Chúa Nhật LỄ LÁ - B
Nhập cuộc
Nhập cuộc
Cử hành Chúa Nhật Lễ Lá chúng ta như bị xâu xé bởi những cảm giác xung khắc giữa hai thái cực tung hô và bi thảm, chiến thắng và thất bại, vinh dự và ô nhục. Chúng ta nhớ lại lời tung hô, “Vạn tuế con vua David. Chúc tụng đấng nhân Danh Chúa mà đến.” Chúng ta hình dung ra đoàn người xếp hàng chào đón Chúa Giê-su như chào đón Vua Dân Do Thái. Chúa Giê-su cỡi lừa như vị vua của dân Is-ra-en khi mọi người cùng Ngài tiến vào thành Giê-su-sa-lem. Mấy đứa nhỏ sống ở ngoài thành nhanh nhẹn chạy vào thành thánh để loan tin “Vua đang tiến vào! Hãy mau ra đón.”
Chúa Giê-su đang tiến vào thành Giê-ru-sa-lem. Vua đang tiến vào. Vua đến và không ai có thể đứng trung lập. Vua đến và người ta phải làm quyết định lựa chọn. Vua đến và bạn phải quyết định lựa chọn của bạn đối với Ngài. Chúng ta không được phép tiếp tục sống theo lối sống cũ. Phải có điều gì đó được thay đổi. Chúng ta cần thay đổi trong cách suy nghĩ. Chúng ta cần phải làm gì đó khác hơn để tỏ lòng trung tín. Chúng ta cần canh tân điều gì điều trong tinh thần của người môn đệ. Có điều gì đó chúng ta phải dành ưu tiên hơn trong sự chú ý của chúng ta đối với mọi cái khác. Lễ Lá không phải là để chúng ta nghỉ ngơi. Khi mừng Lễ Lá là chúng ta đối diện với một lựa chọn. Chọn theo Chúa Giê-su Kito Vua hay là không theo Ngài. Nếu chúng ta muốn chỉ là những người đứng bên đường để nhìn và vẫy tay, hay cầm cành vạn tuế vẫy chào rồi quay trở về nhà và quên đi rồi tiếp tục sống cuộc sống mà chúng ta và mọi người vẫn sống, thì chẳng khác gì một người bỏ 10 đồng vào giỏ thu tiền hàng tuần, xong bổn phận, cảm thấy bằng lòng, rồi để mặc thế gian tiến về hướng hỏa ngục.
Tuy nhiên nếu chúng ta quan tâm đến Chúa Giê-su và giáo huấn của Ngài, nếu chúng ta muốn vào cuộc, thì chúng ta cần nhận thức và chuẩn bị sẵn sàng cho những gì đang được giãi bày trước chúng ta trong ngày Lễ Lá.
Tỏ Tình
Thánh Maco bắt đầu kể về cuộc Thương Khó của Chúa với câu truyện người phụ nữ dùng dầu thơm quí giá xức lên đầu của Chúa. Việc làm quảng đại, yêu thương và hy sinh này đã làm cho một số người khó chịu hỏi bà tại sao không bán dầu thơm để lấy tiền giúp người nghèo túng thay vì phí phạm xức lên đầu của Chúa. Làm như thế chẳng có ích gì! Chúa Giê-su đã chỉ ra cho họ biết chủ ý tốt lành của người phụ nữ, và sự thật là họ luôn có thừa cơ hội để giúp người nghèo túng mà họ không làm. Nói như thế nghĩa là Ngài không chối bỏ sự quan trọng của việc bác ái giúp đỡ những người nghèo túng, nhưng lại khen ngợi tình yêu hy sinh của Thiên Chúa được biểu lộ qua việc làm của người phụ nữ. Chúa cũng chỉ ra cho thấy tính giả dối của những người phê bình chỉ trích người phụ nữ bởi vì chính họ có thể giúp đỡ người nghèo nếu họ thực tâm muốn giúp. Ngụ ý là họ thích bài bác việc làm tốt lành của người phụ nữ hơn là chính họ thực hành làm việc bác ái.
Giu-đa, trái lại, được được giới thiệu đóng vai đối nghịch với người phụ nữ. Ông đến gặp các tư tế và hứa bày mưu phản Chúa Giê-su để lấy tiền (Mc 14:10-11). Giu-đa được trình bày như một thí dụ điển hình cho những người dùng danh Chúa Giê-su để kiếm lợi cho họ thay vị là cơ hội để thực hành yêu thương, và hiến thân. Không những Giu-đa không quan tâm đến người nghèo mà cũng chẳng quan tâm đến Chúa Giê-su nữa. Sự khác biệt giữa người phụ nữ và Giu-đa quá khác biệt. Lịch sử cho thấy mối liên hệ với Thiên Chúa và tha nhân luôn là điều cần thiết. Chỉ vì chúng ta yêu kính Thiên Chúa nên chúng ta mới yêu kính những người nghèo khổ túng thiếu. Tình yêu của chúng ta đối với Thiên Chúa không loại bỏ người nghèo, nhưng là bàn đạp để chúng ta yêu và phục vụ người nghèo. Khi Chúa Giê-su tiến gần đến ngày chịu nạn, người phụ nữ đến với Chúa bằng việc làm quảng đại, quyết tâm dấn thân, hy sinh và đầy tràn tình yêu đối với Thiên Chúa; Giu-đa đến với Chúa với lòng ích kỉ chỉ nghĩ đến quyền lợi riêng và mạng sống của riêng hắn.
Các Môn Đệ và Chúa Giê-su
Khi Chúa Giê-su ở trong vườn Cây Dầu (Mc 14:32-42) chúng ta thấy Phê-rô, Giacobe và Gioan cũng chẳng sáng giá bao nhiêu. Có vẻ như họ đều là những người vô dụng. Chỉ vài phút trước đó, Chúa Giê-su đã cảnh báo là họ cần phải tỉnh thức. Thế mà đến giờ phút cuối kịch liệt nhất thì tất cả đều ngủ hết. Họ là những người thân cận nhất và đã đi theo Chúa từ những ngày đầu tiên. Thế mà bây giờ họ có vẻ như lãnh đạm thờ ơ trước giờ gian nan khốn khó nhất của Chúa. Giacobe và Gioan đã từng mạnh mẽ tuyên bố sẵn sàng uống chén mà Chúa Giê-su sẽ uống, thế nhưng bây giờ lại ngủ say khi Chúa Giê-su cầu xin cho chén ấy được cất đi để Ngài không phải uống. Phê-rô đã từng tuyên bố sẵn sàng chết để đi bên cạnh bảo vệ Chúa Giê-su, thế mà bây giờ lại không muốn hy sinh thức với Chúa dù chỉ một giờ. Giả như ông chỉ thất cách một lần thì cũng đã đáng trách rồi; hơn nũa ông đã được cảnh giác để tỉnh thức thế nhưng ông đã chối Chúa đến ba lần. Cho dù các môn đệ sống gần gũi bên Chúa Giê-su, nhưng lòng của họ vẫn xa cách với Ngài. Phê-rô, Giacobe và Gioan thực tế cũng chẳng khác chúng ta. Có ý những ý định tốt và cao cả đối với Thiên Chúa thì dễ, nhưng sống thực hành những ý tốt đó trong đời sống hằng ngày là điều khó. Điều đáng mừng là Chúa Giê-su không kiển trách hay loại bỏ các môn đệ vì họ đã không làm được điều họ hứa sẽ làm. Trái lại, Chúa đã cho họ có cơ hội làm lại. Đôi khi chúng ta cũng nghĩ là mình không có khả năng là những môn đệ tốt lành; nghĩ như thế là không đúng. Lý do duy nhất khiến chúng ta không là những người tín hữu tốt chỉ vì chúng ta thiếu lòng muốn để trở nên tốt. Phê-rô, Giacobe và Gioan từ từ rồi sẽ trở thành những mẫu gương môn đệ anh hùng của đức tin vì nỗ lực cố gắng của họ. Họ đã không nản lòng lùi bước. Đối với chúng ta cũng vậy. Những lúc yếu đuối, không nhìn ra, hay sa ngã, chúng ta không nên thất vọng và nản lòng, nhưng cần trông cậy vào tình thương, sự tha thứ và ơn Chúa để canh tân dấn thân theo Chúa.
Những lời cuối của Chúa trong Tin mừng Maco là lời trích từ thánh vịnh 22 khi Chúa kêu lên: “Lạy Chúa, Lạy Chúa nhân sao Chúa bỏ con?” Đây không phải là những lời than thở phàn nàn và bị ruồng bỏ, nhưng đúng hơn là lời cầu nguyện của linh hồn người công chính khi bị đau khổ. Cầu nguyện bằng lời của Thánh vịnh như thế, Chúa Giê-su nhắc cho chúng ta những điều quan trọng cần ghi nhớ. Tuy Chúa chỉ đọc một câu đầu của Thánh vịnh. Ngài muốn chỉ cho chúng ta nhớ toàn thánh vịnh. Thánh vịnh nhắc nhở là ngay trong lúc đau khổ, Thiên Chúa vẫn là Đấng Thánh và là Chúa của chúng ta. Những người đặt tin tưởng nơi Chúa sẽ không phải thất vọng. Vì vậy ngay cả những lúc đau khổ, chúng ta ca ngợi Chúa. Đau khổ không phải là dấu Thiên Chúa ghét bỏ chúng ta; Ngài vẫn lắng nghe để giải thoát chúng ta. Thiên Chúa luôn cai quản vương quốc của Ngài và tất cả mọi dân tộc, mọi nền lịch sử. Bất cứ chuyện gì xẩy ra, ngay cả khi người công chính bị đau khổ, hoàn cảnh của họ vẫn thuộc vào chương tình của Chúa. Không có lời cầu nguyện nào có thể tóm tắt và giải thích hay hơn về cái chết của Chúa trên thánh giá bằng thánh vịnh 22.
Cái chết của Chúa là một phần trong mầu nhiệm của Thiên Chúa trong chương trình của Ngài được giãi bày. Ơn Cứu Chuộc của Chúa ban cho chúng ta không luôn được nhận biết trong những hoàn cảnh ở đời này. Đôi khi chúng ta được cứu thoát khỏi quyền lực của những kẻ thù hãm hại chúng ta qua sự Phục Sinh. Thánh vịnh 22 là lời cầu nguyện giúp chúng ta tìm được ý nghĩa trong đau khổ, và tin tưởng trong những lúc chịu thử thách, giữ vững đức tin khi có những điều không xẩy ra theo như ý chúng ta muốn, bằng cách nhớ là Thiên Chúa vẫn nắm giữ quyền cai quản. Khi cầu nguyện bằng kinh Lạy Cha, chúng ta kết thúc bằng việc xin đừng để chúng ta sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng ta khỏi mọi sự dữ. Chúng ta không muốn bị cám dỗ nghĩ là Thiên Chúa đã ghét bỏ chúng ta, hay Ngài không còn quan tâm đến chúng ta nữa. Khi cầu nguyện để được cứu khỏi mọi sự dữ, chúng ta không cầu xin để được gìn giữ tránh không gặp sự dữ; điều này không thực tế bởi vì sự dữ có mặt ở mọi nơi mọi chốn. Chúng ta cầu như thế là xin để không bị sự dữ chiếm đoạt. Chúng ta cầu xin để được bền tâm bền chí, được bảo vệ và được thoát không sa lầy vào hoàn cảnh xấu mà chúng ta gặp phải.
Nhìn Nhận Con Thiên Chúa
Một yếu tố quan trọng trong câu truyện Thương Khó của Chúa theo thánh Maco là lời tuyên nhận của viên đội trưởng Roma khi Chúa Giê-su chết trên Thánh giá. Ông nói, “Quả thật người này là Con Thiên Chúa!” Đây là lần đầu tiên trong Tin mừng Maco một người tuyên xưng đức tin như thế. Thánh Maco nói cho chúng ta ở chương đầu của Tin mừng Chúa Giê-su là Con Thiên Chúa. Nhận diện đó lại được tái xác nhận bởi Thiên Chúa Cha và khi Chúa Biến Hình trên núi. Những lần nhìn nhận bởi Chúa Cha là sự tỏ bày vinh quang thiên quốc về sự hiện diện của Thiên Chúa. Nhìn nhận Chúa Giê-su là Con Thiên Chúa khi thấy các tầng trời mở ra và Thánh Thần ngự xuống trên đầu Ngài lúc chịu phép rửa ở sông Jordan là điều không khó. Thấy Chúa Giê-su sáng láng đứng hội đàm với Mai-sen và Elia cũng là điều dễ dàng để tin vào Ngài. Tuy nhiên, để nhận ra Chúa Giê-su là Con Thiên Chúa lúc Ngài chết treo trên Thánh giá ở đồi Can-ve-ri-o là điều không dễ dàng. Đó chính là lý do lời tuyên bố của viên đội trưởng Roma là lời công bố quan trọng. Ông bày tỏ lòng tin của người môn đệ chân thật có thể nhận ra Chúa trong những lúc đau thương. Lời công bố của viên đội trưởng làm nên trọn câu mở đầu Tim mừng của Maco. Là môn đệ của Chúa, chúng ta cũng cần có được đức tin giống như lời tuyên xưng của viên đội trưởng Roma này. Nhận ra sự hiện diện của Thiên Chúa trong những lúc may mắn, thành công, bình an hạnh phúc là điều dễ dàng, nhưng quan trọng hơn là chúng ta có thể tuyên xưng đức tin của chúng ta vào sự hiện diện của Chúa trong những lúc đau khổ hay những lúc khó khăn gần như thất bại. Thánh giá của đồi Can-ve-ri-o không phải là dấu Thiên Chúa ruồng bỏ nhưng là lời hứa có sự hiện diện của Thiên Chúa.
Nhiều chi tiết ẩn chứa trong những giờ sau hết của Chúa Giê-su ở trần gian. Là môn đệ của Chúa, chúng ta cùng nhập cuộc với Chúa để cũng được sống lại với Chúa.
Chúa Giê-su đang tiến vào thành Giê-ru-sa-lem. Vua đang tiến vào. Vua đến và không ai có thể đứng trung lập. Vua đến và người ta phải làm quyết định lựa chọn. Vua đến và bạn phải quyết định lựa chọn của bạn đối với Ngài. Chúng ta không được phép tiếp tục sống theo lối sống cũ. Phải có điều gì đó được thay đổi. Chúng ta cần thay đổi trong cách suy nghĩ. Chúng ta cần phải làm gì đó khác hơn để tỏ lòng trung tín. Chúng ta cần canh tân điều gì điều trong tinh thần của người môn đệ. Có điều gì đó chúng ta phải dành ưu tiên hơn trong sự chú ý của chúng ta đối với mọi cái khác. Lễ Lá không phải là để chúng ta nghỉ ngơi. Khi mừng Lễ Lá là chúng ta đối diện với một lựa chọn. Chọn theo Chúa Giê-su Kito Vua hay là không theo Ngài. Nếu chúng ta muốn chỉ là những người đứng bên đường để nhìn và vẫy tay, hay cầm cành vạn tuế vẫy chào rồi quay trở về nhà và quên đi rồi tiếp tục sống cuộc sống mà chúng ta và mọi người vẫn sống, thì chẳng khác gì một người bỏ 10 đồng vào giỏ thu tiền hàng tuần, xong bổn phận, cảm thấy bằng lòng, rồi để mặc thế gian tiến về hướng hỏa ngục.
Tuy nhiên nếu chúng ta quan tâm đến Chúa Giê-su và giáo huấn của Ngài, nếu chúng ta muốn vào cuộc, thì chúng ta cần nhận thức và chuẩn bị sẵn sàng cho những gì đang được giãi bày trước chúng ta trong ngày Lễ Lá.
Tỏ Tình
Thánh Maco bắt đầu kể về cuộc Thương Khó của Chúa với câu truyện người phụ nữ dùng dầu thơm quí giá xức lên đầu của Chúa. Việc làm quảng đại, yêu thương và hy sinh này đã làm cho một số người khó chịu hỏi bà tại sao không bán dầu thơm để lấy tiền giúp người nghèo túng thay vì phí phạm xức lên đầu của Chúa. Làm như thế chẳng có ích gì! Chúa Giê-su đã chỉ ra cho họ biết chủ ý tốt lành của người phụ nữ, và sự thật là họ luôn có thừa cơ hội để giúp người nghèo túng mà họ không làm. Nói như thế nghĩa là Ngài không chối bỏ sự quan trọng của việc bác ái giúp đỡ những người nghèo túng, nhưng lại khen ngợi tình yêu hy sinh của Thiên Chúa được biểu lộ qua việc làm của người phụ nữ. Chúa cũng chỉ ra cho thấy tính giả dối của những người phê bình chỉ trích người phụ nữ bởi vì chính họ có thể giúp đỡ người nghèo nếu họ thực tâm muốn giúp. Ngụ ý là họ thích bài bác việc làm tốt lành của người phụ nữ hơn là chính họ thực hành làm việc bác ái.
Giu-đa, trái lại, được được giới thiệu đóng vai đối nghịch với người phụ nữ. Ông đến gặp các tư tế và hứa bày mưu phản Chúa Giê-su để lấy tiền (Mc 14:10-11). Giu-đa được trình bày như một thí dụ điển hình cho những người dùng danh Chúa Giê-su để kiếm lợi cho họ thay vị là cơ hội để thực hành yêu thương, và hiến thân. Không những Giu-đa không quan tâm đến người nghèo mà cũng chẳng quan tâm đến Chúa Giê-su nữa. Sự khác biệt giữa người phụ nữ và Giu-đa quá khác biệt. Lịch sử cho thấy mối liên hệ với Thiên Chúa và tha nhân luôn là điều cần thiết. Chỉ vì chúng ta yêu kính Thiên Chúa nên chúng ta mới yêu kính những người nghèo khổ túng thiếu. Tình yêu của chúng ta đối với Thiên Chúa không loại bỏ người nghèo, nhưng là bàn đạp để chúng ta yêu và phục vụ người nghèo. Khi Chúa Giê-su tiến gần đến ngày chịu nạn, người phụ nữ đến với Chúa bằng việc làm quảng đại, quyết tâm dấn thân, hy sinh và đầy tràn tình yêu đối với Thiên Chúa; Giu-đa đến với Chúa với lòng ích kỉ chỉ nghĩ đến quyền lợi riêng và mạng sống của riêng hắn.
Các Môn Đệ và Chúa Giê-su
Khi Chúa Giê-su ở trong vườn Cây Dầu (Mc 14:32-42) chúng ta thấy Phê-rô, Giacobe và Gioan cũng chẳng sáng giá bao nhiêu. Có vẻ như họ đều là những người vô dụng. Chỉ vài phút trước đó, Chúa Giê-su đã cảnh báo là họ cần phải tỉnh thức. Thế mà đến giờ phút cuối kịch liệt nhất thì tất cả đều ngủ hết. Họ là những người thân cận nhất và đã đi theo Chúa từ những ngày đầu tiên. Thế mà bây giờ họ có vẻ như lãnh đạm thờ ơ trước giờ gian nan khốn khó nhất của Chúa. Giacobe và Gioan đã từng mạnh mẽ tuyên bố sẵn sàng uống chén mà Chúa Giê-su sẽ uống, thế nhưng bây giờ lại ngủ say khi Chúa Giê-su cầu xin cho chén ấy được cất đi để Ngài không phải uống. Phê-rô đã từng tuyên bố sẵn sàng chết để đi bên cạnh bảo vệ Chúa Giê-su, thế mà bây giờ lại không muốn hy sinh thức với Chúa dù chỉ một giờ. Giả như ông chỉ thất cách một lần thì cũng đã đáng trách rồi; hơn nũa ông đã được cảnh giác để tỉnh thức thế nhưng ông đã chối Chúa đến ba lần. Cho dù các môn đệ sống gần gũi bên Chúa Giê-su, nhưng lòng của họ vẫn xa cách với Ngài. Phê-rô, Giacobe và Gioan thực tế cũng chẳng khác chúng ta. Có ý những ý định tốt và cao cả đối với Thiên Chúa thì dễ, nhưng sống thực hành những ý tốt đó trong đời sống hằng ngày là điều khó. Điều đáng mừng là Chúa Giê-su không kiển trách hay loại bỏ các môn đệ vì họ đã không làm được điều họ hứa sẽ làm. Trái lại, Chúa đã cho họ có cơ hội làm lại. Đôi khi chúng ta cũng nghĩ là mình không có khả năng là những môn đệ tốt lành; nghĩ như thế là không đúng. Lý do duy nhất khiến chúng ta không là những người tín hữu tốt chỉ vì chúng ta thiếu lòng muốn để trở nên tốt. Phê-rô, Giacobe và Gioan từ từ rồi sẽ trở thành những mẫu gương môn đệ anh hùng của đức tin vì nỗ lực cố gắng của họ. Họ đã không nản lòng lùi bước. Đối với chúng ta cũng vậy. Những lúc yếu đuối, không nhìn ra, hay sa ngã, chúng ta không nên thất vọng và nản lòng, nhưng cần trông cậy vào tình thương, sự tha thứ và ơn Chúa để canh tân dấn thân theo Chúa.
Những lời cuối của Chúa trong Tin mừng Maco là lời trích từ thánh vịnh 22 khi Chúa kêu lên: “Lạy Chúa, Lạy Chúa nhân sao Chúa bỏ con?” Đây không phải là những lời than thở phàn nàn và bị ruồng bỏ, nhưng đúng hơn là lời cầu nguyện của linh hồn người công chính khi bị đau khổ. Cầu nguyện bằng lời của Thánh vịnh như thế, Chúa Giê-su nhắc cho chúng ta những điều quan trọng cần ghi nhớ. Tuy Chúa chỉ đọc một câu đầu của Thánh vịnh. Ngài muốn chỉ cho chúng ta nhớ toàn thánh vịnh. Thánh vịnh nhắc nhở là ngay trong lúc đau khổ, Thiên Chúa vẫn là Đấng Thánh và là Chúa của chúng ta. Những người đặt tin tưởng nơi Chúa sẽ không phải thất vọng. Vì vậy ngay cả những lúc đau khổ, chúng ta ca ngợi Chúa. Đau khổ không phải là dấu Thiên Chúa ghét bỏ chúng ta; Ngài vẫn lắng nghe để giải thoát chúng ta. Thiên Chúa luôn cai quản vương quốc của Ngài và tất cả mọi dân tộc, mọi nền lịch sử. Bất cứ chuyện gì xẩy ra, ngay cả khi người công chính bị đau khổ, hoàn cảnh của họ vẫn thuộc vào chương tình của Chúa. Không có lời cầu nguyện nào có thể tóm tắt và giải thích hay hơn về cái chết của Chúa trên thánh giá bằng thánh vịnh 22.
Cái chết của Chúa là một phần trong mầu nhiệm của Thiên Chúa trong chương trình của Ngài được giãi bày. Ơn Cứu Chuộc của Chúa ban cho chúng ta không luôn được nhận biết trong những hoàn cảnh ở đời này. Đôi khi chúng ta được cứu thoát khỏi quyền lực của những kẻ thù hãm hại chúng ta qua sự Phục Sinh. Thánh vịnh 22 là lời cầu nguyện giúp chúng ta tìm được ý nghĩa trong đau khổ, và tin tưởng trong những lúc chịu thử thách, giữ vững đức tin khi có những điều không xẩy ra theo như ý chúng ta muốn, bằng cách nhớ là Thiên Chúa vẫn nắm giữ quyền cai quản. Khi cầu nguyện bằng kinh Lạy Cha, chúng ta kết thúc bằng việc xin đừng để chúng ta sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng ta khỏi mọi sự dữ. Chúng ta không muốn bị cám dỗ nghĩ là Thiên Chúa đã ghét bỏ chúng ta, hay Ngài không còn quan tâm đến chúng ta nữa. Khi cầu nguyện để được cứu khỏi mọi sự dữ, chúng ta không cầu xin để được gìn giữ tránh không gặp sự dữ; điều này không thực tế bởi vì sự dữ có mặt ở mọi nơi mọi chốn. Chúng ta cầu như thế là xin để không bị sự dữ chiếm đoạt. Chúng ta cầu xin để được bền tâm bền chí, được bảo vệ và được thoát không sa lầy vào hoàn cảnh xấu mà chúng ta gặp phải.
Nhìn Nhận Con Thiên Chúa
Một yếu tố quan trọng trong câu truyện Thương Khó của Chúa theo thánh Maco là lời tuyên nhận của viên đội trưởng Roma khi Chúa Giê-su chết trên Thánh giá. Ông nói, “Quả thật người này là Con Thiên Chúa!” Đây là lần đầu tiên trong Tin mừng Maco một người tuyên xưng đức tin như thế. Thánh Maco nói cho chúng ta ở chương đầu của Tin mừng Chúa Giê-su là Con Thiên Chúa. Nhận diện đó lại được tái xác nhận bởi Thiên Chúa Cha và khi Chúa Biến Hình trên núi. Những lần nhìn nhận bởi Chúa Cha là sự tỏ bày vinh quang thiên quốc về sự hiện diện của Thiên Chúa. Nhìn nhận Chúa Giê-su là Con Thiên Chúa khi thấy các tầng trời mở ra và Thánh Thần ngự xuống trên đầu Ngài lúc chịu phép rửa ở sông Jordan là điều không khó. Thấy Chúa Giê-su sáng láng đứng hội đàm với Mai-sen và Elia cũng là điều dễ dàng để tin vào Ngài. Tuy nhiên, để nhận ra Chúa Giê-su là Con Thiên Chúa lúc Ngài chết treo trên Thánh giá ở đồi Can-ve-ri-o là điều không dễ dàng. Đó chính là lý do lời tuyên bố của viên đội trưởng Roma là lời công bố quan trọng. Ông bày tỏ lòng tin của người môn đệ chân thật có thể nhận ra Chúa trong những lúc đau thương. Lời công bố của viên đội trưởng làm nên trọn câu mở đầu Tim mừng của Maco. Là môn đệ của Chúa, chúng ta cũng cần có được đức tin giống như lời tuyên xưng của viên đội trưởng Roma này. Nhận ra sự hiện diện của Thiên Chúa trong những lúc may mắn, thành công, bình an hạnh phúc là điều dễ dàng, nhưng quan trọng hơn là chúng ta có thể tuyên xưng đức tin của chúng ta vào sự hiện diện của Chúa trong những lúc đau khổ hay những lúc khó khăn gần như thất bại. Thánh giá của đồi Can-ve-ri-o không phải là dấu Thiên Chúa ruồng bỏ nhưng là lời hứa có sự hiện diện của Thiên Chúa.
Nhiều chi tiết ẩn chứa trong những giờ sau hết của Chúa Giê-su ở trần gian. Là môn đệ của Chúa, chúng ta cùng nhập cuộc với Chúa để cũng được sống lại với Chúa.
L.M. Trần Đình Khả
Houston, TX