Ngày 28/4
Thánh Phêrô Nguyễn Văn Hiếu[1]
Thầy giảng (1777-1840)
I. Tiểu sử
II. Cầu nguyện
Cầu nguyện cho những người nắm giữ cán cân công lý.
Thánh Phêrô Nguyễn Văn Hiếu[1]
Thầy giảng (1777-1840)
I. Tiểu sử
Tôi sống nhưng không phải tôi sống mà là Chúa Kitô sống trong tôi.
(Gl 2, 20)
(Gl 2, 20)
Phêrô Nguyễn Văn Hiếu sinh ra ở làng Đồng Chuối vào năm 1783, vào nhà Đức Chúa Trời[1] và được lên bậc kẻ giảng[2]. Thầy được sai đi giúp các Cố, rồi giúp cha Khoan ở xứ Phúc Nhạc.
Thầy Hiếu có tính hiền lành, có lòng đạo đức, chịu khó khuyên bảo giáo dân lãnh nhận Bí tích Thánh Thể và Xức dầu.
Ngày 24-8-1837, thầy Hiếu bị bắt ở Đông Biên chung với cha Khoan và thầy Thanh. Khi bị giam ở Ninh Bình, thầy Hiếu và thầy Thanh bị tra tấn nhiều lần. Dù các quan bầy mưu chước dỗ dành hay đe nẹt thể nào mặc lòng, thầy cũng vững vàng chẳng chịu bước qua thập giá. Thà chịu mọi sự khốn khó chẳng thà lỗi nghĩa cùng Đức Chúa Trời.
Lúc đầu, cha Khoan, thầy Thanh và thầy Hiếu bị giam làm một với nhau, về sau quan giam riêng cha Khoan một nơi, thầy Thanh và thầy Hiếu một nơi, có ý dỗ dành hai thầy cho dễ hơn. Lúc đó, thầy Thanh bị tra, bị đòn bao nhiêu lần, thì thầy Hiếu cũng phải bấy nhiêu lần. Anh em giúp nhau vượt qua gian khó, giữ vững lòng trí cho đến giờ sau hết.
Khi quân lính lôi người qua thập tự giá, thì người cất tiếng lên mà phân bua cho mọi người biết rằng lính lôi người đi, chẳng phải là người bước đi đâu. Lại khi qua ảnh chuộc tội, thì người co chân lên kẻo chạm đến ảnh.
Lần thứ nhất, khi quan lập án cho thầy phải chịu giam hậu[3], thì thầy vừa vui vừa buồn. Thầy vui vì được chịu thương khó vì Thiên Chúa, nhưng buồn vì không được minh chứng đức tin. Các ngày thứ Sáu thầy ăn chay, bổn đạo có đến thăm, thì thầy khuyên năm ba lời giục người ta giữ đạo cho nên, rồi xin người ta cầu nguyện cho người được phúc tử vì đạo.
Lần thứ hai, khi các quan lập án trảm quyết thì dù quan dụ dỗ bước qua thập giá thể nào mặc lòng, thầy cứ một mực mà từ chối cho đến khi quan không chịu được, lại cho về tù mà khép án trảm quyết.
Đêm trước ngày bị xử, thầy Hiếu đọc kinh cầu nguyện cả đêm. Ngày 28-4-1840, quan cho xử cha Khoan và hai thầy giảng Hiếu và Thanh. Trên đường ra pháp trường ở chân núi Cánh Diều, ba vị vừa đi vừa hát kinh cảm ơn. Đến nơi xử, quân lính cưa gông bẻ xiềng, rồi trói thầy vào cọc đã cắm sau lưng và trảm quyết.
Giáo hữu làng Yên Mối (nay là giáo xứ Gia Lạc, Giáo phận Phát Diệm) đem xác thầy về an táng tại làng.
Thầy giảng Phêrô Nguyễn Văn Hiếu được nâng lên hàng chân phước ngày 27-5-1900 và được tôn phong hiển thánh ngày 19-6-1988.
Thầy Hiếu có tính hiền lành, có lòng đạo đức, chịu khó khuyên bảo giáo dân lãnh nhận Bí tích Thánh Thể và Xức dầu.
Ngày 24-8-1837, thầy Hiếu bị bắt ở Đông Biên chung với cha Khoan và thầy Thanh. Khi bị giam ở Ninh Bình, thầy Hiếu và thầy Thanh bị tra tấn nhiều lần. Dù các quan bầy mưu chước dỗ dành hay đe nẹt thể nào mặc lòng, thầy cũng vững vàng chẳng chịu bước qua thập giá. Thà chịu mọi sự khốn khó chẳng thà lỗi nghĩa cùng Đức Chúa Trời.
Lúc đầu, cha Khoan, thầy Thanh và thầy Hiếu bị giam làm một với nhau, về sau quan giam riêng cha Khoan một nơi, thầy Thanh và thầy Hiếu một nơi, có ý dỗ dành hai thầy cho dễ hơn. Lúc đó, thầy Thanh bị tra, bị đòn bao nhiêu lần, thì thầy Hiếu cũng phải bấy nhiêu lần. Anh em giúp nhau vượt qua gian khó, giữ vững lòng trí cho đến giờ sau hết.
Khi quân lính lôi người qua thập tự giá, thì người cất tiếng lên mà phân bua cho mọi người biết rằng lính lôi người đi, chẳng phải là người bước đi đâu. Lại khi qua ảnh chuộc tội, thì người co chân lên kẻo chạm đến ảnh.
Lần thứ nhất, khi quan lập án cho thầy phải chịu giam hậu[3], thì thầy vừa vui vừa buồn. Thầy vui vì được chịu thương khó vì Thiên Chúa, nhưng buồn vì không được minh chứng đức tin. Các ngày thứ Sáu thầy ăn chay, bổn đạo có đến thăm, thì thầy khuyên năm ba lời giục người ta giữ đạo cho nên, rồi xin người ta cầu nguyện cho người được phúc tử vì đạo.
Lần thứ hai, khi các quan lập án trảm quyết thì dù quan dụ dỗ bước qua thập giá thể nào mặc lòng, thầy cứ một mực mà từ chối cho đến khi quan không chịu được, lại cho về tù mà khép án trảm quyết.
Đêm trước ngày bị xử, thầy Hiếu đọc kinh cầu nguyện cả đêm. Ngày 28-4-1840, quan cho xử cha Khoan và hai thầy giảng Hiếu và Thanh. Trên đường ra pháp trường ở chân núi Cánh Diều, ba vị vừa đi vừa hát kinh cảm ơn. Đến nơi xử, quân lính cưa gông bẻ xiềng, rồi trói thầy vào cọc đã cắm sau lưng và trảm quyết.
Giáo hữu làng Yên Mối (nay là giáo xứ Gia Lạc, Giáo phận Phát Diệm) đem xác thầy về an táng tại làng.
Thầy giảng Phêrô Nguyễn Văn Hiếu được nâng lên hàng chân phước ngày 27-5-1900 và được tôn phong hiển thánh ngày 19-6-1988.
[1]. Nhà Đức Chúa Trời: nhà xứ.
[2]. Kẻ giảng hay thầy giảng vốn là những người thuộc hội được cha Đắc Lộ thiết lập trước khi rời Đàng Ngoài năm 1629, với công việc chính là dạy giáo lý và điều hành các cộng đoàn.
[3]. Án xử giảo giam hậu: án xử thắt cổ, nhưng giam lại để chờ xét.
Trích sách "Hạnh Các Thánh Tử Đạo Việt Nam"
Biên soạn: Hội đồng Giám mục Việt Nam
Biên soạn: Hội đồng Giám mục Việt Nam
II. Cầu nguyện
Cầu nguyện cho những người nắm giữ cán cân công lý.
Thánh Phêrô Nguyễn Văn Hiếu là một thầy giảng tử đạo. Ngài sinh năm 1777 tại làng Đồng Chuối, huyện Bình Lục, tỉnh Ninh Bình. Tiểu sử của ngài được ghi lại như sau: ngài là một người có tính tình vui vẻ, nhanh nhẹn, luôn chăm chỉ và chu toàn trong công việc; ngài đi tu từ lúc còn nhỏ tuổi và rất sốt sắng lần chuỗi Mân Côi cũng như tuân giữ rất nghiêm túc đời sống kỉ luật. Vì thế, giáo dân rất quý mến và cảm phục về lòng đạo đức thánh thiện của ngài. Khi trở thành thầy giảng, ngài đã luôn nhiệt thành giúp đỡ nhiều linh mục Thừa Sai và phụ giúp cha Phạm Khắc Khoan tại giáo xứ Phúc Nhạc.
Ở tuổi 50, đang lúc giúp xứ cùng cha Khoan, ngài đã bị bắt và chịu cảnh ngục tù. Từ đây, trang sử cuộc đời ngài như được in đậm để nêu bật lên ý chí kiên cường và niềm tin vững vàng vào Đức Kitô. Những dòng cuối của tiểu sử đã được ghi bằng máu thắm của phúc tử đạo vào ngày 28/4/1840. Ngài đã được Đức Giáo hoàng Lêô XIII tôn phong lên bậc chân phước vào ngày 27/5/1900 và Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nâng ngài lên hàng hiển thánh tử đạo vào ngày 19/6/1988.
Dừng lại và suy gẫm về bối cảnh xoay quanh cuộc tử đạo của thánh Phêrô Nguyễn Văn Hiếu, ta như được gợi nhớ về thánh Gioan Tẩy Giả bị trảm quyết. Nếu khi xưa sự công chính thánh thiện và lời giảng hùng hồn của thánh Gioan Tiền Hô đã khiến cho vua Hê-rô-đê ngang tàng vừa nể sợ vừa muốn che chở ngài, nửa phân vân nhưng nửa cũng thích nghe ngài giảng; thì nơi thánh Phê-rô Hiếu, ta cũng gặp thấy sự yêu mến khuyến dụ của quan huyện cùng với sự dọa nạt, răn đe; sự dụ dỗ để giúp đỡ và tha bổng cùng với sự tra tấn, đánh đập tàn bạo. Trước những lời lẽ khuyên nhủ, ngọt ngào hứa hẹn một cuộc sống gia đình sung túc, ấm no, thánh Phê-rô Hiếu chỉ khiêm tốn đáp lại quan: “Tôi hết lòng cám ơn quan lớn về những lời khuyến dụ và hứa hẹn giúp đỡ tôi. Nhưng tôi không thể bỏ Chúa tôi là Đấng đã tạo dựng nên trời đất cùng mọi loại thụ tạo trên trần gian này. Ngài là Chúa trời đất, tôi phải tôn thờ Ngài.” Sự cương quyết và ý chí sắt đá ấy đã được ghi dấu bằng máu tử đạo anh hùng như thánh Gio-an Tiền Hô khi xưa.
Bạn thân mến, chiêm ngắm hạnh sử thánh Phê-rô Nguyễn Văn Hiếu, chúng ta cảm phục trước một niềm tin trung kiên đã nhiều lần bị quan huyện khuyến dụ vì sự quý mến, rồi dọa nạt -tra khảo vì sự tức giận, và lại khuyên nhủ dụ dỗ. Thật đẹp thay niềm tin ấy vẫn kiên vững - bền bỉ và được khắc ghi bằng máu tử đạo uy hùng. Nhưng có lẽ bên cạnh trang sử cuộc đời của thánh nhân, chúng ta dường như vẫn chạnh lòng khi nghĩ đến vị quan huyện có chút lòng nhân nhưng lại vẫn nhút nhát chưa thành toàn. Điều ấy dường như cũng đã xảy ra vào thời của thánh Gioan Tiền Hô, và vẫn còn tiếp tục xảy ra đâu đó trong suốt hành trình lịch sử của mười tám thế kỉ mãi đến thời của thánh Phê-rô Hiếu; và chắc hẳn điều ấy luôn còn tiềm ẩn hay hiển hiện cách nào đó trong thời đại của chúng ta hôm nay.
Ý thức về vai trò là người Kitô hữu sống giữa lòng đời, chúng ta hiệp nhất với các nhà lãnh đạo trong việc tuân theo đường lối chỉ đạo công chính, góp phần xây dựng xã hội văn minh tình thương. Trên hết, điều mà chúng ta có bổn phận phải làm đó là: hỗ trợ các vị trong tinh thần động viên cùng những lời cầu nguyện tha thiết. Bởi chưng, ranh giới giữa thiện và ác, công minh và tham sân si, lòng nhân và những đam mê yếu hèn luôn bị thử thách, hòa trộn, nhập nhằng.
Lay Chúa, khi nhớ đến thánh Gio-an Tiền Hô, chúng con không thể không nghĩ về một bản án trảm quyết phi lý từ vua Hê-rô-đê; và khi suy gẫm về gương thánh tử đạo Phê-rô Nguyễn Văn Hiếu, chúng con càng cảm thấy tiếc thay một chút lòng nhân của vị quan huyện. Dẫu rằng đó là những bản án bất công, nhưng hôm nay đây chúng con còn được chiêm ngắm những bản án của máu đức tin anh hùng. Nhưng điều chúng con vẫn còn khát khao mong mỏi và tha thiết dâng lời nguyện xin, đó là xin Ngài ban ơn công minh chính trực, ơn khôn ngoan sáng suốt cho các vị đang nhận lãnh trách nhiệm hướng dẫn dân tộc, gìn giữ hòa bình ấm no cho dân tộc. Và, giữa gánh nặng của trách nhiệm với lợi ích cá nhân, nguyện xin Chúa ươm gieo, vun trồng nơi các vị hạt giống của lòng nhân nghĩa, hầu cho cây mục tiêu và quyết tâm sống vì công ích xã hội thuở ban đầu sẽ tăng trưởng và trổ sinh hoa trái công bình cho tất cả mọi người. Amen