05/03/2023 -

Cầu nguyện

244
Trong Mùa Chay này, hãy theo đuổi điều gì đó sâu sắc hơn căn tính


Chúa nhật II Mùa Chay năm A.
St 12,14a; 2Tm 1,8b10; Mt 17,19.
 


Căn tính chỉ là một sự thật nửa vời. Một người cần nhìn toàn cảnh để định hình sự hiểu biết về bản thân. Tuy nhiên, chúng ta chỉ nhìn thấy toàn cảnh cuộc đời vào chặng cuối hành trình cuộc sống.

"Đừng nói cho ai hay thị kiến ấy, cho đến khi Con Người từ cõi chết trỗi dậy" (Mt 17,9).


Bài Tin mừng theo thánh Mátthêu vào Chúa Nhật II mùa Chay tuần này làm nổi bật việc Chúa Giêsu biến hình trên núi với đầy đủ vẻ sáng lạng, vinh quang và quyền năng. Khung cảnh này vừa mở rộng vừa hạn chế và cũng cho thấy một cái nhìn thoáng qua về vinh quang trọn vẹn của Chúa Giêsu, nhưng vẫn còn giới hạn nếu chưa có thực tại thập giá. Trong cảnh tượng này, sự mặc khải vinh quang của Chúa Giêsu rất quan trọng, nhưng có điều gì đó còn sâu sắc hơn cả căn tính. Đó là một điều gì khác, sâu sắc hơn, có thể được nhìn thấy trên ngọn núi khi Chúa Giêsu nói với các môn đệ rằng bức tranh đầy đủ về căn tính của Ngài vẫn chưa được tỏ lộ. Họ còn phải chờ đợi.
 

Trong bài Tin mừng Chúa Nhật tuần trước, tên cám dỗ đã dụ dỗ Chúa Giêsu chối bỏ tương quan thần linh của Ngài với Chúa Cha (x. Mt 4,1-11). Kẻ cám dỗ nói hai lần: “Nếu ông là Con Thiên Chúa,” điều này tạo dịp cho Chúa Giêsu hoài nghi về vai trò cơ bản của Ngài trên trần gian. Trong lần cám dỗ thứ ba, kẻ cám dỗ đưa Chúa Giêsu lên một ngón núi cao và trao quyền cai trị các nước để đổi lấy việc Chúa Giêsu quy phục ý muốn của ma quỷ. Câu trả lời của Chúa Giêsu khiến Satan phải chạy trốn, và ma quỷ tạm thời bỏ đi.
 

Trong bài Tin mừng Chúa Nhật tuần này, Chúa Giêsu đưa các môn đệ là Phêrô, Giacôbê và Gioan đến với kinh nghiệm trên đỉnh núi của chính Ngài. Khung cảnh này gợi cho độc giả nhớ lại cuộc gặp gỡ của Môsê với Thiên Chúa trên đỉnh núi (Xh 34,29-30). Núi là nơi trái đất chạm đến các tầng trời, là nơi hạ giới gặp gỡ ngai của Thiên Chúa. Một tiếng nói phát ra từ đám mây và có chức năng như một lời nhắc nhở về ý thức sâu xa nhất của Chúa Giêsu: "Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người. Các ngươi hãy vâng nghe lời Người!"  (Mt 17,5). Cụm từ này gợi lại những truyền thống trong Kinh Thánh giống như cụm từ được tìm thấy trong Thánh vịnh 2: “Con là con của Cha, ngày hôm nay Cha đã sinh ra con” (Tv 2,7). Mỗi sách Tin mừng đều trích dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp câu này để nhấn mạnh căn tính của Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa.
 

Cụm từ “Đây là Con Ta yêu dấu, rất đẹp lòng Ta,” được lặp lại và xuất hiện khắp các sách Tin mừng cho thấy tầm quan trọng của cụm từ này đối với các tác giả Kitô giáo thời sơ khai. Thánh Mátthêu tin rằng câu này rất quan trọng để Chúa Giêsu hiểu về chính mình. Hơn nữa, khung cảnh Chúa Giêsu ở trên đỉnh núi cũng có Môsê và Êlia xuất hiện thoáng qua. Điều này gợi ý rằng Chúa Giêsu kiện toàn ba vai trò: người ban hành luật (Môsê), nơi ứng nghiệm lời ngôn sứ (Êlia) và là Đấng được xức dầu sẽ đến (Tv 2,7). Căn tính của Chúa Giêsu có vẻ an toàn, không cần thêm gì nữa. Tiếng nói từ các đám mây củng cố căn tính này bằng cách lặp lại lời Thiên Chúa phán khi Chúa Giêsu chịu phép rửa: “Đây là con Ta yêu dấu” (x. Mt 3:17).
 

Nhưng sứ điệp của biến cố Hiển dung tự nó không đầy đủ nếu không có mầu nhiệm Vượt qua sắp xảy đến. Việc Đức Giêsu tự hiểu biết về mình không phải là hệ quả quan trọng nhất của lời Chúa Cha phán. Tương tự, lời chứng của Phêrô và của các môn đệ khác về cảnh tượng này không quan trọng đối với sứ vụ. Điều này nghe có vẻ lạ, nhưng bản văn đã nói rõ về điều này. “Khi họ từ trên núi xuống,” Chúa Giêsu nhắc nhở các môn đệ: "Đừng nói cho ai hay thị kiến ấy, cho đến khi Con Người từ cõi chết trỗi dậy"  (Mt 17,9). Mặc khải trọn vẹn về Chúa Giêsu phải bao gồm thập giá, cái chết và phục sinh trong vinh quang.
 

Bài Tin mừng hôm nay hàm ý rằng thực tại sâu xa nhất không phải là sự tự hiểu mình là con Thiên Chúa. “Điều gì đó sâu sắc hơn” đến khi người ta lấy tiếng Chúa làm động lực để tin tưởng vào Chúa trong những lúc gian nan của cuộc sống. Đây là lối bước mà Chúa Giêsu thực hiện trong cuộc đời mình. Đây là lối bước mà tất cả các môn đệ thực hiện trong Mùa Chay. Nếu không có lối bước trọn vẹn của Chúa Giêsu, không có cuộc khổ nạn của Chúa, thì cuộc biến hình vẫn không trọn vẹn.
 

CẦU NGUYỆN
 

Chúng ta có để cho những lo lắng về căn tính cá nhân làm lu mờ sự hiểu biết sâu sắc hơn về tiếng gọi của Thiên Chúa không?

Cuộc sống của chúng ta hôm nay phản ánh cuộc sống của Chúa Giêsu như thế nào?

Chúng ta miễn cưỡng chấp nhận cách sai lầm vì sự thật nửa vời khi nào?

 


Victor Cancino, S.J.
Nhóm Sao Biển chuyển ngữ từ America Magazine (01/3/2023)
Nguồn: https://stellamaris.edu.vn

114.864864865135.135135135250