Khái niệm “ở với Chúa” là khái niệm triển khai chủ đề của Tổng hội XI của Hội dòng “Đồng tâm nhất trí và chuyên cần cầu nguyện” (Cv 1,14) để chị em thi hành chủ đề một cách cụ thể trong 4 năm. Khái niệm này mở ra nhiều cách suy tư từ nhiều hướng khác nhau. Chiêm ngắm và theo sát gương thánh Rosa Bổn mạng Hội dòng, xin chia sẻ một lối triển khai “khái niệm ở với Chúa” dưới lăng kính cuộc đời thánh Rosa Lima với những cảm nghiệm thiết thực.
Chủ đề “Đồng tâm nhất trí và chuyên cần cầu nguyện” gợi lên hai điều suy nghĩ một cách rất riêng như sau:
- Thứ nhất: Việc “cầu nguyện” là chỉ thị, là mục tiêu, là đích nhắm, là điểm đến, là điều phải chú tâm thực hiện trong suốt 4 năm, cho đến Tổng hội tiếp theo;
- Thứ hai: Việc “cầu nguyện” sẽ được thực thi dưới hai chiều kích: “đồng tâm nhất trí” là chiều kích cộng đoàn và “chuyên cần” là chiều kích cá nhân.
Theo sát chủ đề này: thì chỉ một việc duy nhất được nhấn mạnh là “cầu nguyện” hay là “ở với Chúa” mà thôi. Về phía “cá nhân” từng chị em, thì chỉ có một yêu cầu là “chuyên cần cầu nguyện” và về phía “cộng đoàn” thì cũng chỉ có một yêu cầu là “đồng tâm nhất trí trong việc cầu nguyện.”
Có lẽ, ta nên dừng lại ở chủ đề thôi là đã đủ. Bởi cái mục tiêu này và cái yêu cầu này nếu được thực thi tốt nó sẽ kéo theo tất cả các vấn đề khác liên quan đến tinh thần của Dòng thật tốt. Ta có thể dừng lại “thẩm vấn” và suy tư sâu hơn khi nhìn vấn đề dưới mẫu gương thánh ROSA ở phần thứ hai của bài.
- Thứ nhất: Việc “cầu nguyện” là chỉ thị, là mục tiêu, là đích nhắm, là điểm đến, là điều phải chú tâm thực hiện trong suốt 4 năm, cho đến Tổng hội tiếp theo;
- Thứ hai: Việc “cầu nguyện” sẽ được thực thi dưới hai chiều kích: “đồng tâm nhất trí” là chiều kích cộng đoàn và “chuyên cần” là chiều kích cá nhân.
Theo sát chủ đề này: thì chỉ một việc duy nhất được nhấn mạnh là “cầu nguyện” hay là “ở với Chúa” mà thôi. Về phía “cá nhân” từng chị em, thì chỉ có một yêu cầu là “chuyên cần cầu nguyện” và về phía “cộng đoàn” thì cũng chỉ có một yêu cầu là “đồng tâm nhất trí trong việc cầu nguyện.”
Có lẽ, ta nên dừng lại ở chủ đề thôi là đã đủ. Bởi cái mục tiêu này và cái yêu cầu này nếu được thực thi tốt nó sẽ kéo theo tất cả các vấn đề khác liên quan đến tinh thần của Dòng thật tốt. Ta có thể dừng lại “thẩm vấn” và suy tư sâu hơn khi nhìn vấn đề dưới mẫu gương thánh ROSA ở phần thứ hai của bài.
2.“ Ở với Chúa …” theo chủ đề bốn năm
Nếu xét theo bề mặt câu chữ: “Ở với Chúa để được canh tân bản thân” (theo cách hiểu nôm na là: bản thân muốn được canh tân thì cần phải ở với Chúa) thì ta có thể hiểu, định hướng này nhắm đến việc “canh tân bản thân” là “mục đích” chính và việc “ở với Chúa” là “phương tiện.” Và như vậy sẽ có hai trường hợp xảy ra, trường hợp thứ nhất: ngày nào ta đạt được mục đích thì có thể ta sẽ không cần phương tiện nữa, hoặc mục đích đã đạt ta cứ giữ mãi phương tiện để giữ mãi hiệu quả của mục đích,… Cũng có thể xảy ra trường hợp thứ hai: nếu phương tiện này không hữu hiệu chắc hẳn ta sẽ phải đổi phương tiện khác sao cho hữu hiệu để đạt mục đích. Nghĩa là: “ở với Chúa” mà “bản thân không biến đổi” thì ta tìm cách khác. Suy tư và lý luận theo hướng này, cũng giống như chuyện “ăn kiêng” để cho “cơ thể đẹp.” Sẽ có hai định mức: nếu “cơ thể đã đẹp như ý muốn,” có thể ta sẽ lơ là việc “ăn kiêng” hoặc cứ “ăn kiêng” mãi để “cơ thể đẹp mãi.” Nhưng, cũng có trường hợp “ăn kiêng” cơ thể không đẹp thì phải đổi hoặc sẽ “không ăn kiêng nữa” hoặc “ăn kiểu khác” để “cơ thể đẹp”… lúc đó khái niệm “ăn kiêng” sẽ mai một, hoặc sẽ gây phản ứng phụ mỗi lần nói đến nó.
Có lẽ, phải dừng suy tư mở rộng khái niệm “ở với Chúa” theo cách này ở đây để tìm lại trong gương của thánh Rosa một cách nhìn sao cho “phù hợp” hơn…
Nếu hiểu theo Tin Mừng thánh Gioan (Ga 15,1-8) thì việc ở với Chúa là nguyên lý để sống, chứ không phải phương tiện để đạt mục đích, tách lìa Chúa thì phá hủy nguyên lý và tất nhiên sẽ phải hư vong. Nghĩa là chỉ có một con đường duy nhất để đạt được mục đích: “Ai không ở lại trong Thầy, thì bị quăng ra ngoài như cành nho và sẽ khô héo. Người ta nhặt lấy, quăng vào lửa cho nó cháy đi” (Ga 15, 6). Ở lại với Chúa thì được sống sung mãn dồi dào. “Cũng như cành nho không thể tự mình sinh hoa trái, nếu không gắn liền với cây nho, anh em cũng thế, nếu không ở lại trong Thầy. Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy thì người ấy sinh nhiều hoa trái” (Ga 15, 4-5).
2.2. Ở với Chúa và cùng nhau xây dựng cộng đoàn
2.3. Ở với Chúa và cùng nhau về nguồn
2.4. Ở với Chúa và cùng nhau thi hành sứ vụ
Theo cách nhìn này thì đây là ba công việc được làm song song cùng với việc “ở với Chúa.” Mỗi chị em ý thức việc “ở với Chúa” và một việc kèm theo… Hướng nhìn này tốt nhưng vẫn là hai công việc… Các mục đích đều tốt và các công việc đều được yêu cầu thực hiện đồng thời. Nhưng, đến một lúc nào đó, có thể chị em sẽ cảm thấy quá sức và không làm được cả hai công việc, phải chọn một trong hai… hoặc “ở với Chúa” hoặc là “chu toàn các việc khác…”
Cũng có thể chị em đủ khả năng làm hai việc xong hành như vừa lau nhà vừa nghe nhạc… Nhưng không loại trừ trường hợp mải miết lau nhà nên chẳng biết bài nhạc vừa rồi là bài nào, hoặc có thể chú ý nghe nhạc nên không biết nhà chỗ nào đã lau chỗ nào chưa… Các khái niệm và các chủ đề này nếu không hiểu theo đúng ý hướng thì rất có thể làm trệch hướng chủ đề chính ở mục 1.
3. Nên nhìn các chủ đề từng năm theo hướng khác
1.Hiện tại: Cá nhân chuyên cần ở với Chúa, cộng đoàn đồng tâm nhất trí ở với Chúa
Có thể nói, trong từng giây phút hiện tại, nếu “cá nhân chuyên cần ở với Chúa,” và “cộng đoàn đồng tâm nhất trí ở với Chúa” thì chắc chắn việc làm này sẽ để lại một trang lịch sử Dòng tuyệt đẹp ở mức độ riêng cũng như ở mức độ chung.
Thật khó tin việc ở với Chúa lâu giờ mà lại quá lủng củng trong đời sống riêng cũng như chung… Nên chăng nhìn quá khứ để đổi thay hiện tại. Ta cứ thử làm “bài toán khó: chuyên cần ở với Chúa” xem đáp số cuộc đời của mỗi chúng ta sẽ như thế nào. Không cần phải phức tạp các cuộc canh tân, chỉ một điều thôi “thành thật ở với Chúa một cách chuyên cần ở mức độ cá nhân.”
Cũng thế, trong chiều hướng cộng đoàn đồng tâm nhất trí ở với Chúa, bài toán này cũng cho một ẩn số thật kỳ diệu khi thực sự muốn giải nó. Nếu không đồng tâm nhất trí trong việc ở với Chúa thì khó đồng tâm nhất trí ở các chuyện khác. Có lẽ cần cảm nghiệm để từng cá nhân có thể trả lời cho cộng đoàn.
2.Quá khứ: Nhìn lại lịch sử “việc ở với Chúa” của cá nhân cũng như Hội dòng
Lịch sử đã để lại bài học: nếu cá nhân không chuyên cần ở với Chúa thì những hệ lụy kéo theo là “bất ổn, bất an, suy sụp, bất hạnh…” ở nhiều góc độ và nhiều cung bậc khác nhau sẽ vô tận.
50 năm không quá dài cho lịch sử của một Hội dòng, nhưng lại không quá ngắn cho một đời người. Hai thế hệ, một cuộc đời. Ở tuổi 50, dường như mỗi người đã trưởng thành đến mức cố định. Ở tuổi 50 Dòng đã ổn định, nhưng để vững và chắc thì nên gắn việc ấy với định hướng ở với Chúa.
Sóng gió nhất định có, bình an có, hiệp nhất có, đổ vỡ có, chia rẽ có, tranh chấp có, xây dựng có, yêu thương có… Tất cả những điều ấy dường như là kết quả của câu trả lời của việc “cộng đoàn và cá nhân ở với Chúa.” Tất cả những diễn biến lịch sử của Dòng là thước đo việc “ở với Chúa của cá nhân cũng như cộng đoàn.” Vậy thì, chúng ta cần phải sống như thế nào trong tương lai?
50 năm không quá dài cho lịch sử của một Hội dòng, nhưng lại không quá ngắn cho một đời người. Hai thế hệ, một cuộc đời. Ở tuổi 50, dường như mỗi người đã trưởng thành đến mức cố định. Ở tuổi 50 Dòng đã ổn định, nhưng để vững và chắc thì nên gắn việc ấy với định hướng ở với Chúa.
Sóng gió nhất định có, bình an có, hiệp nhất có, đổ vỡ có, chia rẽ có, tranh chấp có, xây dựng có, yêu thương có… Tất cả những điều ấy dường như là kết quả của câu trả lời của việc “cộng đoàn và cá nhân ở với Chúa.” Tất cả những diễn biến lịch sử của Dòng là thước đo việc “ở với Chúa của cá nhân cũng như cộng đoàn.” Vậy thì, chúng ta cần phải sống như thế nào trong tương lai?
3.Tương lai: cá nhân, cộng đoàn ở với Chúa trong việc thi hành đoàn sủng và sứ vụ
Mẫu gương của Thánh Rosa Bổn mạng có thể giải quyết các lấn cấn này chăng? Và nên chăng nhìn việc cụ thể hóa chủ đề theo hướng “linh đạo Rosa Lima”…
II. Thánh Rosa mẫu gương “ở với Chúa”
1. Kết quả việc ở với Chúa đối với cá nhân
Dễ dàng đón nhận mọi sự như nó là: khi Rosa biết rằng mình được đặt tên Rosa bởi vì sắc đẹp bên ngoài, Rosa đã vô cùng đau khổ. Theo thói quen, trong lúc đau khổ Rosa đã vội vã đi đến nhà thờ và dâng trái tim mình cho Thiên Chúa trong nhà tạm. Sau khi cầu nguyện, cô nhẹ bước đến chân Đức Nữ Vương Mân Côi, để bày tỏ cho trái tim Mẹ biết về nỗi khổ tâm của mình. Và rồi Rosa được bình an, nỗi khổ tâm được giải quyết.
Hãm mình, chịu đựng (đòi hỏi ít hơn, đóng góp nhiều hơn): Rosa rất nhạy cảm với mọi sự, với những gì vui vẻ hấp dẫn và với những gì khó chịu. Ngài yêu hoa, chim chóc và tất cả những gì trong thiên nhiên; ngài yêu anh chị em mình, đặc biệt ngài rất thân với em trai Ferdinand. Ngài không thể chấp nhận được bất cứ sự bừa bộn nào. Ngài rất ghét dơ bẩn, vết thương và bệnh tật... Tuy vậy, thay vì đầu hàng sự yếu mềm tự nhiên này, ngài đã trừng phạt mình bằng cách anh hùng hôn lên một cái mụn mưng mủ và hút hết mủ ra.
Mục đích của việc khổ chế của Rosa không gì khác hơn là để chinh phục đam mê của ngài và đáp trả ngày càng mạnh mẽ hơn trong tình yêu Giêsu. Bằng cách cứng rắn này, ngài có thể đào xới mảnh đất tâm hồn mình, để cho Đấng Tình Quân có thể gieo những hạt giống thành những đức hạnh tuyệt vời. Sự khó chịu của những khổ chế, sẽ làm giảm tính tự nhiên, đó là sự cáu kỉnh, khó chịu và gắt gỏng, nhưng bù lại sẽ đem đến một tính khí ngọt ngào và tỏa sáng hơn.
Xa lìa tính thế tục (ganh tị, hơn thua, thêm bớt): Rosa được sinh ra trong bối cảnh của sự tục hóa. Khi đủ trí khôn để hiểu, ngài thấy chung quanh mình sự hỗn loạn đang diễn ra trong vô số các linh hồn... Cần một vị thánh – một vị thánh là gương mẫu cho các nhân đức, có tinh thần khổ chế, có sự hi sinh quên mình tuyệt đối với thế giới, một vị thánh mang mối đe dọa cho thế giới tục hóa mà không người nào hay một tiên tri nào có thể. Nghĩ rồi Rosa quyết tâm thực hành. Ngài đã trở thành một vị thánh như thế : hoàn toàn xa lìa tính thế tục. Định hướng này sẽ giúp người mang nó không còn ganh tị, hơn thua, thêm bớt…
Gia tăng sự thánh thiện: Rosa chọn con đường “làm hương thơm của Đức Kitô” bằng cuộc sống thánh thiện ngay giữa đời thường. Trinh nữ thành Lima đã tỏ cho những phụ nữ và nam giới cùng thời của mình thấy rằng, những ai muốn theo gương Đức Kitô phải anh dũng bước chân lên đoạn đường trung kiên của sự hãm mình, cầu nguyện và chịu đau khổ. Ngài chịu đựng nhiều căn bệnh thể xác như là suyễn, thấp khớp hông, và hầu như lúc nào cũng sốt lạnh bởi những bài tập khổ xác của mình. Chúng thật sự gây ra vết thương trên cơ thể duyên dáng của ngài, nhưng cũng tăng sự lôi cuốn về tính tình và vẻ yêu kiều thiêng liêng. Khi ngài sẵn sàng chấp nhận đau khổ như là số phận của mình, ngài đã được phần thưởng về sự kiên cường thiêng liêng bằng việc lớn lên về đường thánh thiện.
Hãm mình, chịu đựng (đòi hỏi ít hơn, đóng góp nhiều hơn): Rosa rất nhạy cảm với mọi sự, với những gì vui vẻ hấp dẫn và với những gì khó chịu. Ngài yêu hoa, chim chóc và tất cả những gì trong thiên nhiên; ngài yêu anh chị em mình, đặc biệt ngài rất thân với em trai Ferdinand. Ngài không thể chấp nhận được bất cứ sự bừa bộn nào. Ngài rất ghét dơ bẩn, vết thương và bệnh tật... Tuy vậy, thay vì đầu hàng sự yếu mềm tự nhiên này, ngài đã trừng phạt mình bằng cách anh hùng hôn lên một cái mụn mưng mủ và hút hết mủ ra.
Mục đích của việc khổ chế của Rosa không gì khác hơn là để chinh phục đam mê của ngài và đáp trả ngày càng mạnh mẽ hơn trong tình yêu Giêsu. Bằng cách cứng rắn này, ngài có thể đào xới mảnh đất tâm hồn mình, để cho Đấng Tình Quân có thể gieo những hạt giống thành những đức hạnh tuyệt vời. Sự khó chịu của những khổ chế, sẽ làm giảm tính tự nhiên, đó là sự cáu kỉnh, khó chịu và gắt gỏng, nhưng bù lại sẽ đem đến một tính khí ngọt ngào và tỏa sáng hơn.
Xa lìa tính thế tục (ganh tị, hơn thua, thêm bớt): Rosa được sinh ra trong bối cảnh của sự tục hóa. Khi đủ trí khôn để hiểu, ngài thấy chung quanh mình sự hỗn loạn đang diễn ra trong vô số các linh hồn... Cần một vị thánh – một vị thánh là gương mẫu cho các nhân đức, có tinh thần khổ chế, có sự hi sinh quên mình tuyệt đối với thế giới, một vị thánh mang mối đe dọa cho thế giới tục hóa mà không người nào hay một tiên tri nào có thể. Nghĩ rồi Rosa quyết tâm thực hành. Ngài đã trở thành một vị thánh như thế : hoàn toàn xa lìa tính thế tục. Định hướng này sẽ giúp người mang nó không còn ganh tị, hơn thua, thêm bớt…
Gia tăng sự thánh thiện: Rosa chọn con đường “làm hương thơm của Đức Kitô” bằng cuộc sống thánh thiện ngay giữa đời thường. Trinh nữ thành Lima đã tỏ cho những phụ nữ và nam giới cùng thời của mình thấy rằng, những ai muốn theo gương Đức Kitô phải anh dũng bước chân lên đoạn đường trung kiên của sự hãm mình, cầu nguyện và chịu đau khổ. Ngài chịu đựng nhiều căn bệnh thể xác như là suyễn, thấp khớp hông, và hầu như lúc nào cũng sốt lạnh bởi những bài tập khổ xác của mình. Chúng thật sự gây ra vết thương trên cơ thể duyên dáng của ngài, nhưng cũng tăng sự lôi cuốn về tính tình và vẻ yêu kiều thiêng liêng. Khi ngài sẵn sàng chấp nhận đau khổ như là số phận của mình, ngài đã được phần thưởng về sự kiên cường thiêng liêng bằng việc lớn lên về đường thánh thiện.
2. Kết quả việc ở với Chúa đối với cộng đoàn
Vâng phục dễ dàng và mau mắn hơn: Rosa ngay từ nhỏ đã dựa vào những người mà Chúa đã gởi đến như mẹ hoặc vị linh hướng. Trong mắt ngài những người này thay cho Thiên Chúa. Chính vì thế, bất cứ điều gì họ khuyên ngài làm thì ngài đều thực hiện một cách chính xác, tỉ mỉ đến từng chi tiết, vì ngài biết rằng tất cả những hành động đặt trên cơ sở và bắt nguồn từ đức vâng phục thì xứng đáng được phần thưởng lớn.
Thế giới có lẽ cười nhạo sự vâng phục mù quáng của cô gái khiêm nhường này, nhưng tâm lý gia có thể hiểu được chính xác tại sao sự vâng phục như vậy lại là nhân tố rất mạnh mẽ trong việc hình thành nhân cách. Nếu Rosa thành công trong việc trở nên một phụ nữ mạnh mẽ, kiên cường thì cũng bởi vì ngay từ thuở ban đầu ngài đã trân trọng sức mạnh uốn nắn của đức vâng phục. Ngài đã theo sát luật vàng của đức vâng phục đối với những người Thiên Chúa chỉ định, ngài đã luôn hành động như là công cụ của Chúa để loan truyền công trình của Người.
Kinh nguyện sốt sắng và linh động hơn: người biết yêu sự tĩnh lặng một mình, không phải bởi vì người đó muốn tránh né mọi người nhưng người ấy yêu mến sự sống trước sự hiện diện của Thiên Chúa, vì Thiên Chúa nói chuyện với các tâm hồn qua sự tĩnh lặng. Bất cứ tâm hồn nào muốn lui vào tĩnh lặng để tìm kiếm Thiên Chúa thì tâm hồn người này chắc hẳn là đã sẵn sàng để nghe tiếng Chúa và chấp nhận sự hướng dẫn của Người. Rosa thích ở một mình, khi ở giữa đám đông ngài cũng cảm thấy như một mình. Trong sự tĩnh lặng tuyệt đối, ngài học biết chân dung thực thụ Đấng Tình Quân của mình. Khi ngài đã hoàn toàn thanh luyện mình trong nhân đức này, ngài làm một nhà nguyện nhỏ trong vườn của nhà cha mình, và Rosa ở đó phần lớn thời gian trong ngày.
Hòa giải và liên kết tốt hơn: Trong ngôi trường trải thảm bởi việc đền tội và cám dỗ, Rosa đã được rèn luyện thành người yêu của Đức Kitô. Ngài học cách từ bỏ mình giống như một người bỏ đi chiếc áo cũ kĩ, trở thành hư không để rồi được tràn đầy Đức Kitô. Mà Đức Kitô là đầu còn mọi phần tử trong cộng đoàn là chi thể. Sống hết mình cho Đức Kitô sẽ sống hết mình cho cộng đoàn.
Yêu thương quảng đại hơn: Trong cuộc sống gia đình, Rosa là người con gái hữu ích và biết vâng lời. Tình cảm của thánh nữ dành cho gia đình là dịu dàng nhất. Trong suốt cuộc đời của mình, thánh nữ đã sống vì người khác. Ngài luôn đặt ước nguyện của mình cuối cùng. Vì vậy, khi có thể giúp đỡ những người bạn, thân nhân hay người nghèo, ngài luôn mong muốn phục vụ họ. Thánh nữ không phân biệt công việc vĩ đại hay hèn mọn, nhưng là công việc mang lại ánh sáng và chữa lành những cuộc đời tăm tối và u buồn.
Cùng nhau chung hướng tốt đẹp hơn: vẻ đẹp thể chất, vẻ đẹp nhân cách của Rosa càng thu hút sự chú ý, những suy tư cao siêu và sự trong sáng trong các ý định của thánh nữ tỏa sáng qua từng lời nói và hành động trong đời sống của ngài. Tình cảm của những người trong gia đình thánh nữ dành cho ngài là bằng chứng tốt nhất của tính cách ngọt ngào của Rosa.
Kỷ luật chu toàn và nghiêm khác hơn: Rosa có tính tình vui vẻ. Vì thương cảm với nỗi đau buồn của người khác ngay cả khi mình đang chịu đựng cơn đau đớn nhất của thể xác, và khi linh hồn bị vắt kiệt bởi những trải nghiệm thần bí. Sự lạc quan vui vẻ này là hoàn toàn không thể là tự nhiên hay bẩm sinh mà đến. Phần lớn đó là do kết quả của kỷ luật nghiêm khắc. Hẳn đó phải là một thử thách nghiêm khắc của sự kiên nhẫn của thánh nữ, để có thể sống với một bà mẹ mặc dù bà là một người phụ nữ tốt nhưng hay than vãn và gây gỗ.
Thế giới có lẽ cười nhạo sự vâng phục mù quáng của cô gái khiêm nhường này, nhưng tâm lý gia có thể hiểu được chính xác tại sao sự vâng phục như vậy lại là nhân tố rất mạnh mẽ trong việc hình thành nhân cách. Nếu Rosa thành công trong việc trở nên một phụ nữ mạnh mẽ, kiên cường thì cũng bởi vì ngay từ thuở ban đầu ngài đã trân trọng sức mạnh uốn nắn của đức vâng phục. Ngài đã theo sát luật vàng của đức vâng phục đối với những người Thiên Chúa chỉ định, ngài đã luôn hành động như là công cụ của Chúa để loan truyền công trình của Người.
Kinh nguyện sốt sắng và linh động hơn: người biết yêu sự tĩnh lặng một mình, không phải bởi vì người đó muốn tránh né mọi người nhưng người ấy yêu mến sự sống trước sự hiện diện của Thiên Chúa, vì Thiên Chúa nói chuyện với các tâm hồn qua sự tĩnh lặng. Bất cứ tâm hồn nào muốn lui vào tĩnh lặng để tìm kiếm Thiên Chúa thì tâm hồn người này chắc hẳn là đã sẵn sàng để nghe tiếng Chúa và chấp nhận sự hướng dẫn của Người. Rosa thích ở một mình, khi ở giữa đám đông ngài cũng cảm thấy như một mình. Trong sự tĩnh lặng tuyệt đối, ngài học biết chân dung thực thụ Đấng Tình Quân của mình. Khi ngài đã hoàn toàn thanh luyện mình trong nhân đức này, ngài làm một nhà nguyện nhỏ trong vườn của nhà cha mình, và Rosa ở đó phần lớn thời gian trong ngày.
Hòa giải và liên kết tốt hơn: Trong ngôi trường trải thảm bởi việc đền tội và cám dỗ, Rosa đã được rèn luyện thành người yêu của Đức Kitô. Ngài học cách từ bỏ mình giống như một người bỏ đi chiếc áo cũ kĩ, trở thành hư không để rồi được tràn đầy Đức Kitô. Mà Đức Kitô là đầu còn mọi phần tử trong cộng đoàn là chi thể. Sống hết mình cho Đức Kitô sẽ sống hết mình cho cộng đoàn.
Yêu thương quảng đại hơn: Trong cuộc sống gia đình, Rosa là người con gái hữu ích và biết vâng lời. Tình cảm của thánh nữ dành cho gia đình là dịu dàng nhất. Trong suốt cuộc đời của mình, thánh nữ đã sống vì người khác. Ngài luôn đặt ước nguyện của mình cuối cùng. Vì vậy, khi có thể giúp đỡ những người bạn, thân nhân hay người nghèo, ngài luôn mong muốn phục vụ họ. Thánh nữ không phân biệt công việc vĩ đại hay hèn mọn, nhưng là công việc mang lại ánh sáng và chữa lành những cuộc đời tăm tối và u buồn.
Cùng nhau chung hướng tốt đẹp hơn: vẻ đẹp thể chất, vẻ đẹp nhân cách của Rosa càng thu hút sự chú ý, những suy tư cao siêu và sự trong sáng trong các ý định của thánh nữ tỏa sáng qua từng lời nói và hành động trong đời sống của ngài. Tình cảm của những người trong gia đình thánh nữ dành cho ngài là bằng chứng tốt nhất của tính cách ngọt ngào của Rosa.
Kỷ luật chu toàn và nghiêm khác hơn: Rosa có tính tình vui vẻ. Vì thương cảm với nỗi đau buồn của người khác ngay cả khi mình đang chịu đựng cơn đau đớn nhất của thể xác, và khi linh hồn bị vắt kiệt bởi những trải nghiệm thần bí. Sự lạc quan vui vẻ này là hoàn toàn không thể là tự nhiên hay bẩm sinh mà đến. Phần lớn đó là do kết quả của kỷ luật nghiêm khắc. Hẳn đó phải là một thử thách nghiêm khắc của sự kiên nhẫn của thánh nữ, để có thể sống với một bà mẹ mặc dù bà là một người phụ nữ tốt nhưng hay than vãn và gây gỗ.
3. Hệ quả ở với Chúa đối với sứ vụ
Phục vụ sẵn sàng hơn, sáng tạo hơn: Khi Chúa kêu mời ngài cầu nguyện cho các tội nhân ăn năn trở lại, hay khi Người mời Rosa chịu các việc khổ chế vì tội lỗi của thế giới, linh hồn ngài luôn sẵn sàng. Khi các bề trên kêu gọi ngài cầu nguyện, ngài vui lòng năng lui tới thăm viếng những người mà Chúa gởi đến. Giống như cô Maria, ngài dành hàng giờ dưới chân Chúa, tâm trí ngài luôn ở với Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là niềm say mê của tâm hồn ngài.
Dấn thân và quên mình hơn: Khi bất kì người nào bị bệnh trong nhà, Rosa ngay lập tức giành phần chăm sóc như một y tá. Ngài đã chịu đau khổ rất nhiều trong cơ thể vì thế dễ dàng cảm thông cho những người bệnh, không việc gì khó khăn miễn là làm cho tình trạng của người bệnh đỡ đau hơn. Ngài có năng khiếu đặc biệt về việc chăm sóc bệnh nhân. Việc phục vụ của ngài luôn được mọi người chào đón vì khi chạm đến bệnh nhân ngài đã luôn dịu dàng và khéo léo.
Tình yêu mạnh mẽ và cháy bỏng hơn: Vào một ngày khi ngài đang tham dự giờ đọc kinh chiều thì có tin báo rằng nhiều tàu Hà Lan đang cập bến cảng Callao, cách khoảng vài dặm, và nó sẽ cập bến với một đám lính nửa say nửa tỉnh để cướp bóc và phá hoại. Nhà thờ sớm đóng cửa, các tín hữu đi đến đồn trú và những người khác trốn ở những nơi khác trong thành phố. Rosa sợ rằng những người theo phái Canvin Hà Lan này sẽ đem lại thương tích cho Giáo hội, và đặc biệt là trên những Tấm Bánh Thánh cất trong nhà tạm, ngài đã mạnh dạn đứng lên bệ trước Mình Thánh Chúa đợi bọn xâm lược. Khi chúng tiến vào nhà thờ, ngài nói với chúng rằng chúng có thể làm bất cứ điều gì chỉ khi nào bước qua xác ngài.
Thăng tiến nhân loại hơn: Ngài có trái tim nhân hậu và lòng cảm thông, và ngài cũng có lòng dũng cảm đáng khâm phục. Trong một hoặc hai trường hợp, ngài đã không ngần ngại quở trách chính quyền cấp cao, những người đang sống một cuộc đời phóng túng là cạm bẫy và tai tiếng cho toàn thành phố. Lại một lần nữa ngài lên tiếng gay gắt với một quan chức khác đã tùy tiện ngược đãi những cư dân Incas da màu nghèo khổ, những người dân này quá nhút nhát để đòi quyền lợi cho mình.
Để kết
Có lẽ khó mà kể hết hoa trái mà thánh Rosa đã gặt hái được qua việc ở với Chúa. Chúng ta vui mừng vì Chúa đã tặng cho Dòng một mẫu gương tuyệt vời. Chỉ đi theo ngài, học theo gương ngài có lẽ chúng ta đã tiến xa trên đường thánh thiện.
Các vị thánh, muốn được phong thánh cần có hai phép lạ. Riêng chị thánh trẻ Rosa từ khi qua đời cho đến khi phong thánh chị đã được Chúa ban phép cho làm cả hàng trăm phép lạ. Tại sao chúng ta lại không dám tin rằng chị sẽ phù trợ từng người trong chúng ta, từng cộng đoàn của chúng ta và Hội dòng chúng ta. Vấn đề đặt ra ở đây là chúng ta có dám can đảm ở với Chúa như ngài hay không mà thôi?!...
Dấn thân và quên mình hơn: Khi bất kì người nào bị bệnh trong nhà, Rosa ngay lập tức giành phần chăm sóc như một y tá. Ngài đã chịu đau khổ rất nhiều trong cơ thể vì thế dễ dàng cảm thông cho những người bệnh, không việc gì khó khăn miễn là làm cho tình trạng của người bệnh đỡ đau hơn. Ngài có năng khiếu đặc biệt về việc chăm sóc bệnh nhân. Việc phục vụ của ngài luôn được mọi người chào đón vì khi chạm đến bệnh nhân ngài đã luôn dịu dàng và khéo léo.
Tình yêu mạnh mẽ và cháy bỏng hơn: Vào một ngày khi ngài đang tham dự giờ đọc kinh chiều thì có tin báo rằng nhiều tàu Hà Lan đang cập bến cảng Callao, cách khoảng vài dặm, và nó sẽ cập bến với một đám lính nửa say nửa tỉnh để cướp bóc và phá hoại. Nhà thờ sớm đóng cửa, các tín hữu đi đến đồn trú và những người khác trốn ở những nơi khác trong thành phố. Rosa sợ rằng những người theo phái Canvin Hà Lan này sẽ đem lại thương tích cho Giáo hội, và đặc biệt là trên những Tấm Bánh Thánh cất trong nhà tạm, ngài đã mạnh dạn đứng lên bệ trước Mình Thánh Chúa đợi bọn xâm lược. Khi chúng tiến vào nhà thờ, ngài nói với chúng rằng chúng có thể làm bất cứ điều gì chỉ khi nào bước qua xác ngài.
Thăng tiến nhân loại hơn: Ngài có trái tim nhân hậu và lòng cảm thông, và ngài cũng có lòng dũng cảm đáng khâm phục. Trong một hoặc hai trường hợp, ngài đã không ngần ngại quở trách chính quyền cấp cao, những người đang sống một cuộc đời phóng túng là cạm bẫy và tai tiếng cho toàn thành phố. Lại một lần nữa ngài lên tiếng gay gắt với một quan chức khác đã tùy tiện ngược đãi những cư dân Incas da màu nghèo khổ, những người dân này quá nhút nhát để đòi quyền lợi cho mình.
Để kết
Có lẽ khó mà kể hết hoa trái mà thánh Rosa đã gặt hái được qua việc ở với Chúa. Chúng ta vui mừng vì Chúa đã tặng cho Dòng một mẫu gương tuyệt vời. Chỉ đi theo ngài, học theo gương ngài có lẽ chúng ta đã tiến xa trên đường thánh thiện.
Các vị thánh, muốn được phong thánh cần có hai phép lạ. Riêng chị thánh trẻ Rosa từ khi qua đời cho đến khi phong thánh chị đã được Chúa ban phép cho làm cả hàng trăm phép lạ. Tại sao chúng ta lại không dám tin rằng chị sẽ phù trợ từng người trong chúng ta, từng cộng đoàn của chúng ta và Hội dòng chúng ta. Vấn đề đặt ra ở đây là chúng ta có dám can đảm ở với Chúa như ngài hay không mà thôi?!...
MT. Minh Thùy