Thứ Sáu ngày 9/9/2016, tại hội trường Clê-men-tê ở Rô-ma, đức thánh cha Phan-xi-cô đã gặp gỡ các giám mục tham dự khoá học do Bộ Truyền giáo tổ chức. Trong bài huấn từ, Đức Thánh cha đã nhắc lại Tông huấn Mục tử của đàn chiên và Tông huấn Niềm vui Tin Mừng. Ngài đã nhắn nhủ các giám mục một số nét chính như sau[1]: Giám mục được kêu gọi để biểu lộ tình phụ tử của Chúa Cha, bằng đời sống và thừa tác vụ giám mục của mình, sự tốt lành, ân cần, lòng thương xót, dịu dàng cùng với quyền năng của Chúa Kitô[2]... Giám mục được sai đi chăm sóc đoàn chiên, đi tìm những con chiên ở xa và đi lạc; tìm những phương cách mới cho việc loan báo Tin Mừng, để gặp gỡ mọi người; giúp những người đã nhận lãnh Bí tích Rửa Tội được lớn lên trong đức tin, để các tín hữu và cả những người “nguội lạnh” không sống đạo, tái khám phá niềm vui đức tin và hiệu quả trong hoạt động truyền giáo[3]… Giám mục hãy quan tâm đến các linh mục... hãy là tấm gương cụ thể và hữu hình cho họ… hãy chăm sóc dân Chúa…, hãy chăm sóc các linh mục và các chủng sinh...
Những điều đức thánh cha Phan-xi-cô nhắn nhủ các giám mục, làm chúng ta nhớ đến vị giám mục tiên khởi của Dòng Anh em Thuyết giáo – chân phước Gu-a-la Be-ga-mô người có đầy đủ những phẩm chất của một người tôi tớ Chúa và là gương mẫu cho các mục tử của đàn chiên.
Chân phước Gu-a-la sinh năm 1180 tại Be-ga-mô. Ngài là một trong những môn đệ tiên khởi của thánh Đa Minh. Với tinh thần trách nhiệm về Dòng và biệt tài lãnh đạo, thánh Tổ phụ Ða Minh đã trao cho ngài nhiệm vụ thiết lập tu viện Be-ga-mô. Sau đó, ngài cùng với ba anh em khác đã xây dựng một nữ đan viện ở Bô-lô-ni-a; rồi tiếp tục thành lập một tu viện ở Bơ-rét-xi-a và trở thành tu viện trưởng tiên khởi tại đây.
Nhận thấy cha Gu-a-la có nét trổi vượt về phẩm chất mục tử, Đức Giáo hoàng cử ngài làm đặc sứ tòa thánh. Ngài đến với nhóm Lôm-bác-đi-a nhằm hòa giải họ với hoàng đế Phê-đê-rích II. Ít lâu sau, ngài được cử đến Mi-lăng để tái lập hòa bình cho thành phố này. Sau đó, người lãnh trách nhiệm giải hòa cuộc chiến tranh giữa hai thành phố Trê-vi-dơ và Pa-đua, cũng như xóa bỏ cuộc nội chiến kéo dài 8 năm do mối hiềm khích giữa thành phố Bô-lô-ni-a và Mơ-đên. Cuối cùng, ngài đã đem lại được sự giải hòa giữa giáo hoàng và hoàng đế.
Năm 1229, vì muốn được gắn bó với cha Gu-a-la, người dân Bơ-rét-xi-a đã xin đức giáo hoàng Ghê-gô-ri-ô IX bổ nhiệm cha Gu-a-la làm giám mục giáo phận Bơ-rét-xi-a. Trong những năm thi hành sứ vụ, ngài là một mục tử nhân lành luôn phân phát Lời Chúa và Bánh Hằng Sống cho hết thảy những ai khao khát lãnh nhận. Tuy nhiên, ngài vẫn không ngăn cản được những cuộc nổi loạn của dân chúng, ngài bị lưu đày và phải lánh nạn ở Van-lôm-bơ-rơ. Chẳng bao lâu sau, giáo hoàng Ghê-gô-ri-ô triệu ngài về và giao cho một trách vụ mới bên cạnh hoàng đế Phê-đê-rích II. Sau đó, vào năm 1243, tân giáo hoàng In-nô-xen-tê IV tái bổ nhiệm ngài coi sóc giáo phận Bơ-rét-xi-a. Ngài trở về đem lại niềm vui cho dân chúng. Chẳng bao lâu sau, kiệt sức vì tuổi tác và công việc, ngài về hưu dưỡng tại một đan viện thuộc giáo phận Be-ga-mô và qua đời tại đó.
Người đời đòi hỏi một nhà lãnh đạo phải: Tử tế nhưng không yếu đuối, mạnh mẽ nhưng không thô lỗ, tự tin mà không kiêu ngạo, suy nghĩ tích cực nhưng vẫn thực tế, gương mẫu mà không giáo điều, sẵn sàng làm “lá chắn” cho mọi người.[4] Nhưng, cao hơn nữa người mục tử lãnh đạo dân Chúa, Chúa đòi các ngài phải hy sinh tính mạng vì đoàn chiên. Chân phước Gu-a-la đã thực sự cho chúng ta hình mẫu tốt về phong cách lãnh đạo và điều hành. Sứ vụ của ngài ghi đậm dấu ấn khiêm nhường và đạo đức, đầy mạo hiểm mà trung kiên. Đời sống thánh thiện cùng với tài năng đã khiến ngài trở nên một nhà lãnh đạo đem lại nhiều ích lợi thiêng liêng cho Giáo hội.
Lạy Chúa, xin ban những phẩm chất cần thiết trên các vị mục tử trong vai trò lãnh đạo đoàn dân Chúa. Xin ban cho Hội Thánh Chúa có những chủng sinh thật thánh thiện, biết nghiêm túc và kiên trì đào luyện mình mỗi ngày, biết chắt góp kinh nghiệm, biết không ngừng học hỏi và lắng nghe để sẵn sàng thực hiện tốt vai trò mục tử mà Chúa trao phó. Amen
Những điều đức thánh cha Phan-xi-cô nhắn nhủ các giám mục, làm chúng ta nhớ đến vị giám mục tiên khởi của Dòng Anh em Thuyết giáo – chân phước Gu-a-la Be-ga-mô người có đầy đủ những phẩm chất của một người tôi tớ Chúa và là gương mẫu cho các mục tử của đàn chiên.
Chân phước Gu-a-la sinh năm 1180 tại Be-ga-mô. Ngài là một trong những môn đệ tiên khởi của thánh Đa Minh. Với tinh thần trách nhiệm về Dòng và biệt tài lãnh đạo, thánh Tổ phụ Ða Minh đã trao cho ngài nhiệm vụ thiết lập tu viện Be-ga-mô. Sau đó, ngài cùng với ba anh em khác đã xây dựng một nữ đan viện ở Bô-lô-ni-a; rồi tiếp tục thành lập một tu viện ở Bơ-rét-xi-a và trở thành tu viện trưởng tiên khởi tại đây.
Nhận thấy cha Gu-a-la có nét trổi vượt về phẩm chất mục tử, Đức Giáo hoàng cử ngài làm đặc sứ tòa thánh. Ngài đến với nhóm Lôm-bác-đi-a nhằm hòa giải họ với hoàng đế Phê-đê-rích II. Ít lâu sau, ngài được cử đến Mi-lăng để tái lập hòa bình cho thành phố này. Sau đó, người lãnh trách nhiệm giải hòa cuộc chiến tranh giữa hai thành phố Trê-vi-dơ và Pa-đua, cũng như xóa bỏ cuộc nội chiến kéo dài 8 năm do mối hiềm khích giữa thành phố Bô-lô-ni-a và Mơ-đên. Cuối cùng, ngài đã đem lại được sự giải hòa giữa giáo hoàng và hoàng đế.
Năm 1229, vì muốn được gắn bó với cha Gu-a-la, người dân Bơ-rét-xi-a đã xin đức giáo hoàng Ghê-gô-ri-ô IX bổ nhiệm cha Gu-a-la làm giám mục giáo phận Bơ-rét-xi-a. Trong những năm thi hành sứ vụ, ngài là một mục tử nhân lành luôn phân phát Lời Chúa và Bánh Hằng Sống cho hết thảy những ai khao khát lãnh nhận. Tuy nhiên, ngài vẫn không ngăn cản được những cuộc nổi loạn của dân chúng, ngài bị lưu đày và phải lánh nạn ở Van-lôm-bơ-rơ. Chẳng bao lâu sau, giáo hoàng Ghê-gô-ri-ô triệu ngài về và giao cho một trách vụ mới bên cạnh hoàng đế Phê-đê-rích II. Sau đó, vào năm 1243, tân giáo hoàng In-nô-xen-tê IV tái bổ nhiệm ngài coi sóc giáo phận Bơ-rét-xi-a. Ngài trở về đem lại niềm vui cho dân chúng. Chẳng bao lâu sau, kiệt sức vì tuổi tác và công việc, ngài về hưu dưỡng tại một đan viện thuộc giáo phận Be-ga-mô và qua đời tại đó.
Người đời đòi hỏi một nhà lãnh đạo phải: Tử tế nhưng không yếu đuối, mạnh mẽ nhưng không thô lỗ, tự tin mà không kiêu ngạo, suy nghĩ tích cực nhưng vẫn thực tế, gương mẫu mà không giáo điều, sẵn sàng làm “lá chắn” cho mọi người.[4] Nhưng, cao hơn nữa người mục tử lãnh đạo dân Chúa, Chúa đòi các ngài phải hy sinh tính mạng vì đoàn chiên. Chân phước Gu-a-la đã thực sự cho chúng ta hình mẫu tốt về phong cách lãnh đạo và điều hành. Sứ vụ của ngài ghi đậm dấu ấn khiêm nhường và đạo đức, đầy mạo hiểm mà trung kiên. Đời sống thánh thiện cùng với tài năng đã khiến ngài trở nên một nhà lãnh đạo đem lại nhiều ích lợi thiêng liêng cho Giáo hội.
Lạy Chúa, xin ban những phẩm chất cần thiết trên các vị mục tử trong vai trò lãnh đạo đoàn dân Chúa. Xin ban cho Hội Thánh Chúa có những chủng sinh thật thánh thiện, biết nghiêm túc và kiên trì đào luyện mình mỗi ngày, biết chắt góp kinh nghiệm, biết không ngừng học hỏi và lắng nghe để sẵn sàng thực hiện tốt vai trò mục tử mà Chúa trao phó. Amen
[1] “Huấn từ của ĐTC Phan-xi-cô dành cho các giám mục tham dự khoá học do Bộ Truyền giáo tổ chức vào thứ Sáu ngày 9/9/2016”.
[2] x. Đức Thánh Cha trích lại Tông huấn Pastores Gregis, số 7.
[3] x. Tông huấn Evangelii Gaudium (Niềm vui Tin Mừng), số 11.
[4] TS. Travis Bradberry là Chủ tịch Công ty TalentSmart, và là đồng tác giả của quyển “Thông minh cảm xúc 2.0” (Emotional Intelligence 2.0). Trích bài viết “Sáu phẩm chất quan trọng của nhà lãnh đạo thành công”, 29/11/2015, dantri.com.vn.