07/09/2023 -

Bác ái xã hội

829
Đường đến với

Có mt con đường mà vt v nhc nhn luôn đi theo cùng năm tháng, ẩn sâu trong nhng hy sinh thm lng, đó là đường “đến với người thân cận”. Dù nng mưa hay giông tố bão bùng, nhng “nhà truyền giáo” vn mit mài vượt núi, băng rng, đem yêu thương, đem niềm vui, đem sự chữa lành cho anh chị em nghèo khổ, đau bệnh nơi các bản làng.

Kontum là một Giáo phận có nhiều anh chị em dân tộc sinh sống, nên cuộc sống của người dân nơi đây gập ghềnh như chính con đường vào các thôn bản này vậy. Để đến các làng này, phương tiện duy nhất là xe máy, nếu gặp những hôm trời mưa thì chỉ có cách đi bộ. Những con đường nhỏ đến điểm làng đôi khi chỉ vừa bánh xe, men theo bờ ruộng, đường rừng, nhiều khi cheo leo trên vách núi, vực sâu, dốc cao. Cảm giác thật ái ngại cho những người lần đầu đến với nơi đây. Ấy vậy nhưng các nữ tu vẫn đều đặn hàng tuần, sa son đồ đạc, gom góp tình thương, sự chia sẻ quả quý vị ân nhân để cùng nhau vô làng, bởi nơi đây có những “người thân cận” đang chờ đợi tình yêu thương, thăm hỏi và trợ giúp.

Tiếng cười nói hoà ln tiếng động cơ xe máy vang vng gia núi rng, tạo nên những âm thanh của niềm vui làm các Sr quên hết nhc nhn, vt v vi tâm huyết “gieo yêu thương” trên vùng đất khó.

CÂU CHUYỆN MỤC VỤ (Sr Hương Thảo)

 "Người thân cận" của tôi...

Vào làng dạy học các em dân tộc, tôi tranh thủ chạy vào làng đi thăm những con người mọn hèn nhất, cô đơn nhất và ở cuối làng tôi gặp được

1. Ông già 58 tuổi. Để đến thăm ông tôi phải leo lên con dốc trơn trượt, một tay bám vào rễ cây làm điểm tựa leo lên nhà ông.... Ông đang lúi húi bước xuống để đi hái măng, tôi ngỏ lời được vào thăm chỗ ông ở. Bước chân tôi vừa đặt đến cửa nhà thì tim tôi cũng thắt lại, bởi nơi ông ở không thể gọi là nhà. Nó tồi tàn và rách nát thảm thương. Ngó vào gian bếp là nồi cơm nguội với nồi măng thúi kho để làm thức ăn ăn quanh năm....

2. Ở một góc khác của làng. Một ông cụ trên tay bưng tô cơm trắng, đến hạt muối cũng không có để ăn. Ông ở một mình, lâu lâu khỏe thì đi làm mướn cho người trong làng để kiếm ít gạo ăn, ông bị tai nạn mất khả năng tiểu tự chủ nên phải đeo ống thông tiểu suốt đời. Ống này phải thay 2 tuần 1 lần, nhưng ông nghèo đến mức không có cái để ăn nên cái ống ông đeo đã cả năm chưa thay, vì thế, ông bị nhiễm trùng bàng quang liên tục. Hệ quả sức khỏe ông giảm sút và ông mất đi sức lao động đáng kể. 

3. Đi vô một đoạn nữa, tôi gặp bà cụ. Bà bị mù vài năm nay, hiện tại bà ở với người con không khôn ngoan, khi nào anh con trai tỉnh táo thì đưa mẹ ra cửa ngồi hoặc mang nước cho mẹ lau người. Việc bà bị bỏ đói là chuyện thường ngày. Thi thoảng hàng xóm ghé qua thăm thì đưa bà đi vệ sinh, tắm rửa. Gia tài của bà là cái bao để vài bộ quần áo cũ và cây gậy để mò mẫn đi. Đến thăm bà mà nước mắt trực rơi vì chẳng biết giúp thế nào được, ngôn ngữ thì bất đồng, chẳng an ủi được lời nào, mà có nói thì chẳng biết lời nói của mình họ có hiểu gì không? Bà đói ăn, đói tình thương, đói cả ánh sáng…
Những con người ấy, Chúa nói; đó là “người thân cận" của tôi, nhưng tôi lại chẳng thể làm được gì tốt hơn cho người thân cận của mình cả! Điều này làm day dứt mãi trong tâm hồn, ẩn sâu trong từng giấc ngủ. Và trong mong ước nhỏ bé của bản thân, tôi luôn cầu xin Chúa gửi đến cho họ những người thân cận giàu lòng quảng đại và sẵn sàng nâng họ dậy để họ sống xứng đáng với nhân phẩm và hình ảnh Ngài ban tặng.


 
114.864864865135.135135135250