Ngày 07/9
Chân phước Gio-an Giu-se La-tát-tê
B. Jean Joseph Lataste
(1832-1869)
Hãy mở một con đường ...
Chân phước Gio-an Giu-se La-tát-tê
B. Jean Joseph Lataste
(1832-1869)
Hãy mở một con đường ...
Giảng truyền về lòng thương xót của Thiên Chúa đòi hỏi nhà giảng thuyết phải cảm nghiệm, đồng thời phải chuyển trao đến cho nhiều người. Chân phước Gio-an Giu-se La-tát-tê đã dành trọn cuộc đời cho việc phục hồi phẩm giá của các nữ tù nhân, đối tượng đặc biệt của lòng thương xót. Chúng ta cùng chiêm ngắm và cùng cầu nguyện với ngài.
Chân phước Gio-an Giu-se La-tát-tê sinh năm 1832, ở Ca-đin-lác, gần Boóc-đô, nước Pháp. Sau thời gian học hành, ngài đã làm việc tại các thành phố xung quanh Boóc-đô, ngài là một thành viên tích cực tham gia các hoạt động xã hội của thánh Vinh Sơn Phao-lô[1]. Từ khi còn trẻ, Gio-an Giu-se đã muốn trở thành một linh mục. Ngài tìm hiểu và được nghe biết đến danh tiếng cha Hen-ri La-coóc-đe[2] - một nhà giảng thuyết xuất sắc nhất của dòng Đa Minh ở thế kỉ XIX tại Pháp. Cha La-coóc-đe có nhiều sáng kiến mới trong nghệ thuật giảng thuyết. Có lẽ nhờ đó mà khi được biết cha La-coóc-đe, Giu-se La-tát-tê được thúc đẩy và xin gia nhập dòng Đa Minh.
Sau khi trở thành linh mục trong Dòng, một lần nọ, vào dịp chuyển dời di tích của thánh nữ Ma-ri-a Ma-đa-lê-na đến tu viện, nơi cha Gio-an Giu-se La-tát-tê ở. Cha Gio-an Giu-se được vinh dự hôn lên di tích thánh, biến cố này đã để lại nơi cha một cảm nghiệm tâm linh sâu sắc rằng:“Những người tội lỗi nhất, trong họ vẫn có tất cả những điều cần thiết, để trở thành một vị thánh vĩ đại nhất”. Tâm tình ấy đã gợi lên trong cha Giu-se La-tát-tê những định hướng cho sứ vụ tông đồ sau này.
Năm 32 tuổi, cha Giu-se La-tát-tê được sai đến giảng tĩnh tâm cho một nhà tù nữ ở Ca-đin-lác. Lần đầu tiên khi đến đó, cha mang tâm trạng hoài nghi và đầy những định kiến về các nữ tù nhân. Nhưng, một điều lạ xảy ra là, trong suốt khóa giảng, chính cha là người đầu tiên được biến đổi bởi lời giảng của mình. Cảm nghiệm được sự biến đổi của thánh nữ Ma-ri-a Ma-đa-lê-na là do lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa, cha Giu-se La-tát-tê đã truyền tâm tình này cho các nữ tù nhân. Và khi cầu nguyện với các tù nhân trước Chúa Giê-su Thánh Thể, cha đã được soi sáng về ý tưởng lập một cộng đoàn tu, cho những cựu tù nhân nữ.
Một năm sau, cha Giu-se La-tát-tê lại được sai đến giảng tại nhà tù nữ ở Ca-đin-lác. Cha thấy các tù nhân cùng những người đã nghe cha giảng vẫn trung thành với ý hướng tinh thần của cha. Họ cảm nghiệm về lòng thương xót của Chúa qua cuộc đời thánh nữ Ma-ri-a Ma-đa-lê-na. Cha nói:"Ở đây tôi đã thấy những điều tuyệt diệu!"
Một năm sau đó (ngày 14/8/1866), cha thành lập cộng đoàn các chị em Đa Minh tại Phát-nét (Frasnes), gần Bê-san-côn (Besançon), miền đông nước Pháp. Cha gọi đó là nhà Bê-ta-ni-a. Điểm độc đáo là cộng đoàn này gồm các cựu tù nhân và những người phụ nữ có một quá khứ tội lỗi. Cha Giu-se La-tát-tê đã dành cả cuộc đời để phục hồi phẩm giá cho họ. Trong một tác phẩm của mình[3] cha Giu-se La-tát-tê đã viết: Những tù nhân đáng được hưởng lòng từ ái của bạn. Bạn có thể mở lòng bác ái để bù đắp cho họ sau những năm tháng dài tù tội. Đối với Thiên Chúa họ đã được phục hồi, bây giờ họ phải được phục hồi trước mặt nhân loại. Họ phải được cứu, để từ đây họ không trở lại con đường cũ; Họ phải được cứu, không chỉ đối với cuộc sống này, nhưng là cuộc sống đời đời; Họ phải được cứu bởi chính Thiên Chúa tình yêu đã nói: “Con Người đến để tìm và cứu những gì đã hư mất.” (Lc 19,10)
Cha Gio-an Giu-se La-tát-tê qua đời năm 37 tuổi. Gần 150 năm sau, ngày 03/6/2012 Đức Giáo Hoàng Bê-nê-đic-tô XVI phong cha lên hàng chân phước.
Trên trang tuýt-tơ (twitter) ngày 10/9/2016 Đức thánh cha Phan-xi-cô đã viết:"Lòng thương xót có thể thực sự góp phần xây dựng một thế giới có tình người hơn."Quả đúng như vậy, theo chân cha Gio-an Giu-se La-tát-tê, hai vị tuyên uý nhà tù ở Đông Bắc nước Mỹ[4] đã thành lập một cộng đoàn các tù nhân gọi là Bê-ta-ni-a Noóc-phoọc (Norfolk). Một chân trời mới đầy hy vọng đã được mở ra cho các tù nhân.
Lạy Chúa, khi con lỗi phạm, con thường mong được mọi người tha thứ và đón nhận con. Nhưng, khi anh chị em chung quanh phạm lỗi, con lại thường đóng khung họ lại trong quá khứ đoạ đày kia. Xin Chúa tha thứ cho con và xin giúp con mở lòng đón nhận anh chị em với lòng tha thứ. Xin Chúa thanh luyện trái tim của con. Amen
Chân phước Gio-an Giu-se La-tát-tê sinh năm 1832, ở Ca-đin-lác, gần Boóc-đô, nước Pháp. Sau thời gian học hành, ngài đã làm việc tại các thành phố xung quanh Boóc-đô, ngài là một thành viên tích cực tham gia các hoạt động xã hội của thánh Vinh Sơn Phao-lô[1]. Từ khi còn trẻ, Gio-an Giu-se đã muốn trở thành một linh mục. Ngài tìm hiểu và được nghe biết đến danh tiếng cha Hen-ri La-coóc-đe[2] - một nhà giảng thuyết xuất sắc nhất của dòng Đa Minh ở thế kỉ XIX tại Pháp. Cha La-coóc-đe có nhiều sáng kiến mới trong nghệ thuật giảng thuyết. Có lẽ nhờ đó mà khi được biết cha La-coóc-đe, Giu-se La-tát-tê được thúc đẩy và xin gia nhập dòng Đa Minh.
Sau khi trở thành linh mục trong Dòng, một lần nọ, vào dịp chuyển dời di tích của thánh nữ Ma-ri-a Ma-đa-lê-na đến tu viện, nơi cha Gio-an Giu-se La-tát-tê ở. Cha Gio-an Giu-se được vinh dự hôn lên di tích thánh, biến cố này đã để lại nơi cha một cảm nghiệm tâm linh sâu sắc rằng:“Những người tội lỗi nhất, trong họ vẫn có tất cả những điều cần thiết, để trở thành một vị thánh vĩ đại nhất”. Tâm tình ấy đã gợi lên trong cha Giu-se La-tát-tê những định hướng cho sứ vụ tông đồ sau này.
Năm 32 tuổi, cha Giu-se La-tát-tê được sai đến giảng tĩnh tâm cho một nhà tù nữ ở Ca-đin-lác. Lần đầu tiên khi đến đó, cha mang tâm trạng hoài nghi và đầy những định kiến về các nữ tù nhân. Nhưng, một điều lạ xảy ra là, trong suốt khóa giảng, chính cha là người đầu tiên được biến đổi bởi lời giảng của mình. Cảm nghiệm được sự biến đổi của thánh nữ Ma-ri-a Ma-đa-lê-na là do lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa, cha Giu-se La-tát-tê đã truyền tâm tình này cho các nữ tù nhân. Và khi cầu nguyện với các tù nhân trước Chúa Giê-su Thánh Thể, cha đã được soi sáng về ý tưởng lập một cộng đoàn tu, cho những cựu tù nhân nữ.
Một năm sau, cha Giu-se La-tát-tê lại được sai đến giảng tại nhà tù nữ ở Ca-đin-lác. Cha thấy các tù nhân cùng những người đã nghe cha giảng vẫn trung thành với ý hướng tinh thần của cha. Họ cảm nghiệm về lòng thương xót của Chúa qua cuộc đời thánh nữ Ma-ri-a Ma-đa-lê-na. Cha nói:"Ở đây tôi đã thấy những điều tuyệt diệu!"
Một năm sau đó (ngày 14/8/1866), cha thành lập cộng đoàn các chị em Đa Minh tại Phát-nét (Frasnes), gần Bê-san-côn (Besançon), miền đông nước Pháp. Cha gọi đó là nhà Bê-ta-ni-a. Điểm độc đáo là cộng đoàn này gồm các cựu tù nhân và những người phụ nữ có một quá khứ tội lỗi. Cha Giu-se La-tát-tê đã dành cả cuộc đời để phục hồi phẩm giá cho họ. Trong một tác phẩm của mình[3] cha Giu-se La-tát-tê đã viết: Những tù nhân đáng được hưởng lòng từ ái của bạn. Bạn có thể mở lòng bác ái để bù đắp cho họ sau những năm tháng dài tù tội. Đối với Thiên Chúa họ đã được phục hồi, bây giờ họ phải được phục hồi trước mặt nhân loại. Họ phải được cứu, để từ đây họ không trở lại con đường cũ; Họ phải được cứu, không chỉ đối với cuộc sống này, nhưng là cuộc sống đời đời; Họ phải được cứu bởi chính Thiên Chúa tình yêu đã nói: “Con Người đến để tìm và cứu những gì đã hư mất.” (Lc 19,10)
Cha Gio-an Giu-se La-tát-tê qua đời năm 37 tuổi. Gần 150 năm sau, ngày 03/6/2012 Đức Giáo Hoàng Bê-nê-đic-tô XVI phong cha lên hàng chân phước.
Trên trang tuýt-tơ (twitter) ngày 10/9/2016 Đức thánh cha Phan-xi-cô đã viết:"Lòng thương xót có thể thực sự góp phần xây dựng một thế giới có tình người hơn."Quả đúng như vậy, theo chân cha Gio-an Giu-se La-tát-tê, hai vị tuyên uý nhà tù ở Đông Bắc nước Mỹ[4] đã thành lập một cộng đoàn các tù nhân gọi là Bê-ta-ni-a Noóc-phoọc (Norfolk). Một chân trời mới đầy hy vọng đã được mở ra cho các tù nhân.
Lạy Chúa, khi con lỗi phạm, con thường mong được mọi người tha thứ và đón nhận con. Nhưng, khi anh chị em chung quanh phạm lỗi, con lại thường đóng khung họ lại trong quá khứ đoạ đày kia. Xin Chúa tha thứ cho con và xin giúp con mở lòng đón nhận anh chị em với lòng tha thứ. Xin Chúa thanh luyện trái tim của con. Amen