ, đơn giản chỉ là vậy.
Thế nhưng, Trung Thu với những trẻ em sắc tộc Churu tại xóm Ké, làng DiomB - Đơn Dương - Lâm Đồng, dường như chẳng có gì khác lạ: không bánh, không đèn, không trống, không lân, không trăng. Nghe tin nhóm chúng tôi đến, bọn trẻ đã tập trung đông đủ. Khuôn mặt nào cũng tràn đầy niềm vui, sự háo hức, vì biết rằng, ít phút nữa bọn chúng sẽ nhận được một chiếc bánh Trung Thu mà chúng mong ngóng trong cả Mùa thu này. Thật vậy, khi chúng tôi trao cho các em những chiếc bánh trung tru và đôi ba cây kẹo mút, những đôi mắt to tròn đen láy của trẻ nhỏ nơi đây ánh lên niềm vui và một sự ngạc nhiên khó tả. Tôi đoán được các em đang thầm nghĩ: sao trên thế gian này lại có những thứ bánh to, dẻo và ngọt như thế.
Chúng tôi đến buôn làng vào buổi chiều ngày trung thu, trời mưa rả rích, quang cảnh hiu hắt của bản làng khiến chúng tôi chỉ biết thốt lên hai chữ “tội nghiệp”. Tự dưng, lời hát “tết Trung Thu rước đèn đi chơi” của các sơ đang vui với các em ở hiên nhà vọng lại nghe rưng rức nỗi buồn và tiếng thở dài não nề của một người mẹ trẻ 23 tuổi với 4 đứa con nhỏ bám theo sau. Lân la vài ba câu chuyện, chị chia sẻ với chúng tôi: “Ở đây chẳng ai biết Trung Thu là gì, cách đây 2 ngày có nhóm từ thiện từ sài Gòn đến Nhà thờ phát quà cho thiếu nhi, chúng con mới biết đó là quà Trung Thu. Trẻ em ở đây có đứa được đi học cũng có em phải nghỉ vì gia đình không có tiền đóng học. Chúng con đi làm thuê quanh năm chỉ đủ để lo miếng ăn, cái mặc và chỗ ở, không dám nghĩ đến bất cứ điều gì khác. Ngay cả việc bỏ vài chục ngàn để mua bánh Trung Thu cho con cũng chỉ có trong giấc mơ vội vàng”.
Tôi chưa bao giờ thấy một Mùa thu nào âm thầm lặng lẽ như nơi đây, lặng lẽ như chính cuộc đời và số phận của họ. Dường như cả làng không thấy bóng dáng của những cửa hàng bày bán bánh Trung thu hay những chiếc đèn lồng, đồ chơi, mặt nạ ông địa. Cũng dễ hiểu thôi, chính cái nghèo, sự khốn cùng của cuộc sống đã làm mất đi ngày Tết Trung Thu và những chiếc đèn lồng, những tiếng trống múa lân rộn rã của trẻ em nơi đây. Khi được trò chuyện và vui chơi với các em, tôi mới thấy được sự khao khát có được miếng bánh trung thu, được cầm trên tay chiếc đèn ông sao, đèn cá chép, hay đơn giản chỉ được đi theo đoàn múa lân rảo qua các xóm bản của những đứa bé trót sinh ra nơi vùng đất nghèo khổ, u uẩn này.
Mùa thu đã về, mùa thu gây thương nhớ cho bao người bởi những chiếc lá vàng lãng đãng rơi trong chiều gió nhẹ và những làn sương mong manh mang chút se lạnh vào buổi sớm đầu ngày. Mùa thu bao giờ cũng đẹp, nhưng vẻ đẹp tuyệt vời nhất của mùa thu chính là Ánh Trăng Thu.
Tản bộ dưới rặng liễu trước cổng Tu viện lúc trời đã về khuya, nhìn ánh trăng xuyên qua những cành liễu rủ xuống lối đi, lòng người lại bồi hồi suy nghĩ: Vầng trăng được Thiên Chúa tạo dựng để chiếu soi cho hết mọi người. Ai cũng có quyền được soi sáng và được nhìn ngắm quà tặng tuyệt vời của Thiên Chúa, nhưng liệu đêm nay trăng có chiếu sáng hết tất cả mọi nơi, đặc biệt là những người nghèo khổ, những trẻ em sắc tộc đã “trót mang thân con cái nhà nghèo” với những thân phận cũng vàng vọt như lá thu trôi giữa dòng?
Ước mong sao những số phận nghèo khổ cơ cực sẽ được chiếu sáng bởi ánh trăng đêm nay, để Tết Trung Thu với những cảm xúc về ngày “tết của thiếu nhi” vẫn đong đầy vẹn nguyên trong tâm trí các trẻ nhỏ nơi đây về một mùa Trung Thu ấm áp và hạnh phúc bên bạn bè, người thân, gia đình. Và như vậy, tâm hồn của những em bé dân tộc này không còn bị che khuất bởi bóng tối của sự nghèo khổ bủa vây, nhưng sẽ tỏa sáng như vầng trăng đêm rằm.
Thế nhưng, Trung Thu với những trẻ em sắc tộc Churu tại xóm Ké, làng DiomB - Đơn Dương - Lâm Đồng, dường như chẳng có gì khác lạ: không bánh, không đèn, không trống, không lân, không trăng. Nghe tin nhóm chúng tôi đến, bọn trẻ đã tập trung đông đủ. Khuôn mặt nào cũng tràn đầy niềm vui, sự háo hức, vì biết rằng, ít phút nữa bọn chúng sẽ nhận được một chiếc bánh Trung Thu mà chúng mong ngóng trong cả Mùa thu này. Thật vậy, khi chúng tôi trao cho các em những chiếc bánh trung tru và đôi ba cây kẹo mút, những đôi mắt to tròn đen láy của trẻ nhỏ nơi đây ánh lên niềm vui và một sự ngạc nhiên khó tả. Tôi đoán được các em đang thầm nghĩ: sao trên thế gian này lại có những thứ bánh to, dẻo và ngọt như thế.
Chúng tôi đến buôn làng vào buổi chiều ngày trung thu, trời mưa rả rích, quang cảnh hiu hắt của bản làng khiến chúng tôi chỉ biết thốt lên hai chữ “tội nghiệp”. Tự dưng, lời hát “tết Trung Thu rước đèn đi chơi” của các sơ đang vui với các em ở hiên nhà vọng lại nghe rưng rức nỗi buồn và tiếng thở dài não nề của một người mẹ trẻ 23 tuổi với 4 đứa con nhỏ bám theo sau. Lân la vài ba câu chuyện, chị chia sẻ với chúng tôi: “Ở đây chẳng ai biết Trung Thu là gì, cách đây 2 ngày có nhóm từ thiện từ sài Gòn đến Nhà thờ phát quà cho thiếu nhi, chúng con mới biết đó là quà Trung Thu. Trẻ em ở đây có đứa được đi học cũng có em phải nghỉ vì gia đình không có tiền đóng học. Chúng con đi làm thuê quanh năm chỉ đủ để lo miếng ăn, cái mặc và chỗ ở, không dám nghĩ đến bất cứ điều gì khác. Ngay cả việc bỏ vài chục ngàn để mua bánh Trung Thu cho con cũng chỉ có trong giấc mơ vội vàng”.
Tôi chưa bao giờ thấy một Mùa thu nào âm thầm lặng lẽ như nơi đây, lặng lẽ như chính cuộc đời và số phận của họ. Dường như cả làng không thấy bóng dáng của những cửa hàng bày bán bánh Trung thu hay những chiếc đèn lồng, đồ chơi, mặt nạ ông địa. Cũng dễ hiểu thôi, chính cái nghèo, sự khốn cùng của cuộc sống đã làm mất đi ngày Tết Trung Thu và những chiếc đèn lồng, những tiếng trống múa lân rộn rã của trẻ em nơi đây. Khi được trò chuyện và vui chơi với các em, tôi mới thấy được sự khao khát có được miếng bánh trung thu, được cầm trên tay chiếc đèn ông sao, đèn cá chép, hay đơn giản chỉ được đi theo đoàn múa lân rảo qua các xóm bản của những đứa bé trót sinh ra nơi vùng đất nghèo khổ, u uẩn này.
Mùa thu đã về, mùa thu gây thương nhớ cho bao người bởi những chiếc lá vàng lãng đãng rơi trong chiều gió nhẹ và những làn sương mong manh mang chút se lạnh vào buổi sớm đầu ngày. Mùa thu bao giờ cũng đẹp, nhưng vẻ đẹp tuyệt vời nhất của mùa thu chính là Ánh Trăng Thu.
Tản bộ dưới rặng liễu trước cổng Tu viện lúc trời đã về khuya, nhìn ánh trăng xuyên qua những cành liễu rủ xuống lối đi, lòng người lại bồi hồi suy nghĩ: Vầng trăng được Thiên Chúa tạo dựng để chiếu soi cho hết mọi người. Ai cũng có quyền được soi sáng và được nhìn ngắm quà tặng tuyệt vời của Thiên Chúa, nhưng liệu đêm nay trăng có chiếu sáng hết tất cả mọi nơi, đặc biệt là những người nghèo khổ, những trẻ em sắc tộc đã “trót mang thân con cái nhà nghèo” với những thân phận cũng vàng vọt như lá thu trôi giữa dòng?
Ước mong sao những số phận nghèo khổ cơ cực sẽ được chiếu sáng bởi ánh trăng đêm nay, để Tết Trung Thu với những cảm xúc về ngày “tết của thiếu nhi” vẫn đong đầy vẹn nguyên trong tâm trí các trẻ nhỏ nơi đây về một mùa Trung Thu ấm áp và hạnh phúc bên bạn bè, người thân, gia đình. Và như vậy, tâm hồn của những em bé dân tộc này không còn bị che khuất bởi bóng tối của sự nghèo khổ bủa vây, nhưng sẽ tỏa sáng như vầng trăng đêm rằm.
Maria Nguyễn Thắm