Chúng ta phải cám ơn ĐGH Phanxicô, vì Ngài đã có sáng kiến mở “Năm Thánh Lòng Thương Xót”. Năm thánh này, được mời gọi chúng ta dành nhiều thời gian để suy gẫm về lòng Chúa xót thương, về tình yêu và sự tha thứ của Thiên Chúa dành cho mỗi người chúng ta. Khi đọc kinh Năm Thánh Lòng Thương Xót, con được đánh động bởi một lời mà chính Chúa Giêsu đã nói với phụ nữ Samaria “Nếu con nhận ra Hồng Ân của Thiên Chúa!” (Ga 4,10). Hồng Ân của Thiên Chúa dành cho cuộc đời con rất nhiều. Thế nhưng con chỉ chia sẻ một cảm nhận về Hồng Ân của Bí tích Giao Hòa, Bí tích thể hiện rõ nét lòng thương xót của Thiên Chúa Ba Ngôi dành cho con người.
Cách nào đó, mỗi người trong chúng ta cũng giống như Giakêu, Matthêu, Madalêna và Phêrô. Tất cả chúng ta với tư cách là con cái Tổ Tông đều là tội nhân trước mặt Thiên Chúa. Chúng ta cũng từng ý thức được sự khốn cực, thế nào là tội nhân. Một khi tâm hồn bị hoen ố bởi tội lỗi thì mất bình an biết chừng nào. Tội lỗi làm chúng ta xa lìa Thiên Chúa, xa lìa tha nhân và thậm chí đánh mất bình an của bản thân mình. Thiên Chúa đã yêu thương hay nói khác đi Ngài đã thương xót con người, nên đã sai Con Một Ngài đến để cứu con người.
Mỗi lần đi xưng tội, chúng ta đều nghe lời xá giải của vị giải tội đọc: “Thiên Chúa là Cha hay thương xót đã dùng cái chết và sự phục sinh của Con Chúa mà giao hòa thế gian với Chúa và ban Thánh Thần để tha tội…” Chúng ta hãy cảm tạ Thiên Chúa đã ban chính Con Một của Ngài cho chúng ta. Chúng ta hãy cảm tạ Chúa Giêsu Kitô đã đổ máu ra để thanh tẩy và cứu chúng ta khỏi mọi tội lỗi, nhờ cái Chết và sự Phục Sinh của Ngài. Và chúng ta được lãnh nhận Thánh Thần, chúng ta không ngớt lời cảm tạ Thiên Chúa.
Thế nên, chúng ta hãy khiêm tốn thừa nhận mình là kẻ tội lỗi, hãy biết cậy dựa vào Chúa để tìm được sự thương xót của Thiên Chúa, như lời sách tiên tri Hôsê đã viết “nơi Chúa, kẻ mồ côi tìm được sự thương xót” (Hs 14,4).
Trong chương 18 của Tin Mừng Matthêu tường thuật lại câu chuyện “tên mắc nợ không biết thương xót” (Mt 18,21-35). Chúng ta không có gì để trả nợ cho Thiên Chúa, nếu xét theo lẽ công bình, chúng ta phải bị tống ngục cho đến khi trả xong nợ. Tuy nhiên chúng ta được tha hết nhờ chúng ta van xin. Chúng ta hãy biết thương xót đồng bạn như chính Thiên Chúa đã thương xót chúng ta. Vậy chúng ta thương xót bằng cách nào đây?
Như Phêrô hỏi Chúa Giêsu, khi anh em con mắc lỗi với con, con phải tha thứ mấy lần?... Hãy tha thứ bảy mươi lần bảy. Nghĩa là tha thứ không có giới hạn. Khi sống chung, mỗi người đều có tương quan qua lại với nhau. Chính những tương quan giúp mỗi người hoàn thiện hơn mỗi ngày. Nhưng phải thành thật thừa nhận rằng, mỗi người chúng ta đôi khi vô tình hay hữu ý đã xúc phạm đến tha nhân cách này cách khác. Và tha nhân cũng không ít lần xúc phạm đến chúng ta. Trong những trường hợp như vậy, chúng ta cần đến sự tha thứ của tha nhân và cũng hãy tha thứ cho tha nhân. Để rồi đến lúc ra trình diện trước tôn nhan thiên Chúa, chúng ta không phải nghe lời kết án của Thiên Chúa “tên đầy tớ độc ác kia, ta đã tha hết số nợ cho ngươi, vì ngươi đã van xin ta, thì đến lượt ngươi, ngươi không phải thương xót đồng bạn, như chính ta đã thương xót người sao!” (Mt 18,32-33)
Nói cho cùng, mỗi người chúng ta hãy cảm nhận lòng thương xót của Thiên Chúa dành cho mình một cách cụ thể và riêng biệt, vì không ai mà không mắc nợ Thiên Chúa. Cho nên chúng ta hãy biết ơn Thiên Chúa đã yêu thương, tha thứ cho chúng ta, biểu lộ bằng cách sống quảng đại vị tha đối với tha nhân.
Cách nào đó, mỗi người trong chúng ta cũng giống như Giakêu, Matthêu, Madalêna và Phêrô. Tất cả chúng ta với tư cách là con cái Tổ Tông đều là tội nhân trước mặt Thiên Chúa. Chúng ta cũng từng ý thức được sự khốn cực, thế nào là tội nhân. Một khi tâm hồn bị hoen ố bởi tội lỗi thì mất bình an biết chừng nào. Tội lỗi làm chúng ta xa lìa Thiên Chúa, xa lìa tha nhân và thậm chí đánh mất bình an của bản thân mình. Thiên Chúa đã yêu thương hay nói khác đi Ngài đã thương xót con người, nên đã sai Con Một Ngài đến để cứu con người.
Mỗi lần đi xưng tội, chúng ta đều nghe lời xá giải của vị giải tội đọc: “Thiên Chúa là Cha hay thương xót đã dùng cái chết và sự phục sinh của Con Chúa mà giao hòa thế gian với Chúa và ban Thánh Thần để tha tội…” Chúng ta hãy cảm tạ Thiên Chúa đã ban chính Con Một của Ngài cho chúng ta. Chúng ta hãy cảm tạ Chúa Giêsu Kitô đã đổ máu ra để thanh tẩy và cứu chúng ta khỏi mọi tội lỗi, nhờ cái Chết và sự Phục Sinh của Ngài. Và chúng ta được lãnh nhận Thánh Thần, chúng ta không ngớt lời cảm tạ Thiên Chúa.
Thế nên, chúng ta hãy khiêm tốn thừa nhận mình là kẻ tội lỗi, hãy biết cậy dựa vào Chúa để tìm được sự thương xót của Thiên Chúa, như lời sách tiên tri Hôsê đã viết “nơi Chúa, kẻ mồ côi tìm được sự thương xót” (Hs 14,4).
Trong chương 18 của Tin Mừng Matthêu tường thuật lại câu chuyện “tên mắc nợ không biết thương xót” (Mt 18,21-35). Chúng ta không có gì để trả nợ cho Thiên Chúa, nếu xét theo lẽ công bình, chúng ta phải bị tống ngục cho đến khi trả xong nợ. Tuy nhiên chúng ta được tha hết nhờ chúng ta van xin. Chúng ta hãy biết thương xót đồng bạn như chính Thiên Chúa đã thương xót chúng ta. Vậy chúng ta thương xót bằng cách nào đây?
Như Phêrô hỏi Chúa Giêsu, khi anh em con mắc lỗi với con, con phải tha thứ mấy lần?... Hãy tha thứ bảy mươi lần bảy. Nghĩa là tha thứ không có giới hạn. Khi sống chung, mỗi người đều có tương quan qua lại với nhau. Chính những tương quan giúp mỗi người hoàn thiện hơn mỗi ngày. Nhưng phải thành thật thừa nhận rằng, mỗi người chúng ta đôi khi vô tình hay hữu ý đã xúc phạm đến tha nhân cách này cách khác. Và tha nhân cũng không ít lần xúc phạm đến chúng ta. Trong những trường hợp như vậy, chúng ta cần đến sự tha thứ của tha nhân và cũng hãy tha thứ cho tha nhân. Để rồi đến lúc ra trình diện trước tôn nhan thiên Chúa, chúng ta không phải nghe lời kết án của Thiên Chúa “tên đầy tớ độc ác kia, ta đã tha hết số nợ cho ngươi, vì ngươi đã van xin ta, thì đến lượt ngươi, ngươi không phải thương xót đồng bạn, như chính ta đã thương xót người sao!” (Mt 18,32-33)
Nói cho cùng, mỗi người chúng ta hãy cảm nhận lòng thương xót của Thiên Chúa dành cho mình một cách cụ thể và riêng biệt, vì không ai mà không mắc nợ Thiên Chúa. Cho nên chúng ta hãy biết ơn Thiên Chúa đã yêu thương, tha thứ cho chúng ta, biểu lộ bằng cách sống quảng đại vị tha đối với tha nhân.
Nt. Kim Dung