Ngày 16/6
Thánh Đa Minh Nguyên
(1800 – 1862)
Thánh Đa MInh Nguyễn Đức Mạo
(1818-1862)
Thánh Vincentê Tương
(1814 – 1862)
Thánh Anrê Tường
(1812-1862)
Hồng ân sự sống
(1800 – 1862)
Thánh Đa MInh Nguyễn Đức Mạo
(1818-1862)
Thánh Vincentê Tương
(1814 – 1862)
Thánh Anrê Tường
(1812-1862)
Hồng ân sự sống
Ngày lễ các thánh Anh Hài mời gọi chúng ta suy niệm về “hồng ân sự sống.” Chúa Giáng sinh làm người ban tặng mầm sống bất diệt cho con người. Tuy nhiên, con người lại coi thường hồng ân ấy và muốn cướp lấy quyền của Chúa trên sự sống của anh chị em đồng loại chỉ với một lý do thật đơn giản: họ muốn loại Chúa là Đức Vua hòa bình – Đức Vua tình yêu ra khỏi trần gian vì những lợi ích nhỏ nhoi của họ.
Lịch sử ghi lại, ngày ấy tiếng khóc của các trẻ thơ vô tội đã vang lên. Bởi vì, “vua Hêrôđê thấy mình bị các nhà chiêm tinh đánh lừa, thì đùng đùng nổi giận, nên sai người đi giết tất cả các con trẻ ở Bêlem và toàn vùng lân cận, từ hai tuổi trở xuống…”[1] Lịch sử cũng đã ghi lại, ngày ấy (ngày 16/6/1862) năm giáo dân làng Ngọc Cục, thuộc Phủ Xuân Trường, tỉnh Nam Định đã bị án xử trảm. Lý do là vì các quan thi hành “Chiếu chỉ phân sáp” rất tích cực đến nỗi “Hòa ước Nhâm Tuất” cho tự do tôn giáo đã được ký được hơn một tuần, nhưng thực tế ở các địa phương các quan vẫn thi hành các án tử hình.[2] Năm vị thánh này là những vị tử đạo cuối cùng của thời bách hại.
Năm vị thánh tử đạo Việt Nam bị xử trảm trong cùng một ngày mà chúng ta chiêm ngắm hôm nay gồm: Anrê Tường sinh năm 1812 và Vinh Sơn Tương sinh năm 1814 là hai anh em ruột. Đa Minh Mạo sinh năm 1818, Đa Minh Nhi sinh năm 1822 và Đa Minh Nguyên sinh năm 1800, cả ba người thuộc họ Phú Yên. Năm người này có số phận gắn bó với nhau một cách lạ lùng như một huyền nhiệm của ân sủng. Các ông đều đã lập gia đình và là những tín hữu nhiệt thành đạo đức, là những nông gia khá giả - tốt bụng, chuyên chăm thực thi bác ái bằng cách giúp đỡ mọi người trong vùng. Vì thế, các ông đã là những đối tượng đầu tiên được lưu ý khi “chiếu chỉ phân sáp” được áp dụng tại làng Ngọc Cục.
Tưởng cũng phải nói thêm về năm điểm của “chiếu chỉ phân sáp” đó là: -Phân tán những người Công giáo, không cho chung sống quy tụ với nhau. -Sáp nhập các gia đình Công giáo vào các làng lương dân. -Tịch thu hết tài sản, ruộng vườn của họ. -Lấy dùi sắt nung đỏ rồi khắc hai chữ “tả đạo” trên má. -Rồi giao những người Kitô hữu này cho lương dân quản thúc. Đây là chiếu chỉ cấm đạo tàn ác nhất dưới triều vua Tự Đức.
Năm tín hữu tại làng Ngọc Cục bị bắt chung trong cùng một thời điểm nên đã bị giam cầm chung, cổ mang gông, chân tay bị xiềng xích, bị đánh đòn nhiều lần dã man, bị trói rồi đem phơi giữa mùa hè nắng nóng như thiêu,… Chưa hết, quân lính còn dùng dùi sắt nung đỏ khắc trên mặt chữ “tả đạo.” Dù rất đau đớn nhưng các ông đã khuyến khích nhau can đảm chịu đau khổ vì Chúa. Các ông đã cùng nhau cầu nguyện và đọc kinh chung, cùng nhau sám hối những lỗi lầm và tự nguyện hãm mình bằng chay tịnh mỗi tuần ba ngày để đón chờ hồng phúc tử đạo. Thiên Chúa đã đón nhận của lễ tuyệt vời của các ông như lễ dâng tinh khiết của các thánh Anh Hài hôm nay. Hôm đó là ngày 16/6/1862.
Mỗi Kitô hữu chúng ta, khi chiêm ngắm và đi vào mầu nhiệm của cuộc bách hại, chúng ta tìm được trong niềm hy vọng của mình sức mạnh để nâng đỡ niềm tin với niềm vui. Chúng ta nghiệm ra rằng: không có sự bách hại nào có thể tiêu diệt được hồng ân sự sống mà Thiên Chúa đã ban. Chúa Giêsu xuống trần đem ơn Cứu độ, đem sự sống vĩnh cửu cho con người; nhưng ơn cứu độ và sự sống ấy không phải chờ đợi cho đến ngày tận cùng của thế giới, mà là ngay hôm nay, trong từng ngày sống của mỗi chúng ta.
Lạy Chúa Giêsu, con không thể hiểu hết sự kỳ diệu của hồng ân sự sống trong mỗi cuộc đời và của mầu nhiệm Chúa sinh xuống làm người vì yêu. Xin Chúa giúp mỗi người chúng con biết sống theo gương Chúa, quý trọng hồng ân sự sống của mình và của đồng loại, cho dù chúng con có gặp phải bách hại và khổ đau như các thánh tử đạo, vì chúng con tin rằng chúng con đang nắm giữ sự sống vĩnh hằng.
Lịch sử ghi lại, ngày ấy tiếng khóc của các trẻ thơ vô tội đã vang lên. Bởi vì, “vua Hêrôđê thấy mình bị các nhà chiêm tinh đánh lừa, thì đùng đùng nổi giận, nên sai người đi giết tất cả các con trẻ ở Bêlem và toàn vùng lân cận, từ hai tuổi trở xuống…”[1] Lịch sử cũng đã ghi lại, ngày ấy (ngày 16/6/1862) năm giáo dân làng Ngọc Cục, thuộc Phủ Xuân Trường, tỉnh Nam Định đã bị án xử trảm. Lý do là vì các quan thi hành “Chiếu chỉ phân sáp” rất tích cực đến nỗi “Hòa ước Nhâm Tuất” cho tự do tôn giáo đã được ký được hơn một tuần, nhưng thực tế ở các địa phương các quan vẫn thi hành các án tử hình.[2] Năm vị thánh này là những vị tử đạo cuối cùng của thời bách hại.
Năm vị thánh tử đạo Việt Nam bị xử trảm trong cùng một ngày mà chúng ta chiêm ngắm hôm nay gồm: Anrê Tường sinh năm 1812 và Vinh Sơn Tương sinh năm 1814 là hai anh em ruột. Đa Minh Mạo sinh năm 1818, Đa Minh Nhi sinh năm 1822 và Đa Minh Nguyên sinh năm 1800, cả ba người thuộc họ Phú Yên. Năm người này có số phận gắn bó với nhau một cách lạ lùng như một huyền nhiệm của ân sủng. Các ông đều đã lập gia đình và là những tín hữu nhiệt thành đạo đức, là những nông gia khá giả - tốt bụng, chuyên chăm thực thi bác ái bằng cách giúp đỡ mọi người trong vùng. Vì thế, các ông đã là những đối tượng đầu tiên được lưu ý khi “chiếu chỉ phân sáp” được áp dụng tại làng Ngọc Cục.
Tưởng cũng phải nói thêm về năm điểm của “chiếu chỉ phân sáp” đó là: -Phân tán những người Công giáo, không cho chung sống quy tụ với nhau. -Sáp nhập các gia đình Công giáo vào các làng lương dân. -Tịch thu hết tài sản, ruộng vườn của họ. -Lấy dùi sắt nung đỏ rồi khắc hai chữ “tả đạo” trên má. -Rồi giao những người Kitô hữu này cho lương dân quản thúc. Đây là chiếu chỉ cấm đạo tàn ác nhất dưới triều vua Tự Đức.
Năm tín hữu tại làng Ngọc Cục bị bắt chung trong cùng một thời điểm nên đã bị giam cầm chung, cổ mang gông, chân tay bị xiềng xích, bị đánh đòn nhiều lần dã man, bị trói rồi đem phơi giữa mùa hè nắng nóng như thiêu,… Chưa hết, quân lính còn dùng dùi sắt nung đỏ khắc trên mặt chữ “tả đạo.” Dù rất đau đớn nhưng các ông đã khuyến khích nhau can đảm chịu đau khổ vì Chúa. Các ông đã cùng nhau cầu nguyện và đọc kinh chung, cùng nhau sám hối những lỗi lầm và tự nguyện hãm mình bằng chay tịnh mỗi tuần ba ngày để đón chờ hồng phúc tử đạo. Thiên Chúa đã đón nhận của lễ tuyệt vời của các ông như lễ dâng tinh khiết của các thánh Anh Hài hôm nay. Hôm đó là ngày 16/6/1862.
Mỗi Kitô hữu chúng ta, khi chiêm ngắm và đi vào mầu nhiệm của cuộc bách hại, chúng ta tìm được trong niềm hy vọng của mình sức mạnh để nâng đỡ niềm tin với niềm vui. Chúng ta nghiệm ra rằng: không có sự bách hại nào có thể tiêu diệt được hồng ân sự sống mà Thiên Chúa đã ban. Chúa Giêsu xuống trần đem ơn Cứu độ, đem sự sống vĩnh cửu cho con người; nhưng ơn cứu độ và sự sống ấy không phải chờ đợi cho đến ngày tận cùng của thế giới, mà là ngay hôm nay, trong từng ngày sống của mỗi chúng ta.
Lạy Chúa Giêsu, con không thể hiểu hết sự kỳ diệu của hồng ân sự sống trong mỗi cuộc đời và của mầu nhiệm Chúa sinh xuống làm người vì yêu. Xin Chúa giúp mỗi người chúng con biết sống theo gương Chúa, quý trọng hồng ân sự sống của mình và của đồng loại, cho dù chúng con có gặp phải bách hại và khổ đau như các thánh tử đạo, vì chúng con tin rằng chúng con đang nắm giữ sự sống vĩnh hằng.
Bêlem – Chúa đã xuống đời,
Bao nhiêu trẻ nhỏ cùng thời Chúa sinh.
Chết thay cho Đấng Cứu Tinh
Dưới tay bạo chúa vô tình – ngu si
Theo Chúa nào có tội gì!
Sao đành sát hại chỉ vì mưu toan
Ước mong tín hữu bình an
Được tin yêu Chúa vẹn toàn ước mong.
Amen
Chết thay cho Đấng Cứu Tinh
Dưới tay bạo chúa vô tình – ngu si
Theo Chúa nào có tội gì!
Sao đành sát hại chỉ vì mưu toan
Ước mong tín hữu bình an
Được tin yêu Chúa vẹn toàn ước mong.
Amen