Ngày 11/5
Thánh Matthêu Lê Văn Gẫm
Thương gia (1813-1847)
Thánh Matthêu Lê Văn Gẫm
Thương gia (1813-1847)
I. Tiểu sử
Thà chết, tôi cam chịu, chẳng thà bỏ đạo tôi giữ từ bé đến lớn.
Thánh Matthêu Lê Văn Gẫm sinh năm 1813 tại họ đạo Tắt, làng Long Đại, xứ Gò Công, tỉnh Biên Hòa. Ngài là trưởng nam trong một gia đình có sáu người con.
Năm 15 tuổi, ngài gia nhập Chủng viện Lái Thiêu, nhưng vài tháng sau, cha mẹ đến xin ngài trở về phụ giúp việc nuôi dưỡng các em vì gia đình đông con.
Năm 1833, ngài kết hôn với một thiếu nữ thuộc họ đạo Thành, làng Long Điền, phủ Phước Tuy (Bà Rịa). Vợ chồng sống chan hòa êm ấm và sinh hạ được bốn người con.
Trong nghề thương nhân, di chuyển xa gia đình, xác thịt yếu đuối, một lần ngài sa ngã, đeo đuổi một phụ nữ khác. Khi thức tỉnh, ngài cương quyết từ bỏ mối tình ngang trái, nhiệt tâm yêu thương vợ con và chăm lo giáo dục con cái sống đạo.
Ông Gẫm có chiếc ghe bầu lớn và rành nghề sông nước. Ông không sợ nguy hiểm đi đón Đức cha Lefèbvre - Ngãi, thừa sai Pierre Duclos - Lộ và ba chủng sinh, cùng chuyên chở ảnh tượng, đồ thờ tự, rượu lễ, sách vở tôn giáo trên chiếc ghe bầu.
Trên đường về, ông bị ghe tuần tra phát hiện, lục soát và bắt gặp hai thầy người Pháp. Ông lái Gẫm năn nỉ cho mỗi tên một nén bạc nhưng chúng không chịu nhận bạc và đưa chiếc ghe bầu về Cầu Gọ. Đức cha, thừa sai Lộ và mọi người dưới ghe bình an, nhưng ông lái Gẫm bị bắt đóng gông.
Hơn hai mươi ngày bị thẩm vấn, tấn khảo hai ba chục roi nhưng ông lái Gẫm vẫn kiên trì trong niềm tin. Quan kết tội buôn bán lậu, chở lén người tây, sách tây và xin lệnh chém đầu từ kinh thành.
Ngày 11-5-1847, tại pháp trường chợ Da Còm (Chợ Đũi), binh lính trải chiếu, chặt xiềng rồi mở trói. Ông lái Gẫm quỳ gối, cúi đầu, đấm ngực thống hối và lãnh án xử trảm. Thi hài của ngài được an táng tại Mật Cật. Sau đó, Đức cha Lefèbvre - Ngãi cho cải táng đưa về nền nhà thờ cũ giáo xứ Chợ Quán.
Vị thương gia Matthêu Lê Văn Gẫm được nâng lên hàng chân phước ngày 27-5-1900 và được tôn phong hiển thánh ngày 19-6-1988.
Năm 15 tuổi, ngài gia nhập Chủng viện Lái Thiêu, nhưng vài tháng sau, cha mẹ đến xin ngài trở về phụ giúp việc nuôi dưỡng các em vì gia đình đông con.
Năm 1833, ngài kết hôn với một thiếu nữ thuộc họ đạo Thành, làng Long Điền, phủ Phước Tuy (Bà Rịa). Vợ chồng sống chan hòa êm ấm và sinh hạ được bốn người con.
Trong nghề thương nhân, di chuyển xa gia đình, xác thịt yếu đuối, một lần ngài sa ngã, đeo đuổi một phụ nữ khác. Khi thức tỉnh, ngài cương quyết từ bỏ mối tình ngang trái, nhiệt tâm yêu thương vợ con và chăm lo giáo dục con cái sống đạo.
Ông Gẫm có chiếc ghe bầu lớn và rành nghề sông nước. Ông không sợ nguy hiểm đi đón Đức cha Lefèbvre - Ngãi, thừa sai Pierre Duclos - Lộ và ba chủng sinh, cùng chuyên chở ảnh tượng, đồ thờ tự, rượu lễ, sách vở tôn giáo trên chiếc ghe bầu.
Trên đường về, ông bị ghe tuần tra phát hiện, lục soát và bắt gặp hai thầy người Pháp. Ông lái Gẫm năn nỉ cho mỗi tên một nén bạc nhưng chúng không chịu nhận bạc và đưa chiếc ghe bầu về Cầu Gọ. Đức cha, thừa sai Lộ và mọi người dưới ghe bình an, nhưng ông lái Gẫm bị bắt đóng gông.
Hơn hai mươi ngày bị thẩm vấn, tấn khảo hai ba chục roi nhưng ông lái Gẫm vẫn kiên trì trong niềm tin. Quan kết tội buôn bán lậu, chở lén người tây, sách tây và xin lệnh chém đầu từ kinh thành.
Ngày 11-5-1847, tại pháp trường chợ Da Còm (Chợ Đũi), binh lính trải chiếu, chặt xiềng rồi mở trói. Ông lái Gẫm quỳ gối, cúi đầu, đấm ngực thống hối và lãnh án xử trảm. Thi hài của ngài được an táng tại Mật Cật. Sau đó, Đức cha Lefèbvre - Ngãi cho cải táng đưa về nền nhà thờ cũ giáo xứ Chợ Quán.
Vị thương gia Matthêu Lê Văn Gẫm được nâng lên hàng chân phước ngày 27-5-1900 và được tôn phong hiển thánh ngày 19-6-1988.
Trích sách "Hạnh Các Thánh Tử Đạo Việt Nam"
Biên soạn: Hội đồng Giám mục Việt Nam
II. Cầu nguyện
Cầu cho các thương gia
Biên soạn: Hội đồng Giám mục Việt Nam
II. Cầu nguyện
Cầu cho các thương gia
Những ngày Tết đang về trên quê hương đất nước Việt Nam. Công khó của một năm lao động được trả bằng tiền lương, tiền thưởng… Niềm vui được hưởng thành quả lao động do mình làm ra khiến người người, nhà nhà đi mua sắm. Tuy nhiên, đó đây lại đầy những chuyện đau lòng, các báo đài lên tiếng cảnh báo: nào là móc túi, gian lận; nào là hàng giả, hàng đểu …
Niềm vui từ thành quả lao động, nhưng niềm đau vì ta đang dần đánh mất niềm tin vào nhau trong việc làm ăn buôn bán. Là con Chúa, chúng ta phải làm gì? Trong phút cầu nguyện hôm nay, chúng ta chiêm ngắm mẫu gương thánh Tử đạo Matthêu Lê Văn Gẫm ngài là một thương gia, để cầu nguyện cho các nhà kinh doanh, cầu nguyện cho việc làm ăn buôn bán được xuôi thuận, thật thà, đem lại niềm vui cho mọi người.
Matthêu Lê Văn Gẫm sinh năm 1813 thời vua Gia Long, tại họ Tắt, thuộc làng Long Đại, xứ Gò Công, tỉnh Biên Hòa (nay thuộc Quận 9, Tp. HCM). Năm 15 tuổi, cậu Gẫm xin cha mẹ đi tu. Là con đầu lòng, lại là anh cả của một đàn em nhỏ dại, nên mới xa nhà được một tháng cha mẹ cậu đã xin cậu về để phụ giúp gia đình.
Năm 20 tuổi anh Gẫm thành hôn, rồi mở nghề buôn bán. Chẳng mấy chốc công việc của anh đã giúp gia đình phát đạt. Nghề thương mại buôn bán xa nhà, đã khiến anh sa ngã. Nhờ Chúa thương anh đã vượt qua, hoán cải và trở thành người cha tốt lành thánh thiện đạo đức, chăm lo cho con cái.
Gia đình hạnh phúc, làm ăn phát đạt, con cái đạo đức đó là mối phúc lành. Ông Matthêu Gẫm đã trao dâng cho Chúa tấm lòng quảng đại. Ông yêu mến, phụng thờ và luôn tuyên xưng danh Chúa. Ông giúp đỡ các giáo sĩ, trong việc thuyên chuyển. Những chuyến đưa đón các chủng sinh du học. Những chuyến thuyên chuyển người đến nơi thi hành sứ vụ, ông đều cố gắng thực hiện cẩn thận chu đáo.
Năm 1846, ông nhận lời sang Singapore đón Đức cha Nghĩa, cha Lộ và ba chủng sinh về Sài Gòn. Lần này thì thuyền của ông Gẫm bị bắt. Sáng ngày 08/6/1846, với sự yểm trợ của một số lính trên thuyền khác mới tới, quan lính nhà vua áp tải thuyền ông Gẫm về Bến Nghé. Đức cha Nghĩa và cha Lộ bị giam ở Công Quán. Ông Matthêu Gẫm tự nhận là người chủ mưu nên bị biệt giam ở Sài Gòn.
Trong thời gian chờ vua phê án, ông Gẫm phải mang gông xiềng nặng nề, nhưng lúc nào cũng giữ được bình tĩnh vui vẻ. Ông nói : "Tôi có ăn trộm ăn cướp gì đâu mà sợ, mà buồn. Được chết vì đạo là điều tốt lắm."
Sau bảy tháng ông Gẫm bị giam, bản án được vua Thiệu Trị châu phê. Ngày 11/5/1847, ông Lê Văn Gẫm được đưa đến pháp trường Da Còm, viên đao phủ không giữ được bình tĩnh nên đã chém đến ba nhát đầu vị tử đạo mới lìa khỏi cổ.
Nhớ về thánh Matthêu Lê Văn Gẫm người ta nhớ về lời Giáo lý đã dạy: “Học thuyết xã hội của Hội thánh đánh giá cao mọi việc kinh doanh của con người để phục vụ ‘công ích’, nghĩa là ‘tất cả những gì giúp cho các cá nhân, các gia đình, và tất cả các nhóm xã hội đạt tới hoàn thành cách sung mãn’[1],[2]Tuy nhiên, vẫn có những người ham lời nhuận riêng tư, nên đã làm hại anh em. Xin Chúa qua lời bầu cử của thánh Gẫm cho những ai làm công việc này được những ơn cần thiết:
[3]Lạy Chúa, cuộc sống kinh doanh đầy cạnh tranh và nguy cơ thất bại luôn rình rập. Xin Chúa ở với con. Xin Chúa bảo trợ con. Xin giúp con lương thiện trong buôn bán, công bằng và thẳng thắn trong giao dịch. Xin cho con biết cung cấp cho thị trường sản phẩm có chất lượng.
Xin cho con làm việc với lòng liêm chính, trong tinh thần phục vụ… Xin giữ con trung tín cho dù có những cơ hội cám dỗ để kiếm tiền cách nhanh chóng trên mồ hôi nước mắt của người anh em con.
Xin giúp con theo tiếng lương tâm, … và làm việc với trí óc minh mẫn, với tâm hồn trong sạch và lương thiện.
Lạy Chúa, xin nhắc nhớ con rằng: Con làm việc cho Chúa, con đại diện Chúa và mang danh Chúa. Chúa là người lãnh đạo của con, là chủ nhân quyền uy của con, xin giữ an toàn cho con và gia đình con. Cho mọi người con buôn bán với họ.
Chúa chính là người điều hành tối thượng của con, xin cho con và cho cả những người con yêu thương một chỗ trên thiên đàng. Amen