08/05/2024 -

Các khối huấn luyện

296
Lắng nghe Lời Chúa và nhiệt tâm loan báo Tin Mừng - cảm nhận sau ngày họp mặt Sứ vụ

Sau khoảng thời gian thi hành sứ vụ tại các cộng đoàn, chị em sứ vụ đã có những ngày họp mặt thật ý nghĩa. Những ngày qua tôi cũng đã được lắng nghe những chia sẻ của chị em trong đời dâng hiến, đặc biệt là đời sống sứ vụ, điều này tiếp thêm năng lượng cho hành trình sứ vụ tiếp theo của tôi. Bản thân tôi cùng muốn chia sẻ một chút tâm tình sau những ngày được ở lại trong tình Chúa và tình chị em.

Sau hai ngày ở lại trên mảnh đất Nha Trang xinh đẹp, chị em sứ vụ chúng tôi lại được trở về Nhà Mẹ để có những buổi học hỏi về Lời Chúa, với sự chia của Cha Giáo Giuse Nguyễn Thể Hiện về Tin Mừng Thánh Maccô. Có một sự trùng gặp mà tôi nghĩ đây là hồng ân Chúa ban cho chị em sứ vụ, là đề tài Cha chia sẻ trùng với chủ đề của Tổng hội XII là “Lắng Nghe Lời chúa và nhiệt tâm thi hành sứ vụ”, vì thế trong bài viết này, tôi muốn tổng quát lại đoạn Lời Chúa mà Cha Giáo đã chia sẻ, (Mc 4, 35-5.1). Qua đó, cho thấy giá trị của việc Lắng nghe Lời Chúa và đồng thời tôi cũng muốn rút ra cho mình nhưng bài học cho hành trang sứ vụ.
 Trong hai ngày chia sẻ của Cha Giáo tôi được đánh động về câu chuyện của các môn đệ, về “Sự nguy hiểm độc chiếm loại trừ thừa sai” trong đoạn (Mc: 4, 35-51). Vậy “sự nguy hiểm độc chiếm loại trừ thừa sai” được hiểu như thế nào? Là độc chiếm sứ vụ theo kiểu của mình không theo ý Chúa và khi như vậy sẽ dẫn đến kết quả thất bại. Đây là câu chuyện không chỉ của các môn đệ xưa hay của Hội thánh ngày nay, của Hội Dòng nhưng là của mỗi cá nhân tu sĩ. Hẳn nhiên, chúng ta đang sống trong thế giới chủ nghĩa cá nhân lên ngôi và trong dòng chảy ấy người sống đời thánh hiến đều chiến đấu với cơn cám dỗ đó là:sự độc chiếm sứ vụ, làm theo ý mình. Đây cũng chính là câu chuyện mà các môn đệ đã gặp phải.

Khởi đầu dòng chia sẻ, nhưng lại bắt gặp một ngữ cảnh của ánh chiều buông “Khi chiều đến dân đên vớí chúa Giêsu (Mc 4, 35). Tại sao họ không đến từ sáng sớm nhưng để đến khi chiều buông lơi mới dám đi đến với Chúa. Phải chăng, bối cảnh này ám chỉ một bối cảnh tiêu cực, không có ánh sáng. Chắc chắn ai trong chúng ta khi được học hỏi, suy niệm về Lời Chúa chúng ta sẽ hiểu cho nỗi lòng của họ, bởi họ không dám vượt qua luật lệ của Do thái và cuộc sống của họ bị chi phối bởi lề luật, chính vì vậy họ chờ đến chiều mới đến với Chúa Giêsu

Chúa Giêsu nói: “chúng ta sang bờ bên kia đi” (Mc 4, 35). Hành động này của Chúa là để mời gọi tất cả đi cùng Ngài sang vùng lãnh thổ ngoại giáo. Bỏ vùng đất Do thái, bỏ tư tưởng Do thái. Đây cũng là lần đầu tiên Chúa đến với vùng thập tỉnh, đến với dân ngoại đê thiết lập nhóm môn đệ, để Chúa ở với họ và họ ở với Ngài.

Câu chuyện không chỉ dừng ở lại ở đó,  ta thấy dáng dấp của hai nhóm môn đệ: một nhóm đang ở cùng vị trí với đám đông trên bờ biển, còn nhóm kia ở trên các thuyền, bên cạnh thuyền của Chúa Giêsu. Trong mỗi nhóm, chúng ta thấy được những phản ứng khác: Nhóm đồng hành khi chở người đi (Mc 4, 36). Đây là nhóm các môn đệ gắn bó với lý tưởng Do thái. Vì họ lắng nghe trong màn lọc của ý thức hệ Do thái,  nên sứ điệp Tin Mừng của Chúa Giêsu chưa thấm vào họ. Nhóm kia đang ở trên thuyền tức là đang ở xung quanh thuyền của Chúa Giêsu để nghe giảng. Vì lúc đó Chúa đang ở trên thuyền và thuyền của các ông cạnh bên. Hay nói cách khác, cả hai nhóm đều ở với Chúa Giêsu một nhóm trên bờ, một nhóm trên biển. Nhóm môn đệ trên biển được hiểu là không theo tư tưởng Do thái vượt qua lý tưởng do thái, cũng là hình ảnh của dân ngoại. Khi nhóm môn đệ xuất hiện cũng là lúc ta thấy viễn cảnh loại trừ nhau, khi một nhóm đem Chúa Giêsu đi, nhóm kia bị bỏ lại (Mc 4, 36), hành động độc chiếm Chúa Giêsu và loại trừ nhau.

Lặng một chút để thấy rằng: Chúa Giêsu mời gọi tất cả mọi người sang bờ bên kia và Ngài không loại trừ bất cứ ai. Nhưng là môn đệ của Chúa, chúng ta đã không làm theo ý Ngài mà còn hành động độc chiếm sứ vụ, làm theo ý mình. Điều này ta thấy rất rõ trong Hội Thánh, trong Hội Dòng hay chính bản thân tôi đang thi hành sứ vụ cũng dễ rơi vào tình trạng: độc chiếm sứ vụ, bắt Chúa Giêsu theo ý mình.  

Nhưng trên chuyến hành trình chở Thầy đi ấy, bỗng sóng biển lên tiếng (Mc, 37-38 a) đây Chính là kết quả kháng cự của nhóm môn đệ, một trận cuồng phong nổi lên(Mc 4, 37). Quả vậy, khi người môn đệ có những hành động xấu cũng như tình thần xấu, cưỡng lại sứ điệp của Chúa Giêsu thì không có kết quả tốt đẹp. Cho nên, biển bình yên nay dậy sóng, một loại sóng đe dọa, sóng của thù địch chống lại những con người đang làm việc trên cánh động truyền giáo.

Giữa cảnh trời dậy sóng, lòng người chao đảo vì sợ hãi, ta lại thấy bóng dáng Thầy đang ngủ ở “đàng lái” (Mc 4, 38). Ngài đang ở vị trí điều khiền nhưng Ngài không được điều khiển, Ngài ngủ. Điều này cho thấy đây không phải là giấc ngủ ngẫu nhiên, nhưng là một sự kiện cố ý vì đơn giản họ không hiểu ý của Ngài, họ làm theo ý mình.

Âm thanh được bật ra “Thầy ơi” (Mc 4, 38b), nhưng sau tiếng gọi ấy là lời trách móc vì Thầy không quan tâm họ, họ giải thích việc Người ngủ là thờ ơ, không quan tâm họ. Trong khi chính họ không cho Chúa hoạt động, cho Thầy ngồi đàng lái nhưng lại điều khiển thay Thấy. Nên khi đối diện với nguy hiểm họ đô trách nhiệm lên Chúa, họ nghi ngờ tình yêu của chúa.

Câu chuyện trong Maccô (4, 35-5.1) kể lại trình thuật Chúa Giêsu vượt qua biển hồ Ghêsara cho thấy các môn đệ lúc đó vẫn mang não trạng Do thái, ý thức hệ do thái, còn tuyên bố độc chiếm sứ mệnh giữa những người ngoại giáo loại trừ độ đệ khác của Đức Giêsu. Chính điều điều này đã gây ra một sự từ chối đầy bạo lực của dân ngoại. Trình thuật còn cho thấy sự thất bại của sư mệnh vì không nên một với Chúa Giêsu. Qua đó, Chúa Giêsu cho họ biết được sứ điệp của Chúa, phổ quát về ơn cứu độ và bình đẳng về Nước Trời.

 Hành trang cho sứ vụ
Vâng! cùng đích của đời sống dâng hiến là chính Thiên Chúa, là được ở với Ngài và nhìn thấy Ngài ở đây và bây giờ trong chính môi trường sứ vụ của tôi cũng như chị em. Con đường để đạt được điều đó là “Lắng nghe Lời Chúa và loan báo Tin Mừng” (x Mc 3,14).

Đặt mình dưới ánh sáng Lời Chúa tôi không thể không tự vấn về chính bản thân mình. Có lúc nào đó trong sứ vụ, tôi có như các môn đệ không? tôi có độc chiếm sứ vụ khi mà tôi dành tất cả công lao về mình và loại trừ chị em, hay khi thực hiện sứ vụ tôi đã nhân danh ai? Chúa hay là chỉ mình tôi lèo lái cho đúng con thuyền của đời mình? Và tôi có làm vì yêu mến Hội Dòng hay vì chính mình?

Và chính khi đắm chìm trong Lời Chúa đã làm tôi bừng tỉnh về cảnh vực thiêng liêng, tôi được mời gọi “sống tâm tình sám hối” sau những kỳ của sứ vụ,  để chi vậy? để thấy được bản thân mình còn nhiều yếu đuối trong chặng đường đã qua đối với Chúa và đối với Hội Dòng, Cộng đoàn nơi tôi đang phục vụ và yếu đuối trong chính con người hữu hạn của mình khi tôi có độc chiếm sứ vụ, khi tôi sống và không làm theo ý Chúa

Điểm đến cho hành trình cuối vẫn là “Lắng nghe Lời Chúa và nhiệt tâm loan báo Tin Mừng”. Một khi mở lòng đón nhận Lời Chúa, thì bản thân cũng có thể mở con tim biết nói với chị em của mình và việc loan báo Tin Mừng cách hữu hiệu hơn. Lời Chúa sẽ luôn là ánh sáng soi đường cho tôi cũng như tất cả quý chiếm sứ vụ cho hành trình sắp tới.

Lạy Chúa chúng con tạ ơn hồng ân của Chúa đã ban cho chị em sứ vụ có cơ hội để cùng nhau học về Lời Chúa, dưới ngòi bút của thánh sử Maccô và qua bài phân tích của Cha Giáo, chúng con nhận thấy một lăng kính mới mẻ về sứ điệp của Chúa dành cho chúng con trong đời sống sứ vụ. Cùng xin chúa lành cho Hội Dòng và cho mỗi thành viên trong Dòng luôn “Lắng Nghe Lời Chúa và nhiệt tâm loan báo Tin Mừng”.
                                                                                                          
  Maria _Rosa
114.864864865135.135135135250