NGẪM !!!
Pô Hial
Em, một cậu bé đẹp trai, ngoan hiền, nụ cười duyên với đôi hàng răng trắng. Tuổi còn ít nhưng nhìn em già hơn vì sạm nắng, phơi sương. Cuộc sống cơm-áo-gạo-tiền thêm điện thoại đã làm em quên mất tuổi thơ. Tay, chân cơ bắp nổi lên vì làm việc quá sớm. Em đã nghỉ học.
Hial quen biết em, vì cả của em là những người Hial giúp học giáo lý để rửa tội và đào tạo ba của em làm Ako Khul ở làng. Em nhút nhát và tránh gặp Hial nhiều lần. Dù vậy, Hial vẫn nhận thấy trong sâu thẳm của đôi mắt thơ ngây kia có gì đó muốn nói. Dần dần rồi cũng quen, Hial biết em nghỉ học đã một năm, tiếc cho em. Hial mở lời nói em đi học lại, hơn nhiều lần, và rồi em cũng đồng ý. Em trở thành anh cả trong nhà nội trú Mai Linh. Chốn này, em sống lại tuổi thơ của mình. Em chia tay với thói quen muốn làm thì làm, không thì chơi. Em cho luôn chiếc điện thoại thông minh mà em phải trả bằng “một tạ” sức khỏe mới mua nổi.
Năm học mới cũng đến, Hial đến trường xin cho em đi học lại lớp 7. Nhưng em nói với Hial: con đã có tên lên lớp 8 năm ngoái, cô gọi đi học lớp 8 nhưng không đi ngày nào. Được rồi, Hial đưa em lên trường xem sao? Gặp cô giáo làm văn phòng, Hial nói tên tuổi… Cô trả lời: em đã có tên trong danh sách lên lớp 9… Ngạc nhiên chưa???? Hial nhìn em, em phản ứng: gưt ôh yă (tạm dịch: không tin đâu dì, không muốn, không phải). Lặng một chút, Hial xin cô cho em được ở lại lớp 8 để học tốt hơn nhưng cô hẹn đợi cô gặp hiệu trưởng đã.
Trên đường từ trường về nhà, em im lặng không nói nửa lời, khác với vẻ hớn hở, nói ríu rít khi từ nhà đến trường. Hial hỏi em: Ih pơmin hyưm pă? (con nghĩ sao?). Em trả lời nhưng không vui: Kâo bu kiang ngă mơnuih blor ôh, kâo kiang hrăm glăi anih 7, ih plư gum kâo (con không muốn làm người gian dối, con muốn học lại lớp 7, dì năn nỉ giúp con).
Lòng Hial chùng xuống, Chúa ơi! Ai đã gieo vào lòng những đứa trẻ này sự gian dối? giáo dục các em nên người hay đào tạo một lớp ngu dân? Có lớp nhưng không biết gì. Trách nhiệm thuộc về ai?
Một lần nữa, Hial đi xin cho con cái mình được ở lại lớp 8 nhưng phải lên lớp 9 không được ở lại. Cô giáo nài nỉ Hial cảm thông cho cổ vì tình trạng này rất nhiều…??? Trời!!! Chúa có nghe không “tình trạng này rất nhiều”??? Bó chiếu thôi, Hial về làm việc tư tưởng để con mình vào lớp 9 mà không bị mặc cảm làm người gian dối.
Các em trong giờ học tại nhà
Hial viết lại câu chuyện này là để những ai làm công tác giáo dục cùng suy nghĩ và cầu nguyện nhiều cho quê hương đất nước. Mỗi bước ta đi, từng giờ ta sống, ngày ngày trôi lặng lẽ, đời sứ vụ rất ngắn, ta làm công tác giáo dục những người mình yêu thương về đời sống đức tin cũng như làm người. Ta mong ước điều tốt cho anh chị em và đợi chờ anh chị em từng ngày lớn lên trong đời sống đức tin cũng như trưởng thành trong nhân cách làm người con của Chúa. Thế nhưng con cái của ta lại được giáo dục trong một môi trường đầy dẫy sự gian dối. Ta biết đó là xấu nhưng ta không làm gì được, ta là những người làm chứng cho Chân Lý, cho sự thật liệu ta có đủ can đảm để lội ngược dòng hay ta chấp nhận cho qua chuyện?
Hial là người trong cuộc và cảm thấy mình bế tắc không biết giải quyết sao ngoài việc chấp nhận để con mình nhảy lớp và cố gắn giúp con mình học sao cho không bị chán vì không hiểu gì. Ở làng, cấp một các em đi học rất đông nhưng cứ bị lên lớp nên khi đến lớp 5 là đuối, lớp 6 bắt đầu nghỉ học dần, lớp 9 chẳng còn ai đi học. Các em nhỏ dân tộc học tiếng Kinh như người Kinh học tiếng Anh nhưng liệu có mấy ai hiểu điều này hay cố tình không muốn hiểu.
Từ công việc này, Hial liên tưởng đến việc ta đi sứ vụ. Ta thường cố tình “quên” một điều là học biết ngôn ngữ, văn hóa nếp sống của anh chị em bản địa. Nên khi làm việc với anh chị em, ta phải dùng đến địa vị để ép anh chị em theo mình, bắt anh chị em phải hiểu mình, nói tiếng nói của mình. Ta thường tìm sự dễ dãi cho bản thân mà quên cảm giác của người bản địa. Người Jrai thường nói với Hial: ama, hăng bing yă khăp ană Jrai samơ pran jua nhu bu mut ôh (cha và các dì thương người Jrai nhưng tâm hồn không đi vào với Jrai). Ta vào làng vì “phải đi vào”….diễn rất sâu xong vỡ kịch đó, chấm hết. Ta không ưu tư gì cũng chẳng thao thức chi. Số lượng thì nhiều nhưng chất lượng thì trống trơn. Âu cũng khởi đi từ việc giáo dục con người. Còn nhiều điều muốn nói, lắm thứ muốn bàn, vô vàn sự cố bất công muốn thổ lộ nhưng có lẽ “chấp nhận là thế”.
Hial là người trong cuộc và cảm thấy mình bế tắc không biết giải quyết sao ngoài việc chấp nhận để con mình nhảy lớp và cố gắn giúp con mình học sao cho không bị chán vì không hiểu gì. Ở làng, cấp một các em đi học rất đông nhưng cứ bị lên lớp nên khi đến lớp 5 là đuối, lớp 6 bắt đầu nghỉ học dần, lớp 9 chẳng còn ai đi học. Các em nhỏ dân tộc học tiếng Kinh như người Kinh học tiếng Anh nhưng liệu có mấy ai hiểu điều này hay cố tình không muốn hiểu.
Từ công việc này, Hial liên tưởng đến việc ta đi sứ vụ. Ta thường cố tình “quên” một điều là học biết ngôn ngữ, văn hóa nếp sống của anh chị em bản địa. Nên khi làm việc với anh chị em, ta phải dùng đến địa vị để ép anh chị em theo mình, bắt anh chị em phải hiểu mình, nói tiếng nói của mình. Ta thường tìm sự dễ dãi cho bản thân mà quên cảm giác của người bản địa. Người Jrai thường nói với Hial: ama, hăng bing yă khăp ană Jrai samơ pran jua nhu bu mut ôh (cha và các dì thương người Jrai nhưng tâm hồn không đi vào với Jrai). Ta vào làng vì “phải đi vào”….diễn rất sâu xong vỡ kịch đó, chấm hết. Ta không ưu tư gì cũng chẳng thao thức chi. Số lượng thì nhiều nhưng chất lượng thì trống trơn. Âu cũng khởi đi từ việc giáo dục con người. Còn nhiều điều muốn nói, lắm thứ muốn bàn, vô vàn sự cố bất công muốn thổ lộ nhưng có lẽ “chấp nhận là thế”.