Ngày 05/9
Thánh Phêrô Nguyễn Văn Tự
Linh mục (1796-1838)
I. Tiểu sử
Linh mục (1796-1838)
I. Tiểu sử
Bị bắt vì đạo thánh là một hồng ân Chúa ban.
Thánh Phêrô Nguyễn Văn Tự sinh năm 1796 tại làng Ninh Cường (nay thuộc xứ Ninh Cường, tỉnh Nam Định, Giáo phận Bùi Chu). Từ nhỏ, chú Tự đã xin vào sống trong nhà xứ, sau đó được vào chủng viện và chịu chức linh mục lúc 30 tuổi. Năm sau, cha Tự xin gia nhập dòng thánh Đa Minh và tuyên khấn ngày 04-01-1827. Suốt 12 năm, cha tận tụy coi sóc giáo dân trong nhiều xứ đạo được trao phó.
Dân làng Kẻ Mốt gồm toàn người Công giáo nên nhà quan nghĩ rằng chắc hẳn nơi đó phải có một vị Linh mục trú ẩn. Vì thế, ngày 29-6-1838, họ bao vây cả làng. Lính vào làng tìm kiếm giáo sĩ trong các nhà họ đạo. Họ không tìm thấy linh mục, nhưng lại tìm thấy tràng hạt, ảnh tượng và áo lễ. Các trưởng lão trong làng phải cùng nhau trả tiền để làng khỏi bị phá hủy. Một số giáo dân vì yếu đức tin và sợ hãi nên đã bỏ đạo. Tất cả các trưởng gia đình phải đi ra đình làng để lấy khẩu cung. Cuối cùng, ông y sĩ Ninh không chịu nổi đòn vọt nên đã nói ra chỗ cha ở.
Ngày 29-6-1838, khi cha vừa dâng thánh lễ xong, thì quân lính kéo đến vây kín làng. Khi lục soát, họ bắt gặp áo lễ và chén thánh. Quân lính cho tập họp dân chúng tại đình để tra khảo. Thế là cha bị bắt tại xứ Kẻ Mốt cùng với thầy giảng Bùi Văn Úy.
Quan huyện ngỏ ý muốn nhận tiền chuộc, nhưng cha Tự minh bạch bày tỏ lập trường: “Đối với tôi, bị bắt vì đạo thánh là một hồng ân Chúa ban. Tiền bạc thì tôi không có, còn nếu làm phiền hà giáo hữu thì tôi lại càng không muốn”. Tại công đường, ngày 10-7-1838, quan yêu cầu cha Tự giải thích, cắt nghĩa các đồ đạo mà lính tráng tịch thu được. Cha dùng cơ hội đó để rao giảng đạo Chúa.
Ngày 09-8-1838, quan cho đặt tại công đường một bên là Thánh Giá đặt dưới đất và bên kia là dụng cụ khổ hình, quan tổng đốc hạ giọng ôn tồn: “Tôi thực tình không muốn kết án ông, tôi muốn ông chối đạo, đạp ảnh, để sống những ngày còn lại được an nhàn tuổi già”. Cha Tự cương quyết trả lời: “Là đạo trưởng, không lẽ tôi phạm tội nặng như thế, để rồi không ai có thể tha cho tôi được”.
Ngày 02-9-1838, vua Minh Mạng phê án trảm quyết đạo trưởng Nguyễn Văn Tự. Khi thấy ngày xử án đã gần kề, cha Tự nhắn tin xin cha Phương đến ban Bí tích Giải tội và trao Mình Thánh.
Ngày 05-9-1838 tại pháp trường Cổ Mễ, cha cung kính cầm tượng Chúa chuộc tội, miệng thì thầm cầu nguyện. Sau khi bị trảm quyết, theo lệnh quan, thi hài cha được chôn gần chỗ hành hình. Giáo hữu đã đưa tiền chuộc và rước thi hài cha về an táng tại giáo xứ Nghĩa Vụ. Hiện nay, hài cốt của cha được lưu giữ trong nhà thờ xứ Trung Lai, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, Giáo phận Bắc Ninh.
Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Tự được nâng lên hàng chân phước ngày 27-5-1900 và được tôn phong hiển thánh ngày 19-6-1988.
Dân làng Kẻ Mốt gồm toàn người Công giáo nên nhà quan nghĩ rằng chắc hẳn nơi đó phải có một vị Linh mục trú ẩn. Vì thế, ngày 29-6-1838, họ bao vây cả làng. Lính vào làng tìm kiếm giáo sĩ trong các nhà họ đạo. Họ không tìm thấy linh mục, nhưng lại tìm thấy tràng hạt, ảnh tượng và áo lễ. Các trưởng lão trong làng phải cùng nhau trả tiền để làng khỏi bị phá hủy. Một số giáo dân vì yếu đức tin và sợ hãi nên đã bỏ đạo. Tất cả các trưởng gia đình phải đi ra đình làng để lấy khẩu cung. Cuối cùng, ông y sĩ Ninh không chịu nổi đòn vọt nên đã nói ra chỗ cha ở.
Ngày 29-6-1838, khi cha vừa dâng thánh lễ xong, thì quân lính kéo đến vây kín làng. Khi lục soát, họ bắt gặp áo lễ và chén thánh. Quân lính cho tập họp dân chúng tại đình để tra khảo. Thế là cha bị bắt tại xứ Kẻ Mốt cùng với thầy giảng Bùi Văn Úy.
Quan huyện ngỏ ý muốn nhận tiền chuộc, nhưng cha Tự minh bạch bày tỏ lập trường: “Đối với tôi, bị bắt vì đạo thánh là một hồng ân Chúa ban. Tiền bạc thì tôi không có, còn nếu làm phiền hà giáo hữu thì tôi lại càng không muốn”. Tại công đường, ngày 10-7-1838, quan yêu cầu cha Tự giải thích, cắt nghĩa các đồ đạo mà lính tráng tịch thu được. Cha dùng cơ hội đó để rao giảng đạo Chúa.
Ngày 09-8-1838, quan cho đặt tại công đường một bên là Thánh Giá đặt dưới đất và bên kia là dụng cụ khổ hình, quan tổng đốc hạ giọng ôn tồn: “Tôi thực tình không muốn kết án ông, tôi muốn ông chối đạo, đạp ảnh, để sống những ngày còn lại được an nhàn tuổi già”. Cha Tự cương quyết trả lời: “Là đạo trưởng, không lẽ tôi phạm tội nặng như thế, để rồi không ai có thể tha cho tôi được”.
Ngày 02-9-1838, vua Minh Mạng phê án trảm quyết đạo trưởng Nguyễn Văn Tự. Khi thấy ngày xử án đã gần kề, cha Tự nhắn tin xin cha Phương đến ban Bí tích Giải tội và trao Mình Thánh.
Ngày 05-9-1838 tại pháp trường Cổ Mễ, cha cung kính cầm tượng Chúa chuộc tội, miệng thì thầm cầu nguyện. Sau khi bị trảm quyết, theo lệnh quan, thi hài cha được chôn gần chỗ hành hình. Giáo hữu đã đưa tiền chuộc và rước thi hài cha về an táng tại giáo xứ Nghĩa Vụ. Hiện nay, hài cốt của cha được lưu giữ trong nhà thờ xứ Trung Lai, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, Giáo phận Bắc Ninh.
Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Tự được nâng lên hàng chân phước ngày 27-5-1900 và được tôn phong hiển thánh ngày 19-6-1988.
Trích sách "Hạnh Các Thánh Tử Đạo Việt Nam"
Biên soạn: Hội đồng Giám mục Việt Nam
II. Cầu nguyện
Không được tham nhũng
Biên soạn: Hội đồng Giám mục Việt Nam
II. Cầu nguyện
Không được tham nhũng
Căn bệnh “tham nhũng” là căn bệnh đã thâm nhập vào lối sống con người ngay từ thời xa xưa. Nếu như ngày hôm nay xã hội xôn xao với tình trạng tham nhũng xảy ra ở mọi cấp bậc, ở khắp mọi nơi, thì ở vào thời Các Thánh Tử Đạo Việt Nam tình trạng trên cũng không khác gì mấy.
Vào thời vua Minh Mạng, đạo Công Giáo bị bách hại khốc liệt. Nhiều quan quân lợi dụng tình thế để thu lợi từ việc đút lót của các tín hữu tham sống sợ chết. Trong bối cảnh này, xem ra cả hai bên đều được lợi; quan quân thì được tiền, còn các tín hữu yếu nhược thì giữ được mạng sống. Đây không phải là việc làm của người sống đức tin; lại không phải là việc làm nhân nghĩa trong xã hội, mà dường như đó là việc tiếp tay cho một thực trạng phá hủy đời sống đạo đức của xã hội. Mẫu gương cha Phê-rô Nguyễn Văn Tự đã rực lên như một ngọn đuốc chiếu sáng cho xã hội xưa cũng như nay, về chuẩn mực của một người Ki-tô hữu sống chân lý Tin Mừng.
Cha Phê-rô Nguyễn Văn Tự sinh năm 1796, tại Ninh Cường, huyện Nam Châu, phủ Thiên Trường, tỉnh Nam Định. Từ thời niên thiếu, ngài đã dâng mình cho Thiên Chúa. Năm 1826, ngài thụ phong linh mục và sau đó xin vào dòng Đa Minh. Suốt mười hai năm đời linh mục, cha Phê-rô là một linh mục gương mẫu và nhiệt thành truyền giáo. Hồ sơ phong thánh cho cha đã ghi lại, cha luôn tận tụy với công việc, không quản ngại khó khăn, luôn đối xử hòa nhã và rất mực yêu thương mọi người.
Năm 1838, khi được cử phụ trách xứ Đức Trai, tỉnh Bắc Ninh, vì là lúc cuộc bách hại của vua Minh Mạng khá gay gắt nên cha Tự phải thi hành tác vụ cách lén lút. Sau một thời gian ẩn trốn, cha đã bị bắt cùng với thầy giảng Đa Minh Úy, một trợ tá đắc lực của cha. Trên đường giải về huyện Lương Tài, hai lần quan huyện ngỏ ý đòi cha nộp tiền chạy án thì sẽ được tha. Cha đã cương quyết: “Đối với tôi, bị bắt vì đạo là một hồng ân Chúa ban, tiền bạc thì tôi không có...” Lòng cương quyết sống ngay thẳng để làm chứng cho Chúa Ki-tô, đã đưa vị chứng nhân áo trắng oai hùng về trời vào ngày 05/9/1838. Đức Giáo Hoàng Lê-ô XII đã suy tôn cha Phê-rô Nguyễn Văn Tự lên bậc chân phước ngày 27/5/1900 và ngày 19/6/1988, Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II suy tôn ngài lên bậc hiển thánh.
Thiên Chúa, Cha của chúng ta, chắc hẳn sẽ vui mừng vì sự hy sinh anh dũng của thánh Phê-rô Tự, Ngài cũng đang dõi nhìn và mong chờ được thấy nơi chúng ta một đời sống chứng nhân cho Tin Mừng. Thánh Phê-rô Tự thà chết chẳng thà chạy án, thà chết chẳng thà mua chuộc, thà chết chẳng thà tiếp tay với tham nhũng. Còn chúng ta hôm nay, trong đời sống hằng ngày, chúng ta có dám chịu thiệt một chút để sống nhân đức công bằng với tất cả mọi người không? Chúng ta có dám từ bỏ những dự án không được chấp thuận, để quyết không tạo thêm điều kiện cho việc tham nhũng không? Và giữa dòng chảy của cuộc đời này, mỗi anh chị em Ki-tô hữu chúng ta có đủ thẳng thắn để đi ngược lại “thông lệ”, “thủ tục” hư nát kia; quyết tâm sống chứng tá cho một đời sống công bằng, chính trực, ngay thẳng không?
Lạy Chúa, thánh Phê-rô Nguyễn Văn Tự khi xưa đã vui lòng đón nhận án tử chứ không tiếp tay cho việc làm xấu xa, bạc nhược. Đó chính là mẫu gương sáng ngời Chúa ban cho chúng con hôm nay và cho mọi thời. Nhưng với quyền năng và sự quan phòng, Chúa biết rõ sự yếu đuối, sự bất toàn, và những hạn hẹp trong đời sống đức tin của chúng con. Xin thương nâng đỡ, cùng ban ơn can đảm, giúp chúng con trong những ngày sống nơi cuộc đời đầy thách đố và cám dỗ này. Hôm qua và trước đây chúng con đã có nhiều lỗi phạm. Nhưng hôm nay, ngày mai và mỗi ngày sắp tới xin Chúa luôn đồng hành nhắc nhở, cùng ban ơn giúp chúng con biết sống ngay thẳng, chính trực, dám đón nhận những thua thiệt, quyết tâm không tiếp tay cho tệ nạn mua chuộc đút lót, không tạo thêm điều kiện cho việc tham nhũng gia tăng.
Vào thời vua Minh Mạng, đạo Công Giáo bị bách hại khốc liệt. Nhiều quan quân lợi dụng tình thế để thu lợi từ việc đút lót của các tín hữu tham sống sợ chết. Trong bối cảnh này, xem ra cả hai bên đều được lợi; quan quân thì được tiền, còn các tín hữu yếu nhược thì giữ được mạng sống. Đây không phải là việc làm của người sống đức tin; lại không phải là việc làm nhân nghĩa trong xã hội, mà dường như đó là việc tiếp tay cho một thực trạng phá hủy đời sống đạo đức của xã hội. Mẫu gương cha Phê-rô Nguyễn Văn Tự đã rực lên như một ngọn đuốc chiếu sáng cho xã hội xưa cũng như nay, về chuẩn mực của một người Ki-tô hữu sống chân lý Tin Mừng.
Cha Phê-rô Nguyễn Văn Tự sinh năm 1796, tại Ninh Cường, huyện Nam Châu, phủ Thiên Trường, tỉnh Nam Định. Từ thời niên thiếu, ngài đã dâng mình cho Thiên Chúa. Năm 1826, ngài thụ phong linh mục và sau đó xin vào dòng Đa Minh. Suốt mười hai năm đời linh mục, cha Phê-rô là một linh mục gương mẫu và nhiệt thành truyền giáo. Hồ sơ phong thánh cho cha đã ghi lại, cha luôn tận tụy với công việc, không quản ngại khó khăn, luôn đối xử hòa nhã và rất mực yêu thương mọi người.
Năm 1838, khi được cử phụ trách xứ Đức Trai, tỉnh Bắc Ninh, vì là lúc cuộc bách hại của vua Minh Mạng khá gay gắt nên cha Tự phải thi hành tác vụ cách lén lút. Sau một thời gian ẩn trốn, cha đã bị bắt cùng với thầy giảng Đa Minh Úy, một trợ tá đắc lực của cha. Trên đường giải về huyện Lương Tài, hai lần quan huyện ngỏ ý đòi cha nộp tiền chạy án thì sẽ được tha. Cha đã cương quyết: “Đối với tôi, bị bắt vì đạo là một hồng ân Chúa ban, tiền bạc thì tôi không có...” Lòng cương quyết sống ngay thẳng để làm chứng cho Chúa Ki-tô, đã đưa vị chứng nhân áo trắng oai hùng về trời vào ngày 05/9/1838. Đức Giáo Hoàng Lê-ô XII đã suy tôn cha Phê-rô Nguyễn Văn Tự lên bậc chân phước ngày 27/5/1900 và ngày 19/6/1988, Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II suy tôn ngài lên bậc hiển thánh.
Thiên Chúa, Cha của chúng ta, chắc hẳn sẽ vui mừng vì sự hy sinh anh dũng của thánh Phê-rô Tự, Ngài cũng đang dõi nhìn và mong chờ được thấy nơi chúng ta một đời sống chứng nhân cho Tin Mừng. Thánh Phê-rô Tự thà chết chẳng thà chạy án, thà chết chẳng thà mua chuộc, thà chết chẳng thà tiếp tay với tham nhũng. Còn chúng ta hôm nay, trong đời sống hằng ngày, chúng ta có dám chịu thiệt một chút để sống nhân đức công bằng với tất cả mọi người không? Chúng ta có dám từ bỏ những dự án không được chấp thuận, để quyết không tạo thêm điều kiện cho việc tham nhũng không? Và giữa dòng chảy của cuộc đời này, mỗi anh chị em Ki-tô hữu chúng ta có đủ thẳng thắn để đi ngược lại “thông lệ”, “thủ tục” hư nát kia; quyết tâm sống chứng tá cho một đời sống công bằng, chính trực, ngay thẳng không?
Lạy Chúa, thánh Phê-rô Nguyễn Văn Tự khi xưa đã vui lòng đón nhận án tử chứ không tiếp tay cho việc làm xấu xa, bạc nhược. Đó chính là mẫu gương sáng ngời Chúa ban cho chúng con hôm nay và cho mọi thời. Nhưng với quyền năng và sự quan phòng, Chúa biết rõ sự yếu đuối, sự bất toàn, và những hạn hẹp trong đời sống đức tin của chúng con. Xin thương nâng đỡ, cùng ban ơn can đảm, giúp chúng con trong những ngày sống nơi cuộc đời đầy thách đố và cám dỗ này. Hôm qua và trước đây chúng con đã có nhiều lỗi phạm. Nhưng hôm nay, ngày mai và mỗi ngày sắp tới xin Chúa luôn đồng hành nhắc nhở, cùng ban ơn giúp chúng con biết sống ngay thẳng, chính trực, dám đón nhận những thua thiệt, quyết tâm không tiếp tay cho tệ nạn mua chuộc đút lót, không tạo thêm điều kiện cho việc tham nhũng gia tăng.