Ngày 02/6
Thánh Ða Minh Trần Duy Ninh
Giáo dân (1841-1862)
I. Tiểu sử
Nếu con cái không được phép khinh dể cha mẹ,
Thánh Ða Minh Trần Duy Ninh
Giáo dân (1841-1862)
I. Tiểu sử
Nếu con cái không được phép khinh dể cha mẹ,
thì người tín hữu sao dám đạp ảnh Chúa tạo dựng trời đất.
Thánh Đaminh Trần Duy Ninh chào đời năm 1841, tại làng Trung Linh, tỉnh Nam Định (nay thuộc giáo xứ Trung Linh, Giáo phận Bùi Chu). Anh là một thanh niên Công giáo đạo hạnh. Đến năm anh 20 tuổi, anh lập gia đình với một thiếu nữ trong làng.
Hằng ngày, anh Ninh siêng năng việc đồng áng, chiều về cơm nước xong, lại tụ họp đọc kinh chung trong xứ đạo. Anh sống đời đạm bạc trong yên lành. Thế nhưng, đời sống các tín hữu bị đảo lộn vì sắc lệnh cấm đạo khắc nghiệt của vua Tự Đức.
Ngày 16-9-1861, năm 21 tuổi, anh Ninh cùng với nhiều giáo hữu bị quan quân vây bắt giải về phủ Xuân Trường. Các tù nhân vẫn nhất mực tuyên xưng niềm tin, không chịu đạp ảnh Thánh. Quan phủ hạ lệnh cho khắc hai chữ “tả đạo” vào má và đưa đi lưu đày. Anh Ninh bị đi đày ở làng Đông Trị, huyện Đông Quan. Các anh hùng đức tin còn phải bị thay đổi nơi chốn lưu đày nhiều lần.
Trong hơn 9 tháng ngục tù, bao nhiêu lần tra tấn, roi đòn, dụ dỗ ngon ngọt, vẫn không thể lay chuyển được vị anh hùng đức tin trẻ tuổi Trần Duy Ninh. Anh can đảm trả lời quan án: “Nếu con cái không được phép khinh dể cha mẹ, thì người tín hữu sao dám đạp ảnh Chúa tạo dựng trời đất. Quan hãy làm gì quan muốn, nhưng đừng bắt tôi phạm tội đạp Thánh Giá Chúa”.
Trước lòng can đảm và khẳng khái của anh hùng đức tin Đaminh Trần Duy Ninh, tổng đốc Nguyễn Đình Tân đã ra lệnh xử trảm anh vào ngày 02-6-1862 tại pháp trường An Triêm, tỉnh Nam Định, dưới thời vua Tự Đức.
Chứng nhân đức tin Ðaminh Trần Duy Ninh được tôn lên bậc chân phước ngày 29-4-1951 và được tôn phong hiển thánh ngày 19-6-1988.
Cầu cho người trẻ mạnh dạn tuyên xưng đức tin.Hằng ngày, anh Ninh siêng năng việc đồng áng, chiều về cơm nước xong, lại tụ họp đọc kinh chung trong xứ đạo. Anh sống đời đạm bạc trong yên lành. Thế nhưng, đời sống các tín hữu bị đảo lộn vì sắc lệnh cấm đạo khắc nghiệt của vua Tự Đức.
Ngày 16-9-1861, năm 21 tuổi, anh Ninh cùng với nhiều giáo hữu bị quan quân vây bắt giải về phủ Xuân Trường. Các tù nhân vẫn nhất mực tuyên xưng niềm tin, không chịu đạp ảnh Thánh. Quan phủ hạ lệnh cho khắc hai chữ “tả đạo” vào má và đưa đi lưu đày. Anh Ninh bị đi đày ở làng Đông Trị, huyện Đông Quan. Các anh hùng đức tin còn phải bị thay đổi nơi chốn lưu đày nhiều lần.
Trong hơn 9 tháng ngục tù, bao nhiêu lần tra tấn, roi đòn, dụ dỗ ngon ngọt, vẫn không thể lay chuyển được vị anh hùng đức tin trẻ tuổi Trần Duy Ninh. Anh can đảm trả lời quan án: “Nếu con cái không được phép khinh dể cha mẹ, thì người tín hữu sao dám đạp ảnh Chúa tạo dựng trời đất. Quan hãy làm gì quan muốn, nhưng đừng bắt tôi phạm tội đạp Thánh Giá Chúa”.
Trước lòng can đảm và khẳng khái của anh hùng đức tin Đaminh Trần Duy Ninh, tổng đốc Nguyễn Đình Tân đã ra lệnh xử trảm anh vào ngày 02-6-1862 tại pháp trường An Triêm, tỉnh Nam Định, dưới thời vua Tự Đức.
Chứng nhân đức tin Ðaminh Trần Duy Ninh được tôn lên bậc chân phước ngày 29-4-1951 và được tôn phong hiển thánh ngày 19-6-1988.
Trong “Tông huấn Chúa Kitô đang sống” (Christus Vivit), Đức Thánh Cha khẳng định rằng: “Người trẻ là tương lai của thế giới. Họ là hiện tại, họ hiện đang làm phong phú thế giới bằng những đóng góp của họ.” [1] Cũng trong những số đầu tiên của Tông huấn này Đức Thánh Cha nhắc rằng: “Trong thời đại mà người trẻ chỉ đóng vai trò thứ yếu, thì một số bản văn cho thấy Thiên Chúa nhìn họ với cặp mắt khác.” Đức Thánh Cha nêu hình ảnh các người trẻ[2] trong Cựu Ước như: Giuse, Ghítôn, Samuen, Đavít, Salomon và Giêrêmia, cô bé giúp việc nhà ông Naaman và cô Rút. Đặc biệt trong Tân Ước, “Chúa Giêsu không thích thấy việc người lớn nhìn những người trẻ với cặp mắt coi thường hay bắt họ phục vụ theo lối độc đoán. Ngược lại, Chúa Giêsu đòi họ... phải trở nên trẻ nhỏ.[3] Đối với Ngài, tuổi tác không tạo nên đặc quyền, và ai ít tuổi không có nghĩa là ít giá trị hơn’.”[4]
Cùng chung tâm tình với Đức Thánh Cha, hôm nay chúng ta chiêm ngắm gương mặt một vị thánh trẻ trong số 118 vị thánh Tử đạo Việt Nam - Thánh Ða Minh Ninh - người đã lãnh phúc tử đạo lúc 27 tuổi, một người trẻ đã và đang làm phong phú thế giới và tô điểm Giáo hội bằng đức tin kiêu hùng của ngài.
Thánh Ða Minh Ninh sinh năm 1841, tại làng Trung Linh, tỉnh Nam Định, thuộc giáo phận Trung (nay là giáo phận Bùi Chu). Anh Ninh được dân làng khen là một Kitô hữu tốt lành, đạo đức. Nhận thấy một khúc quanh nào đó trong cuộc sống, anh đã gây ra những lỗi lầm, nên anh đã cố gắng chuộc lại bằng cuộc sống hoán cải, tốt lành, chấp nhận mọi cực hình và hiến dâng cả mạng sống vì đức tin và vì lòng mến Chúa.
Chiếu chỉ phân sáp của vua Tự Đức ban hành ngày 05/8/1861 được áp dụng triệt để tại làng Nam Định. Không một Kitô hữu nào thoát nạn nếu không chối Chúa. Hơn một tháng sau khi chiếu chỉ ban hành, ngày 16/9/1861 anh Đa Minh Ninh bị bắt cùng với anh Phêrô Ða - 38 tuổi và anh Phêrô Hùng - 26 tuổi.
Sau khi bị bắt và bị giải về phủ Xuân Trường, các thanh niên trẻ này đã phải chịu nhiều cực hình ghê rợn, nhưng các vị vẫn một mực tuyên xưng đức tin chứ không chịu chối đạo, quan phủ cho khắc chữ “tà đạo” vào má và bắt đi đày. Anh Ða Minh Ninh bị đày ở làng Ðông Trị, huyện Ðông Quan cùng với Phêrô Hùng.
Tám tháng tù đày với nhiều cực hình và những lời dụ dỗ ngon ngọt, tất cả những thứ ấy không làm chuyển lay tấm lòng của các người trẻ. Ngày 02/6/1862 Ða Minh Ninh bị giải về An Triêm nơi quan đang xét xử. Một lần nữa quan lại khuyên ngài chối đạo nhưng ngài đã can đảm thưa: "Nếu con cái không được phép khinh dể cha mẹ mình thì làm sao người tín hữu dám dầy đạp hình ảnh Chúa tạo dựng trời đất. Quan hãy làm gì quan muốn, nhưng đừng bắt tôi phạm tội đạp Thánh Giá Chúa." Trước lòng can đảm khẳng khái của anh Đa Minh Ninh, Tổng đốc Nguyễn Đình Tân đã kết án trảm quyết. Và bản án được thi hành.
Ngày 29/4/1951 anh Đa Minh Ninh, người thanh niên trẻ tuổi và can trường đã được Đức Thánh Cha Piô XII suy tôn lên bậc Chân phước. Ngày 19/6/1988, Đức Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên bậc Hiển thánh.
Ngày nay, người ta thường lo sợ cho người trẻ sa đọa và lạc mất đức tin. Tuy nhiên, Đức Thánh Cha Phanxicô trong Tông huấn Chúa Kitô đang sống lại nói “tuổi trẻ là một phúc lành cho Giáo hội và thế giới” (số 134). Thật vậy, người trẻ không chỉ là đối tượng phục vụ của Giáo hội, mà còn là chủ thể phản ảnh Đức Giêsu Kitô giữa lòng nhân thế; không chỉ là tương lai mà còn là hiện tại của thế giới, họ đã và đang góp phần làm phong phú thế giới (số 64).[5] Người trẻ làm phong phú Giáo hội và thế giới bằng nhiều cách, trước hết bằng việc nên thánh: “Hương thơm thánh thiện tỏa ra từ đời sống lành thánh của biết bao người trẻ có thể băng bó các vết thương của Giáo hội và của thế giới, và đưa chúng ta trở lại với tình yêu viên mãn mà chúng ta đã được kêu gọi từ thuở đời đời” (số 50). Đồng thời, các bạn trẻ cũng thể hiện sự thánh thiện qua việc sống đức ái trong gia đình và trong xã hội (số 168).
Gương lành thánh thiện của thánh Đa Minh Ninh phần lớn diễn tả những điều tốt đẹp được nói về người trẻ trong Tông huấn Đức Kitô đang sống. Chúng ta xin Chúa qua lời bầu cử của thánh Đa Minh Ninh ban cho các người trẻ ơn giữ vững đức tin và can đảm làm chứng cho Chúa giữa thế giới hôm nay. Amen
Cùng chung tâm tình với Đức Thánh Cha, hôm nay chúng ta chiêm ngắm gương mặt một vị thánh trẻ trong số 118 vị thánh Tử đạo Việt Nam - Thánh Ða Minh Ninh - người đã lãnh phúc tử đạo lúc 27 tuổi, một người trẻ đã và đang làm phong phú thế giới và tô điểm Giáo hội bằng đức tin kiêu hùng của ngài.
Thánh Ða Minh Ninh sinh năm 1841, tại làng Trung Linh, tỉnh Nam Định, thuộc giáo phận Trung (nay là giáo phận Bùi Chu). Anh Ninh được dân làng khen là một Kitô hữu tốt lành, đạo đức. Nhận thấy một khúc quanh nào đó trong cuộc sống, anh đã gây ra những lỗi lầm, nên anh đã cố gắng chuộc lại bằng cuộc sống hoán cải, tốt lành, chấp nhận mọi cực hình và hiến dâng cả mạng sống vì đức tin và vì lòng mến Chúa.
Chiếu chỉ phân sáp của vua Tự Đức ban hành ngày 05/8/1861 được áp dụng triệt để tại làng Nam Định. Không một Kitô hữu nào thoát nạn nếu không chối Chúa. Hơn một tháng sau khi chiếu chỉ ban hành, ngày 16/9/1861 anh Đa Minh Ninh bị bắt cùng với anh Phêrô Ða - 38 tuổi và anh Phêrô Hùng - 26 tuổi.
Sau khi bị bắt và bị giải về phủ Xuân Trường, các thanh niên trẻ này đã phải chịu nhiều cực hình ghê rợn, nhưng các vị vẫn một mực tuyên xưng đức tin chứ không chịu chối đạo, quan phủ cho khắc chữ “tà đạo” vào má và bắt đi đày. Anh Ða Minh Ninh bị đày ở làng Ðông Trị, huyện Ðông Quan cùng với Phêrô Hùng.
Tám tháng tù đày với nhiều cực hình và những lời dụ dỗ ngon ngọt, tất cả những thứ ấy không làm chuyển lay tấm lòng của các người trẻ. Ngày 02/6/1862 Ða Minh Ninh bị giải về An Triêm nơi quan đang xét xử. Một lần nữa quan lại khuyên ngài chối đạo nhưng ngài đã can đảm thưa: "Nếu con cái không được phép khinh dể cha mẹ mình thì làm sao người tín hữu dám dầy đạp hình ảnh Chúa tạo dựng trời đất. Quan hãy làm gì quan muốn, nhưng đừng bắt tôi phạm tội đạp Thánh Giá Chúa." Trước lòng can đảm khẳng khái của anh Đa Minh Ninh, Tổng đốc Nguyễn Đình Tân đã kết án trảm quyết. Và bản án được thi hành.
Ngày 29/4/1951 anh Đa Minh Ninh, người thanh niên trẻ tuổi và can trường đã được Đức Thánh Cha Piô XII suy tôn lên bậc Chân phước. Ngày 19/6/1988, Đức Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên bậc Hiển thánh.
Ngày nay, người ta thường lo sợ cho người trẻ sa đọa và lạc mất đức tin. Tuy nhiên, Đức Thánh Cha Phanxicô trong Tông huấn Chúa Kitô đang sống lại nói “tuổi trẻ là một phúc lành cho Giáo hội và thế giới” (số 134). Thật vậy, người trẻ không chỉ là đối tượng phục vụ của Giáo hội, mà còn là chủ thể phản ảnh Đức Giêsu Kitô giữa lòng nhân thế; không chỉ là tương lai mà còn là hiện tại của thế giới, họ đã và đang góp phần làm phong phú thế giới (số 64).[5] Người trẻ làm phong phú Giáo hội và thế giới bằng nhiều cách, trước hết bằng việc nên thánh: “Hương thơm thánh thiện tỏa ra từ đời sống lành thánh của biết bao người trẻ có thể băng bó các vết thương của Giáo hội và của thế giới, và đưa chúng ta trở lại với tình yêu viên mãn mà chúng ta đã được kêu gọi từ thuở đời đời” (số 50). Đồng thời, các bạn trẻ cũng thể hiện sự thánh thiện qua việc sống đức ái trong gia đình và trong xã hội (số 168).
Gương lành thánh thiện của thánh Đa Minh Ninh phần lớn diễn tả những điều tốt đẹp được nói về người trẻ trong Tông huấn Đức Kitô đang sống. Chúng ta xin Chúa qua lời bầu cử của thánh Đa Minh Ninh ban cho các người trẻ ơn giữ vững đức tin và can đảm làm chứng cho Chúa giữa thế giới hôm nay. Amen
[1] Tông huấn hậu Thượng hội đồng về người trẻ, “Chúa Kitô đang sống” (Christus Vivit), được Đức Thánh Cha ký ngày 25/3/2019 tại Loreto, gởi đến người trẻ và toàn dân Chúa, số 64.
[2] Tông huấn “Đức Kitô sống” các số 5, 7, 8,9,10, 11, 17…
[3] Lc 22,26.
[4] https://www.vaticannews.va/vi/pope/news/2019-04/tom-tat-tong-huan-christus-vivit.html
[5] Trích lại thư chúng của HĐGM VN năm 2019.