Ngày 14/10
Chân phước Ma-ri-a Pút-xơ-panh
B. Maria Poussepin
(1653-1744)
Cầu nguyện cho các gia đình anh chị em công nhân
Chân phước Ma-ri-a Pút-xơ-panh
B. Maria Poussepin
(1653-1744)
Cầu nguyện cho các gia đình anh chị em công nhân
Một trong những công việc mục vụ khó khăn của Giáo hội Việt Nam cũng như Giáo hội toàn cầu hiện nay đó là mục vụ di dân. Tại Việt Nam, những người dân nghèo tại các giáo xứ làng quê đã đi đến những vùng công nghiệp để làm ăn sinh sống. Tại các nước chiến tranh, người Công giáo phải ra đi để giữ đức tin và bảo vệ mạng sống của mình. Đây là một bài toán khó giải trong công tác mục vụ.
Tại Việt Nam, các thành viên trong các gia đình đi làm ăn xa, đời sống gia đình thật bấp bênh: những bữa cơm, những giờ kinh chung, những ngày lễ, những sinh hoạt đoàn hội, những lớp giáo lý là những dịp hẹn họa hiếm. Các thành viên di dân ấy rất khó để có một mái ấm gia đình thực thụ. Họ không có một cộng đoàn cụ thể để thuộc về.
Chúng ta cùng chiêm ngắm chân phước Ma-ri-a Pút-xơ-panh một người xuất thân từ gia đình thủ công nghiệp; chúng ta cùng chiêm ngắm gia đình thánh gia một gia đình nghèo để thương cảm và cầu nguyện cho các gia đình các anh chị em công nhân.
[1]Chị Ma-ri-a Pút-xơ-panh sinh tại Ðuốc-đăng ngày 14/10/1653, trong một gia đình Công giáo, làm ghề đan bố dệt lụa. Năm 32 tuổi, với tầm nhìn rộng mở trước tiến triển của xã hội, chị Ma-ri-a đã biến công việc làm ăn của gia đình thành cơ sở tiểu thủ công nghiệp. Chị thâu nhận công nhân từ 15 đến 25 tuổi, và nâng cao vai trò của những công nhân này bằng cách bãi bõ thuế học nghề, trả lương theo sản phẩm và tạo cơ hội thăng tiến trong công việc. "Cuộc cách mạng công nghiệp” này đã góp phần tăng trưởng đời sống kinh tế cho dân cư thành phố.
Năm 43 tuổi, một bước ngoặc lớn lao xảy đến trong cuộc đời chị Ma-ri-a Pút-xơ-panh, chị xin dâng hiến trọn đời cho việc phụng sự Thiên Chúa và phục vụ tha nhân. Chị lui về Xanh-vin ở Bô-xơ để thiết lập một cộng đoàn Dòng Ba Ða Minh nhằm mục đích dạy dỗ các thiếu nữ và phục vụ các bệnh nhân nghèo ở thôn quê. Cả cuộc đời chị luôn khao khát loan báo cho mọi người nhận biết và yêu mến Chúa Giê-su. Chị qua đời ngày 24/01/1744, ở tuổi 90.
Ngày nay, cộng đoàn các Nữ tu Ða Minh Bác ái mang thánh hiệu "Ðức Mẹ dâng mình" do chị thiết lập, hiện diện ở 33 nước trên bốn châu lục. Chị Ma-ri-a Pút-xơ-panh đã trở thành người mở đường cho những người đi sau thừa hưởng tinh thần của chị, đó là đáp ứng những nhu cầu của thời đại và sự khẩn thiết của việc loan báo Tin Mừng một cách rất cụ thể. 250 năm sau ngày chị qua đời, đức thánh giáo hoàng Gio-an Phao-lô II tôn phong chị lên hàng chân phước.
Xung quanh chúng ta, có rất nhiều những anh chị em công nhân và những anh chị em di dân. Nếu chúng ta là các anh chị em di dân, chúng ta khát mong và thưa với Chúa điều gì về cuộc sống của mình? Nếu chúng ta là các công nhân chúng ta có điều ước nào? Nếu chúng ta được may mắn hơn, chúng ta phải làm gì cụ thể để rộng lòng đón tiếp và nâng đỡ các anh chị em đang cần chúng ta.
Trước hết, chúng ta hãy nâng đỡ các anh chị em ấy bằng lời cầu nguyện trong giây phút này:
Lạy Thánh Gia, gia đình các Ngài là một gia đinh thợ thủ công nhỏ, các Ngài đã vượt bao gian nan thử thách để gìn giữ gia đình trong ân phúc. Hôm nay, đời sống của các anh chị em công nhân trên đất nước chúng con cũng đang gặp rất nhiều khó khăn: an toàn lao động là điều chưa được đề cao, đồng lương chưa cân xứng với công việc, các anh chị em ấy phải sống đời di dân - ở trọ để đi làm; đời sống đạo đức và sinh hoạt chung với cộng đoàn không có; an toàn thực phẩm và môi trường sống bảo đảm sức khỏe đang bị hủy hại…
Xin thương hướng dẫn và cải hóa những người có trách nhiệm, để họ quan tâm đến “sự an toàn” của công nhân: tạo công việc ổn định, không bóc lột nhưng luôn tôn trọng phẩm giá người lao động.
Xin giúp các anh chị em công nhân biết đem Chúa đến trong môi trường làm việc của mình. Xin cho họ vui với công việc, nêu cao tinh thần bác ái, phục vụ và chứng tá đời sống.
Xin gia đình thánh luôn là động lực để các anh chị em Ki-tô hữu sống đời gia đình noi theo. Xin gia đình thánh chúc lành cho đời sống gia đình của các anh chị em chúng con. Amen
Tại Việt Nam, các thành viên trong các gia đình đi làm ăn xa, đời sống gia đình thật bấp bênh: những bữa cơm, những giờ kinh chung, những ngày lễ, những sinh hoạt đoàn hội, những lớp giáo lý là những dịp hẹn họa hiếm. Các thành viên di dân ấy rất khó để có một mái ấm gia đình thực thụ. Họ không có một cộng đoàn cụ thể để thuộc về.
Chúng ta cùng chiêm ngắm chân phước Ma-ri-a Pút-xơ-panh một người xuất thân từ gia đình thủ công nghiệp; chúng ta cùng chiêm ngắm gia đình thánh gia một gia đình nghèo để thương cảm và cầu nguyện cho các gia đình các anh chị em công nhân.
[1]Chị Ma-ri-a Pút-xơ-panh sinh tại Ðuốc-đăng ngày 14/10/1653, trong một gia đình Công giáo, làm ghề đan bố dệt lụa. Năm 32 tuổi, với tầm nhìn rộng mở trước tiến triển của xã hội, chị Ma-ri-a đã biến công việc làm ăn của gia đình thành cơ sở tiểu thủ công nghiệp. Chị thâu nhận công nhân từ 15 đến 25 tuổi, và nâng cao vai trò của những công nhân này bằng cách bãi bõ thuế học nghề, trả lương theo sản phẩm và tạo cơ hội thăng tiến trong công việc. "Cuộc cách mạng công nghiệp” này đã góp phần tăng trưởng đời sống kinh tế cho dân cư thành phố.
Năm 43 tuổi, một bước ngoặc lớn lao xảy đến trong cuộc đời chị Ma-ri-a Pút-xơ-panh, chị xin dâng hiến trọn đời cho việc phụng sự Thiên Chúa và phục vụ tha nhân. Chị lui về Xanh-vin ở Bô-xơ để thiết lập một cộng đoàn Dòng Ba Ða Minh nhằm mục đích dạy dỗ các thiếu nữ và phục vụ các bệnh nhân nghèo ở thôn quê. Cả cuộc đời chị luôn khao khát loan báo cho mọi người nhận biết và yêu mến Chúa Giê-su. Chị qua đời ngày 24/01/1744, ở tuổi 90.
Ngày nay, cộng đoàn các Nữ tu Ða Minh Bác ái mang thánh hiệu "Ðức Mẹ dâng mình" do chị thiết lập, hiện diện ở 33 nước trên bốn châu lục. Chị Ma-ri-a Pút-xơ-panh đã trở thành người mở đường cho những người đi sau thừa hưởng tinh thần của chị, đó là đáp ứng những nhu cầu của thời đại và sự khẩn thiết của việc loan báo Tin Mừng một cách rất cụ thể. 250 năm sau ngày chị qua đời, đức thánh giáo hoàng Gio-an Phao-lô II tôn phong chị lên hàng chân phước.
Xung quanh chúng ta, có rất nhiều những anh chị em công nhân và những anh chị em di dân. Nếu chúng ta là các anh chị em di dân, chúng ta khát mong và thưa với Chúa điều gì về cuộc sống của mình? Nếu chúng ta là các công nhân chúng ta có điều ước nào? Nếu chúng ta được may mắn hơn, chúng ta phải làm gì cụ thể để rộng lòng đón tiếp và nâng đỡ các anh chị em đang cần chúng ta.
Trước hết, chúng ta hãy nâng đỡ các anh chị em ấy bằng lời cầu nguyện trong giây phút này:
Lạy Thánh Gia, gia đình các Ngài là một gia đinh thợ thủ công nhỏ, các Ngài đã vượt bao gian nan thử thách để gìn giữ gia đình trong ân phúc. Hôm nay, đời sống của các anh chị em công nhân trên đất nước chúng con cũng đang gặp rất nhiều khó khăn: an toàn lao động là điều chưa được đề cao, đồng lương chưa cân xứng với công việc, các anh chị em ấy phải sống đời di dân - ở trọ để đi làm; đời sống đạo đức và sinh hoạt chung với cộng đoàn không có; an toàn thực phẩm và môi trường sống bảo đảm sức khỏe đang bị hủy hại…
Xin thương hướng dẫn và cải hóa những người có trách nhiệm, để họ quan tâm đến “sự an toàn” của công nhân: tạo công việc ổn định, không bóc lột nhưng luôn tôn trọng phẩm giá người lao động.
Xin giúp các anh chị em công nhân biết đem Chúa đến trong môi trường làm việc của mình. Xin cho họ vui với công việc, nêu cao tinh thần bác ái, phục vụ và chứng tá đời sống.
Xin gia đình thánh luôn là động lực để các anh chị em Ki-tô hữu sống đời gia đình noi theo. Xin gia đình thánh chúc lành cho đời sống gia đình của các anh chị em chúng con. Amen
[1] Tiểu sử của chị trích phần lớn từ “Đám mây nhân chứng”, Tập viện Đa Minh VN, 1998. http://hddmvn.net/tusach/thanhop/thanhdong.htm.