Ngày 12/8
Thánh Antôn Nguyễn Đích
Trùm họ (1769-1838)
I. Tiểu sử
Trùm họ (1769-1838)
I. Tiểu sử
Nếu hạt lúa mì rơi xuống đất mà không thối đi, thì nó chỉ trơ trọi một mình,
nhưng nếu thối đi, thì nó sinh nhiều bông hạt.
nhưng nếu thối đi, thì nó sinh nhiều bông hạt.
(Ga 12, 24)
Thánh Antôn Nguyễn Tiến Đích sinh năm 1769 tại làng Chi Long, huyện Nam Xang, tỉnh Nam Định. Lớn lên, ông sang lập nghiệp tại làng Kẻ Vĩnh (Vĩnh Trị). Ông là mẫu gương của người chủ gia đình trong việc chăm sóc và giáo dục con cái.
Gia đình thánh nhân còn cống hiến hai chứng nhân đức tin là ông Lý Thi, người con thứ hai bị xử giảo năm 1858 dưới thời Tự Đức, và ông Phó Nhâm, người con thứ tư, cương quyết không bước qua thập giá, bị đày lên Cao Bằng và qua đời tại đó.
Người ta quen gọi ông là cụ trùm Tiến Đích. Ông yêu quý hàng giáo sĩ, chủng sinh, hăng say quảng đại giúp đỡ họ về vật chất. Thời gian chủng viện Kẻ Vĩnh bị nạn dịch tả, ông đón nhận một số thầy về chăm sóc và chữa bệnh cho đến khi hoàn toàn bình phục mà không kể lao nhọc tốn phí.
Vào thời cấm đạo ngặt nghèo, ông trùm Tiến Đích tình nguyện đón tiếp, cho trú ẩn trong nhà một lớp chủng sinh Chủng viện Vĩnh Trị suốt hơn hai năm. Đức cha Joseph Havard - Du cũng thường lưu lại trong nhà cụ trùm.
Cụ trùm Tiến Đích có người con rể là Nguyễn Huy Mỹ, 34 tuổi, làm lý trưởng, có một gia đình đầm ấm hạnh phúc với tám mặt con đạo hạnh. Hai cha con bị bắt và bị giam giữ vì theo đạo. Khi quan tổng đốc hạ lệnh truyền đánh đòn cụ trùm Tiến Đích, thì con rể dõng dạc đứng lên thưa: “Cha tôi đã già nua tuổi tác, xin quan lớn tha cho, tôi xin chịu đòn thay”. Thấy người con rể có lòng hiếu kính, quan chấp nhận lời xin ấy.
Quan tổng đốc dụ dỗ ông trùm Tiến Đích bước qua thánh Giá để về vui hưởng tuổi già với con cháu nhưng ông vẫn một mực cự tuyệt. Khi nhận được thực phẩm tiếp tế từ gia đình, ông mang chia cho các bạn tù, không phân biệt lương, giáo.
Bình minh ngày 12-8-1838, chứng nhân đức tin Nguyễn Tiến Đích và Nguyễn Huy Mỹ lãnh án xử trảm do vua Minh Mạng châu phê, tại pháp trường Bảy Mẫu. Linh hài hai đấng được long trọng rước về làng Vĩnh Trị ngay trong đêm, giữa rừng đèn đuốc sáng rực cả góc trời.
Ông Chánh trương Antôn Nguyễn Tiến Ðích được nâng lên hàng chân phước ngày 27-5-1900 và được nâng lên bậc hiển thánh ngày 19-6-1988.
Gia đình thánh nhân còn cống hiến hai chứng nhân đức tin là ông Lý Thi, người con thứ hai bị xử giảo năm 1858 dưới thời Tự Đức, và ông Phó Nhâm, người con thứ tư, cương quyết không bước qua thập giá, bị đày lên Cao Bằng và qua đời tại đó.
Người ta quen gọi ông là cụ trùm Tiến Đích. Ông yêu quý hàng giáo sĩ, chủng sinh, hăng say quảng đại giúp đỡ họ về vật chất. Thời gian chủng viện Kẻ Vĩnh bị nạn dịch tả, ông đón nhận một số thầy về chăm sóc và chữa bệnh cho đến khi hoàn toàn bình phục mà không kể lao nhọc tốn phí.
Vào thời cấm đạo ngặt nghèo, ông trùm Tiến Đích tình nguyện đón tiếp, cho trú ẩn trong nhà một lớp chủng sinh Chủng viện Vĩnh Trị suốt hơn hai năm. Đức cha Joseph Havard - Du cũng thường lưu lại trong nhà cụ trùm.
Cụ trùm Tiến Đích có người con rể là Nguyễn Huy Mỹ, 34 tuổi, làm lý trưởng, có một gia đình đầm ấm hạnh phúc với tám mặt con đạo hạnh. Hai cha con bị bắt và bị giam giữ vì theo đạo. Khi quan tổng đốc hạ lệnh truyền đánh đòn cụ trùm Tiến Đích, thì con rể dõng dạc đứng lên thưa: “Cha tôi đã già nua tuổi tác, xin quan lớn tha cho, tôi xin chịu đòn thay”. Thấy người con rể có lòng hiếu kính, quan chấp nhận lời xin ấy.
Quan tổng đốc dụ dỗ ông trùm Tiến Đích bước qua thánh Giá để về vui hưởng tuổi già với con cháu nhưng ông vẫn một mực cự tuyệt. Khi nhận được thực phẩm tiếp tế từ gia đình, ông mang chia cho các bạn tù, không phân biệt lương, giáo.
Bình minh ngày 12-8-1838, chứng nhân đức tin Nguyễn Tiến Đích và Nguyễn Huy Mỹ lãnh án xử trảm do vua Minh Mạng châu phê, tại pháp trường Bảy Mẫu. Linh hài hai đấng được long trọng rước về làng Vĩnh Trị ngay trong đêm, giữa rừng đèn đuốc sáng rực cả góc trời.
Ông Chánh trương Antôn Nguyễn Tiến Ðích được nâng lên hàng chân phước ngày 27-5-1900 và được nâng lên bậc hiển thánh ngày 19-6-1988.
Cầu nguyện cho những người già được chăm sóc - bảo vệ
Ngày 12/8/1838, vua Minh Mạng truyền lệnh xử tử ba chứng nhân anh hùng của Đức Kitô: linh mục Giacôbê Đỗ Mai Năm, ông trùm Antôn Nguyễn Đích và người con rể Micae Nguyễn Huy Mỹ. Thánh Antôn Nguyễn Đích, một mẫu gương sáng ngời cho những người gia trưởng, đặc biệt trong việc giáo dục hướng dẫn đức tin cho con cái. Không kể thánh Lý Mỹ, người con rể đã cùng tử đạo một ngày. Gia đình ông đã cống hiến hai chứng nhân đức tin khác mặc dù hai vị này không có trong số 117 vị được nêu danh, nhưng hai vị đã làm chứng cho Chúa một cách anh hùng đó là: ông Lý Thi, bị xử giảo năm 1858 thời vua Tự Đức là con thứ hai của ông Trùm Đích, và ông phó Nhâm, người con thứ tư, cương quyết không bước qua Thập Giá, nên bị đầy lên Cao Bằng và qua đời tại đó.
Tại cung khai điều tra phong Chân phước cho ông trùm Antôn Nguyễn Đích, cô con gái của ông đã nói: Bố tôi là Nguyễn Đích, quê ở Chi Long, huyện Nam Sang, tỉnh Nam Định, sinh năm 1769. "Gia đình chúng tôi làm nghề nông rất cần cù, nhưng không vì thế mà sao lãng việc đạo đức, trái lại vẫn siêng năng xưng tội, rước lễ. Bố tôi luôn quan tâm đến đời sống đạo đức của mười người con và của những gia nhân giúp việc. Mỗi ngày, ông chỉ định một hay hai người coi nhà, còn những người khác đi lễ. Tôi thấy bố tôi làm tròn các nghĩa vụ trong đạo. Ngài rất chăm sóc việc giáo dục con cái, mời thầy đồ đến nhà dạy chữ Nho cho con trai, từ chối gả con gái cho những thanh niên gia đình giàu có mà không giữ đạo sốt sắng…"
Đối với con cái trong gia đình, ông dạy dỗ nghiêm túc như vậy. Đối với Giáo hội, ông Trùm Đích rất yêu quý các giáo sĩ và chủng sinh, ông quảng đại tiếp đón và giúp đỡ về vật chất. Đối những người nghèo, ông còn tỏ lòng thương bằng việc thường xuyên thăm viếng an ủi chia sớt của cải.
Ông bị bắt vì trọng tội cho đạo trưởng Giacôbê Đỗ Mai Năm trú ẩn trong nhà. Khi bị bắt, quan Tổng đốc Trịnh Quang Khanh dùng mọi phương thế để ép ông trùm Đích bỏ đạo. Ông Đích trả lời với giọng vững vàng: "Thưa quan, tôi có bổn phận tôn thờ Thiên Chúa, quan tha hoặc kết tội thì tùy, chứ đừng ép tôi bỏ đạo."
Dụ dỗ không được, quan truyền khiêng ông qua Thánh Giá nhưng ông co hai chân lên. Tức giận, quan truyền đánh đòn ông. Vì phải mang gông xiềng, bị tra tấn lại thấy mình già nua yếu đuối, có lúc ông tưởng không chịu nổi gian truân thử thách đến cùng, nhưng may mắn ông vẫn kiên trung tới ngày tử đạo, nhờ ơn Chúa giúp, nhờ sự khuyên nhủ của cha Năm, nhờ lời khích lệ của các bạn tù, nhất là nhờ tấm lòng hy sinh cao cả của con rể chí hiếu, Micae Lý Mỹ. Mỗi lần quan truyền đánh đòn ông trùm Đích thì ông Lý Mỹ đứng lên thưa: "Cha tôi đã già nua tuổi tác, xin quan lớn tha cho, tôi xin chịu đòn thay."
Thấy không thể khuyên dụ ông trùm Đích bỏ đạo, quan làm sớ tâu về kinh. Bản án được vua Minh Mạng châu phê chấp thuận ngày 12/8/1838, ông trùm Antôn Nguyễn Đích bị điệu ra pháp trường Bảy Mẫu, Nam Định để chém đầu.
Thi hài ông Antôn Nguyễn Đích được rước về làng Kẻ Vĩnh ngay trong đêm đó. Dân làng tổ chức lễ qui lăng rất trọng thể, rồi an táng trước nhà ông, nơi ông đã để lại bao gương sáng của một chức sắc và một gia trưởng đáng kính.
Cùng với linh mục Mai Năm và ông Lý Mỹ, ông trùm Antôn Nguyễn Đích, được Đức Giáo Hoàng Lêo XIII suy tôn Chân Phước ngày 27/5/1900. Ngày 19/6/1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn các ngài lên bậc Hiển thánh.
Đọc hạnh thánh Antôn Nguyễn Đích, ta không chỉ cảm phục về một vị thánh đạo hạnh, mà còn cảm phục vì một người già nua yếu đuối như ông được giúp đỡ, yêu thương bởi người con rể hiếu thảo. Trong tâm tình biết ơn thảo hiếu, chúng ta cầu nguyện cho các bậc cao niên, những vị tiền bối.
Lạy Chúa, trong tình thương của Chúa thì đời người ai cũng đến lúc già nua: lúc mà mỗi người chúng con không tự đi trên đôi chân của mình nhưng phải có người dắt con đi; lúc mà con không thể quyết định phải có người quyết định giúp con; lúc mà con cảm thấy sợ và cái sợ lớn nhất là sợ chết… Xin Chúa dắt con đi trên đường của Chúa. Xin cho con biết nâng đỡ, ủi an, kính trọng và yêu thương những bậc cao niên, những người già yếu. Xin cho con biết vâng lời, thảo hiếu.
Lạy Chúa, xin Chúa ở với những người cao tuổi, để họ dọn lòng về với Chúa trong ân sủng. Amen