07/01/2024 -

Các Thánh Dòng

1554
Ngày 07/01 Thánh Rây-mun-đo Pê-nha-pho

Ngày 07/01

Thánh Rây-mun-đô Pê-nha-pho

S. Raymundus de Penyafort

(1180 c.-1275)

Can đảm đối thoại

 

Những tháng năm gần đây, vấn đề nhà nước Hồi Giáo và những nhóm người Hồi Giáo cực đoan, đã và đang làm cho cả cộng đồng thế giới rất mực quan tâm. Giữa những trục trặc dường như đang đe dọa thế giới ấy, gương mẫu đời sống - đường hướng sứ vụ và mối bận tâm của thánh Rây-mun-đô phần nào giúp chúng ta tìm ra giải pháp thích hợp. Một đàng chúng ta nỗ lực học hỏi gương thánh nhân, đàng khác chúng ta cũng tin tưởng kêu xin thánh nhân thương chuyển cầu, giúp đỡ chúng ta trong những lúc khó khăn tưởng chừng như bế tắc này.

Sinh khoảng năm 1180 tại Pê-nha-pho, gần Bác---na, miền Ca-ta-lu-nha, Tây Ban Nha; thánh Rây-mun-đô nổi bật trong Giáo Hội với tư cách là một nhà thần học uyên thâm, một nhà khoa học đại tài, một vị lãnh đạo khôn ngoan, một tu sĩ thánh thiện – chuyên chăm và nhiệm nhặt tuân giữ kỷ luật tu trì. Năm 1222, đang khi là linh mục phục vụ tại thánh đường Bác-xê-lô-na, Rây-mun-đô gia nhập Dòng Giảng Thuyết. Vốn sẵn thông minh và tính tình điềm đạm, người nổi bật về nhiệt tâm đào tạo các linh mục cho sứ vụ tương lai. Người có nhiu kinh nghiệm khôn ngoan về mục vụ. Khi -ma, người làm cha giải tội cho Đức Ghê-gô-ri-ô IX. Người được bầu làm Bề trên Tổng Quyền thứ ba của Dòng Giảng Thuyết, kế vị chân phước Giô-đa-nô Sa-xô-ni-a năm 1238.

Khi làm Bề trên Tổng Quyền, người tỏ ra là một tông đồ đầy can đảm, người quan tâm đến hoạt động đại kết giữa Ki-tô Giáo, Do Thái Giáo, và rất bận tâm về việc đối thoại với Hồi Giáo... Để được như vậy, người khuyến khích các vị thừa sai học tiếng Ả-rập và kinh Cô-ran. Người quyết định phải cho nghiên cứu và giảng dạy tiếng Ả Rập và tiếng Hip-ri trong các trường của anh em Ða Minh.

Qủa thế, nếu dùng lời Đức Thánh Cha Phan-xi-cô nói với những người sống đời thánh hiến[1] để diễn tả phần nào cuộc đời thánh Rây-mun-đô thì cũng là điều thích đáng. Đức Thánh Cha kêu mời những người thánh hiến hãy sống hiện tại với đam mê trở nên "các chuyên viên của tình hiệp thông", "các chứng nhân và người làm nên dự án hiệp thông"... Trong một xã hội mà ở đó có các cuộc chống đối nhau, có sự khó khăn khi phải chung sống giữa các nền văn hóa, có các cách thế áp đặt lên các người yếu thế hơn, có các bất đồng, chúng ta được kêu gọi cống hiến một mẫu gương cụ thể về cộng đoàn, mà qua việc nhận ra địa vị của mỗi người và việc chia sẻ ơn huệ mà mỗi người đang mang trong mình, điều ấy cho phép chúng ta sống các mối tương quan thật huynh đệ.

Chúng ta hãy nhìn lên mẫu gương của thánh Rây-mun-đô và nghe theo lời huấn giáo của Đức Thánh Cha Phan-xi-cô để kiểm thảo lại đời sống của chúng ta: “Anh chị em hãy là những người nam và người nữ của tình hiệp thông. Anh chị em hãy hiện diện với sự can đảm. Ở đâu có các khác biệt và căng thẳng, Anh chị em hãy là dấu chỉ đáng tin của sự hiện diện của Chúa Thánh Thần Đấng đổ vào trong các con tim, sự đam mê để tất cả nên một mà thôi (Ga 17, 21). Anh chị em hãy sống đời nhiệm hiệp của việc gặp gỡ bằng "khả năng cảm thấy, lắng nghe người khác, khả năng cùng nhau đi tìm con đường, đi tìm phương pháp". Hãy để lóe sáng lên mối liên hệ tình yêu xuyên qua giữa Ba Ngôi Thiên Chúa (1 Ga 4,8.), mẫu gương của mọi mối tương quan giữa con người”.

Lạy Chúa, vấn đề lớn của thế giới và của Giáo Hội, của các cộng đoàn giáo xứ, của các cộng đoàn dòng tu, và của các gia đình đó là sự tồn tại của những mối bất đồng - những trục trặc - những hiểu lầm giữa các thành viên. Việc can đảm đối thoại trong sự tôn trọng lẫn nhau đó là điều cần thiết. Xin cho mẫu gương của thánh Rây-mun-đô luôn là động lực để chúng con can đảm khiêm tốn đối thoại. Xin cho chúng con biết xóa mình đi để hết lòng tôn trọng người khác, để chân lý tồn tại vĩnh hằng. Xin giúp chúng con can đảm lắng nghe, can đảm nhìn nhận sự thật, can đảm đối thoại ôn hòa...

Xin thánh Rây-mun-đô cầu bầu cùng Chúa cho chúng con trong những lúc gian nan, những lúc tưởng chừng như việc đối thoại đã đi vào bế tắc.
 


[1] Tông huấn gởi những người sống đời thánh hiến, ngày 21/11/2014 của Đức Thánh Cha Phan-xi-cô.

 

114.864864865135.135135135250