Là con người ai trong chúng ta cũng mắc sai lầm, khi phạm lỗi chúng ta thường mong muốn được tha thứ. Khi làm tổn thương người nào, ta đều muốn được họ yêu thương tha thứ. Vậy khi chúng ta bị ai đó xúc phạm, ai đó làm tổn thương mình... chúng ta có sẵn sàng tha thứ cho họ không? Nếu không tha thứ cho người khác, hay không được người khác tha thứ thì chúng ta có sống bình an và hạnh phúc không? Chắc chắn là không, vậy chúng ta phải làm gì?
Trong kinh Lạy Cha, Chúa Giêsu đã dạy chúng ta cầu nguyện xin Thiên Chúa xót thương tha thứ cho chúng ta: “Xin tha cho chúng con như chúng con cũng tha cho những người có lỗi với chúng con” (Mt 6,12). Vâng, lời cầu xin tha thứ luôn là chủ đề chính trong những lời cầu nguyện của mỗi chúng ta. Để được tha thứ, chúng ta cần ý thức: con người chỉ được Chúa tha thứ khi chính bản thân mình đã sống tinh thần tha thứ. Cần tránh tình trạng một đàng đón nhận tình yêu Thiên Chúa - Đấng giàu lòng thương xót, đàng khác lại khép kín mình và từ chối tha thứ cho tha nhân, như thái độ của đầy tớ mắc nợ không biết thương xót người đồng bạn của mình.
Thường khi đứng trước lỗi lầm của người khác, chúng ta dễ rơi vào tình trạng lên án, xét đoán, chúng ta tự đắc mình không phạm tội như họ, như những người đã kết án một phụ nữ mắc tội ngoại tình và họ muốn ném đá người phụ nữ ấy. Đức Giêsu đã nói: “Ai trong các ông sạch tội thì cứ việc lấy đá ném trước đi” (Ga 8,7). Một câu nói thật nhẹ nhàng nhưng rõ ràng được “ném” vào những người có dụng ý xấu. Chúa nói với những người chỉ nhìn đến lề luật mà lên án tội lỗi của người đàn bà mà không nghĩ đến mình. Chính họ cũng cần chạy đến xin Chúa kiên nhẫn với họ và thương xót họ. Chúng ta cũng vậy, hãy đặt mình vào hoàn cảnh người tội lỗi để biết cảm thông và tha thứ cho người khác. Như Chúa Giêsu đã tha thứ cho người phụ nữ ngoại tình và cho chị cơ hội làm lại cuộc đời.
Với gương sống tinh thần tha thứ của Đức Giêsu và lời dạy của Ngài, chúng ta cần học biết cảm thông và tha thứ. Thật vậy, sự tha thứ đóng vai trò quan trọng và thái độ căn bản trong đời sống của mỗi chúng ta. Tha thứ là một đòi hỏi dành cho những người sống đức tin vào Chúa. Chính đòi hỏi này cũng là lời cảnh báo chúng ta đừng bao giờ để cho tính tự ái, những căng thẳng, những vết thương, sự thù hận và sự chai cứng trái tim “giết chết” đi lòng nhân từ, nhấn chìm thiện chí hòa giải. Đời sống Kitô hữu hệ tại ở lòng nhân từ, thương xót, sẵn sàng tha thứ như Đức Kitô sống và mời gọi chúng ta.
Đón nhận nhau, tha thứ cho nhau là điều thật tốt đẹp. Tha thứ là thái độ sống hằng ngày, chúng ta cần phải tha thứ liên lỉ và tha thứ về nhiều chuyện. Câu trả lời của Đức Giêsu về câu hỏi của thánh Phêrô là phải tha thứ mấy lần: “Thầy không bảo là đến bảy lần mà bảy mươi lần bảy” (Mt 18,22). Như thế, chúng ta cần phải tha thứ không ngừng nếu chúng ta muốn có tâm hồn thanh thản thật sự.
Trong giáo huấn về đức tin và cầu nguyện, Đức Giêsu còn dạy ta khi có chuyện xích mích, bất bình thì hãy đi làm hòa ngay. Lời cầu nguyện và hành động của ta phải nối kết với nhau chứ không được tương phản. Tương quan của ta với Chúa luôn gắn liền tương quan giữa ta với anh chị em trong cộng đoàn. Chúng ta không thể đi vào cộng đoàn dâng của lễ khi lòng ta còn trĩu nặng, còn ôm ấp vết thương và những bực tức, hận thù. Điều đó sẽ ngăn cản không để cho lòng nhân từ thể hiện để xât dựng cộng đoàn hiệp nhất. Thánh Phaolô khuyên: “Đừng chua cay gắt gỏng, nóng nảy giận hờn hay la lối thóa mạ và hãy loại trừ những hành vi gian ác. Trái lại, hãy đối xử tốt với nhau, phải có lòng thương xót và biết tha thứ cho nhau như Thiên Chúa đã tha thứ cho anh em trong Đức Kitô” (Ep 4,31-32). Để xây dựng cộng đoàn hiệp nhất yêu thương, mỗi người cần phải loại bỏ con người cũ (chua cay, gắt gỏng, nóng giận...) để mặc lấy con người mới là Đức Kitô, biết sống yêu thương, tha thứ cho những lỗi lầm của những người xung quanh.
“Hãy thương xót như Chúa Cha”- đây là câu châm ngôn của Năm Thánh Lòng Thương Xót Chúa, cũng là lời mời gọi chúng ta hãy biết thương anh em mình. Tha thứ cho sai phạm của người khác là việc thể hiện rõ ràng nhất của tình yêu thương xót và đối với các Kitô hữu đó là một mệnh lệnh không thể thoái thác. Vậy, chúng ta hãy sống yêu thương mọi người bằng việc tha thứ cho anh em liên lỉ để lòng thương xót của Chúa tuôn đổ trên mỗi người chúng ta.
Trong kinh Lạy Cha, Chúa Giêsu đã dạy chúng ta cầu nguyện xin Thiên Chúa xót thương tha thứ cho chúng ta: “Xin tha cho chúng con như chúng con cũng tha cho những người có lỗi với chúng con” (Mt 6,12). Vâng, lời cầu xin tha thứ luôn là chủ đề chính trong những lời cầu nguyện của mỗi chúng ta. Để được tha thứ, chúng ta cần ý thức: con người chỉ được Chúa tha thứ khi chính bản thân mình đã sống tinh thần tha thứ. Cần tránh tình trạng một đàng đón nhận tình yêu Thiên Chúa - Đấng giàu lòng thương xót, đàng khác lại khép kín mình và từ chối tha thứ cho tha nhân, như thái độ của đầy tớ mắc nợ không biết thương xót người đồng bạn của mình.
Thường khi đứng trước lỗi lầm của người khác, chúng ta dễ rơi vào tình trạng lên án, xét đoán, chúng ta tự đắc mình không phạm tội như họ, như những người đã kết án một phụ nữ mắc tội ngoại tình và họ muốn ném đá người phụ nữ ấy. Đức Giêsu đã nói: “Ai trong các ông sạch tội thì cứ việc lấy đá ném trước đi” (Ga 8,7). Một câu nói thật nhẹ nhàng nhưng rõ ràng được “ném” vào những người có dụng ý xấu. Chúa nói với những người chỉ nhìn đến lề luật mà lên án tội lỗi của người đàn bà mà không nghĩ đến mình. Chính họ cũng cần chạy đến xin Chúa kiên nhẫn với họ và thương xót họ. Chúng ta cũng vậy, hãy đặt mình vào hoàn cảnh người tội lỗi để biết cảm thông và tha thứ cho người khác. Như Chúa Giêsu đã tha thứ cho người phụ nữ ngoại tình và cho chị cơ hội làm lại cuộc đời.
Với gương sống tinh thần tha thứ của Đức Giêsu và lời dạy của Ngài, chúng ta cần học biết cảm thông và tha thứ. Thật vậy, sự tha thứ đóng vai trò quan trọng và thái độ căn bản trong đời sống của mỗi chúng ta. Tha thứ là một đòi hỏi dành cho những người sống đức tin vào Chúa. Chính đòi hỏi này cũng là lời cảnh báo chúng ta đừng bao giờ để cho tính tự ái, những căng thẳng, những vết thương, sự thù hận và sự chai cứng trái tim “giết chết” đi lòng nhân từ, nhấn chìm thiện chí hòa giải. Đời sống Kitô hữu hệ tại ở lòng nhân từ, thương xót, sẵn sàng tha thứ như Đức Kitô sống và mời gọi chúng ta.
Đón nhận nhau, tha thứ cho nhau là điều thật tốt đẹp. Tha thứ là thái độ sống hằng ngày, chúng ta cần phải tha thứ liên lỉ và tha thứ về nhiều chuyện. Câu trả lời của Đức Giêsu về câu hỏi của thánh Phêrô là phải tha thứ mấy lần: “Thầy không bảo là đến bảy lần mà bảy mươi lần bảy” (Mt 18,22). Như thế, chúng ta cần phải tha thứ không ngừng nếu chúng ta muốn có tâm hồn thanh thản thật sự.
Trong giáo huấn về đức tin và cầu nguyện, Đức Giêsu còn dạy ta khi có chuyện xích mích, bất bình thì hãy đi làm hòa ngay. Lời cầu nguyện và hành động của ta phải nối kết với nhau chứ không được tương phản. Tương quan của ta với Chúa luôn gắn liền tương quan giữa ta với anh chị em trong cộng đoàn. Chúng ta không thể đi vào cộng đoàn dâng của lễ khi lòng ta còn trĩu nặng, còn ôm ấp vết thương và những bực tức, hận thù. Điều đó sẽ ngăn cản không để cho lòng nhân từ thể hiện để xât dựng cộng đoàn hiệp nhất. Thánh Phaolô khuyên: “Đừng chua cay gắt gỏng, nóng nảy giận hờn hay la lối thóa mạ và hãy loại trừ những hành vi gian ác. Trái lại, hãy đối xử tốt với nhau, phải có lòng thương xót và biết tha thứ cho nhau như Thiên Chúa đã tha thứ cho anh em trong Đức Kitô” (Ep 4,31-32). Để xây dựng cộng đoàn hiệp nhất yêu thương, mỗi người cần phải loại bỏ con người cũ (chua cay, gắt gỏng, nóng giận...) để mặc lấy con người mới là Đức Kitô, biết sống yêu thương, tha thứ cho những lỗi lầm của những người xung quanh.
“Hãy thương xót như Chúa Cha”- đây là câu châm ngôn của Năm Thánh Lòng Thương Xót Chúa, cũng là lời mời gọi chúng ta hãy biết thương anh em mình. Tha thứ cho sai phạm của người khác là việc thể hiện rõ ràng nhất của tình yêu thương xót và đối với các Kitô hữu đó là một mệnh lệnh không thể thoái thác. Vậy, chúng ta hãy sống yêu thương mọi người bằng việc tha thứ cho anh em liên lỉ để lòng thương xót của Chúa tuôn đổ trên mỗi người chúng ta.
Cỏ Hoa May