ĐỜI SỐNG CỘNG ĐOÀN
Tháng 11 năm 1988
Qua những lần kinh lý Dòng trên thế giới, tôi thấy rõ một điều là hiện nay chúng ta cần phải hết sức tăng cường sự hiểu biết và thực hành các yếu tố căn bản của đời sống cộng đoàn. ..
Đời sống cộng đoàn cũng như việc học hỏi, tự nó không phải là mục đích. Hiến pháp nền tảng (IV) nhắc lại: “Ngay từ sơ khai, Dòng đã được lập ra, như ai cũng biết, để đặc cách chuyên việc giảng thuyết và cứu độ các linh hồn.” Hiến pháp cũng nhắc chúng ta rằng, “chúng ta chấp nhận nếp sống của các Tông đồ làm phương thế cứu độ các linh hồn”, và nhấn mạnh: “Việc giảng thuyết và đạo lý của chúng ta phải phát xuất từ sự suy niệm sung mãn.”
a. Tiếp theo những hướng dẫn của Công đồng Vaticano II, và của các Tổng hội gần đây, một vài cơ cấu trong Giáo hội cũng như trong Dòng được đưa ra tranh luận. Điều này kéo theo việc xét lại các cơ cấu trong đời sống cộng đoàn của chúng ta.
Kết quả là một số cơ cấu đã bị loại bỏ hoặc bị sao nhãng. Lý do, như người ta nói, là vì các cơ cấu ấy chẳng còn ý nghĩa gì đối với chúng ta nữa. Do đó đôi khi chúng ta bỏ quên các giá trị ẩn dấu của Tin mừng và của việc tuân giữ kỷ luật, mà trong quá khứ, các cơ cấu ấy đã từng đề xuất và cổ vũ các giá trị của Tin mừng. Bây giờ, không phải là lúc lui về những cơ cấu cổ xưa, nhưng là tái khẳng định một cách rõ ràng các giá trị cốt yếu của đời sống chúng ta như được ghi lại trong Hiến pháp, hay qua các truyền thống của Dòng, cũng như qua giáo huấn của Giáo hội.
Đối với cá nhân cũng như cộng đoàn, trong Tỉnh dòng cũng như trong toàn Dòng, nên có những cơ cấu cần thiết hầu giúp chúng ta kiên trì và sống hòa nhịp với những giá trị của đời sống cộng đoàn.
b. Nguyên nhân thứ hai ảnh hưởng tới đời sống cộng đoàn của chúng ta là tính cách cần thiết của hoạt động mục vụ trong Giáo hội, và do vô số đòi hỏi thúc bách chúng ta – cá nhân cũng như cộng đoàn – khi thi hành sứ vụ đó.
Chúng ta không thể nào giải quyết được hết các vấn đề mục vụ của Giáo hội, và giả dụ chúng ta có tham vọng làm việc đó, thì sẽ nguy hại trầm trọng đến sự hòa nhập của chúng ta vào cộng đoàn. Rõ ràng, với tư thế tu sĩ, việc phục vụ Giáo hội tốt nhất của chúng ta là tiếp tục trung thành với đoàn sủng giảng thuyết của chúng ta, việc giảng thuyết xuất phát từ đời sống cộng đoàn. Chúng ta không phải là đan sĩ, và các Tổng hội mới đây đã nhấn mạnh đến việc giữ luật tu trì hơn là nếp sống đan tu. Tuy nhiên, đúng như nhận xét của cha Congar “tinh thần đan tu đã in đậm nét | trong ơn gọi Đa Minh” (Appelées à la liberté, p.3); do thành kiến, chúng ta đã bỏ quên dấu ấn đó.
Chúng ta là những người lữ hành đức tin, chẳng ai trong chúng ta đã đi hết con đường của mình. Mọi người đều có thể giúp nhau trong cuộc hành trình này. Do đó hiệp ý với ban Tổng cố vấn, tôi đan cử 6 khía cạnh trong đời sống cộng đoàn Đa Minh để chúng ta suy nghĩ và hành động.
CẦU NGUYỆN
Trước hết, canh tân đời sống cộng đoàn có nghĩa là các cộng đoàn của chúng ta phải là những cộng đoàn cầu nguyện. Đời sống cầu nguyện là một phần cốt yếu trong cuộc đời thánh Đa Minh, và là nguồn mạch giúp ngài có được niềm hăng say giảng thuyết và loan báo Tin mừng. Phát biểu với các tu sĩ, đức giáo hoàng Gioan Phaolô II đã nói: Việc cầu nguyện có giá trị và kết quả lớn lao hơn cả hoạt động mạnh mẽ nhất, kể cả hoạt động tông đồ. Cầu nguyện là một thách đố cấp bách nhất mà người tu sĩ phải trình bày cho xã hội, một xã hội mà.
CAN ĐẢM HƯỚNG TỚI TƯƠNG LAI
Tính hiệu năng đã được tôn lên thành ngẫu tượng, và phẩm giá con người được hiển tế cho ngẫu tượng đó ... Các cộng đoàn của chúng con phải là những trung tâm cầu nguyện.
Trong việc cử hành bí tích Thánh Thể mỗi ngày, mầu nhiệm Cứu độ trở thành hiện diện và hiện thực. Kinh nguyện phụng vụ cũng như cầu nguyện riêng, và kiên trì loan báo Tin mừng trong cuộc sống của chúng ta, đó là kết quả của việc chiêm niệm Lời Chúa. Chúng tôi ý thức rõ ràng chân lý hàm chứa trong câu: “Nếu không có Thầy, chúng con không làm được gì, với Thầy, chúng con làm được mọi việc.” Chỉ có đời sống cầu nguyện mới có thể giúp chúng ta rao giảng cho thế giới đã bị tục hóa, đối với thế giới này, Tin mừng là một sự điên rồ.
Tại nhiều nơi trên thế giới, nhịp sống cuồng nhiệt đang len lỏi vào nếp sống của chúng ta và gây khó khăn cho việc dành thời gian để cầu nguyện. Một số người có thể cầu nguyện đang khi làm việc; người khác, do tính khí, cần một bầu khí thuận tiện mới cầu nguyện được.
Theo cha Congar, việc nghiên cứu thần học không được tách rời khỏi việc cử hành phụng vụ: “Đối với tôi, cả hai cũng chỉ là một.” Hằng ngày cử hành hay tham dự thánh lễ và kinh Thần vụ, điều đó chứng tỏ chúng ta trung tín trong đời sống phụng vụ. Trong tác phẩm đã dẫn, cha Congar viết: “Kinh Thần vụ chủ yếu gồm các Thánh vịnh, Các Thánh vịnh có một vai trò quan trọng trong đời tôi... Đó là một lời cầu nguyện, đồng thời cũng là một bài học hướng dẫn chúng ta biết cách cầu nguyện.”
Ngoài những lúc cầu nguyện chung, cần phải tìm được những giây phút thinh lặng nội tâm và một mình đối diện với Thiên Chúa, những lúc đó chúng ta có thể thân thưa mỗi ngày: “Con muốn ở lại với Chúa.” Thánh Đa Minh thường nói với các tu sĩ đồng hành rằng: “Ta hãy bước nhanh lên phía trước và hướng lòng về Chúa.” Bề trên Tổng quyền DAMIAN BYRNE
Trong cuộc sống, chúng ta phải tìm những giây phút tương tự như thế để một mình sống với Thiên Chúa. Điều này còn quan trọng hơn mọi hoạt động tông đồ.
Ngày càng có những cộng đoàn cầu nguyện chung với giáo dân. Những tổ chức như thế thực là lời cầu nguyện của Giáo hội. Mỗi cộng đoàn phải thích nghi việc cầu nguyện với phong tục địa phương.
ĐỜI SỐNG CỘNG ĐOÀN VÀ CHIA SẺ NIỀM TIN
Đức Kitô là trung tâm của đời sống cộng đoàn. Tuy nhiên chúng ta chưa thể hiện rõ nét ý tưởng đó. Đôi khi chúng ta có thể chia sẻ cho nhau những ý tưởng, những kiến thức, nhưng lại không có khả năng chia sẻ cho nhau những gì thuộc về niềm tin, những gì tự trong con tim. Ngày nay, đứng trước vô vàn thách đố, giả thiết chúng ta có niềm tin mà thôi vẫn chưa đủ, chúng ta còn phải công khai loan truyền Đức Kitô hơn nữa.
Để giải tỏa một số bế tắc, và để chia sẻ niềm tin trong cộng đoàn, cần nhắc lại rằng, không ai trong chúng ta độc quyền nắm giữ chân lý. Chúng ta phải học hỏi lẫn nhau (LCO số 100) và giảng thuyết cho nhau. Hiến pháp nhấn mạnh bề trên phải giảng cho cộng đoàn, nhưng chẳng lẽ tất cả chúng ta lại không cần phải can đảm giảng cho cộng đoàn hay sao? Chẳng lẽ chúng ta không cần tận dụng cơ hội lên tiếng giữa cộng đoàn hay sao? Cả các anh em trẻ cũng phải chia sẻ niềm tin trong các buổi cử hành Phụng vụ Giờ kinh, hay trong các buổi cử hành đặc biệt vào các dịp lễ của Dòng.
Chúng ta phải ngồi lại với nhau để chuẩn bị bài giảng ngày Chúa nhật, nghiên cứu một đề tài thời sự hay để thông báo với cộng đoàn về việc hoạt động tông đồ của chúng ta, và như thế là | chia sẻ niềm tin rồi đó. Tuy nhiên, việc chia sẻ kinh nghiệm hoạt động tông đồ quả là khó thực hiện, vì rất nhiều anh em chúng ta công tác ở ngoài tu viện. Truyền đạt những gì mình tin tưởng, đó là một việc bác ái, nhưng chẳng lẽ chúng không cần khởi sự ngay trong chúng ta hay sao?
Có lẽ tôi không thể nhấn mạnh hơn nữa hầu mong mọi người nhận định nghiêm túc khía cạnh này trong đời sống cộng đoàn. Nhiều tu sĩ, nhất là những anh em trẻ, đang mong ước có được cách thức chia sẻ niềm tin này. Chúng ta vào Dòng không phải là để sống với những người có niềm tin sao? Ngày nay, phải khẩn thiết chia sẻ cho nhau sự phong phú của niềm tin.
ĐỜI SỐNG CỘNG ĐOÀN VÀ VIỆC HỌC HÀNH
Trong các học viện của chúng ta, có một điểm thuận lợi là các . giáo sư và sinh viên cùng chia sẻ nếp sống cộng đoàn trong khung cảnh học hỏi. Qua các cuộc tiếp xúc, chính thức hay không chính thức, họ có thể hỏi han hay được soi sáng về một khía cạnh nào đó trong đức tin. Đối với nhiều anh em, trong suốt thời gian học hành, đây là lúc để họ đạt được sự hiệp nhất.
Trong việc huấn luyện mục vụ cho sinh viên, bao giờ cũng rõ ràng là sứ vụ giúp họ gần gũi với đời sống của dân Chúa. Trong tiến trình huấn luyện của chúng ta hiện nay, hoạt động mục vụ không chỉ là điều khuyến khích mà còn có tính cách bắt buộc nữa. Điều đó không có nghĩa là ngưng học hành, nhưng là làm sao cho biết liên kết học hành với sứ vụ.
Phương pháp suy tư như một tiến trình đầy đủ của sứ vụ không phải là điều dễ học. Phải có những bước tiệm tiến trong việc dấn thân vào sứ vụ, đi kèm với việc huấn luyện thần học vững chắc. Mọi sứ vụ phải theo thứ tự ưu tiên và được thảo kế hoạch như một phần cần thiết để tiến bộ.
Thật đáng buồn khi phải nhận rằng ý thức về mối tương quan lẽ ra phải có giữa việc học, sứ vụ và cộng đoàn, lại thiếu sót nơi nhiều vị có trách nhiệm trong các cộng đoàn của chúng ta. Chúng ta không thể giản lược việc huấn luyện trường kỳ vào việc nghiên cứu hoặc đọc sách riêng tư. Tự bản chất, việc học hỏi này phải có tính cách cộng đoàn.
Cộng đoàn tụ họp để chia sẻ kinh nghiệm tông đồ, để cùng nhau suy nghĩ về ý nghĩa của những công việc đó trong niềm tin, có thể là nguyên tắc. Còn việc đọc sách về một đề tài chung, thảo luận trong cộng đoàn, điều đó có thể là một phương thức khác.
Thư viện tại các tu viện là nguồn suối canh tân đời sống chung, nhờ việc nghiên cứu. Thư viện dồi dào là điều cần thiết trong mọi cộng đoàn. Thật đáng buồn khi đến thăm thư viện của một vài cộng đoàn, phải nhận rằng ở đó có quá ít sách mới xuất bản.
SỬA LỖI CHO NHAU TRONG TÌNH HUYNH ĐỆ
- Lề luật chúng ta luôn dành cho việc sửa lỗi huynh đệ một tầm quan trọng đặc biệt. Ngày xưa, việc này là một phần của tu viện hội thường kỳ. Mặc dù hiện nay hình thức tu viện hội có thể thay đổi, nhưng Hiến pháp vẫn còn duy trì sự cần thiết của việc sửa lỗi | huynh đệ.
Tổng hội Bogota đã đề nghị hình thức một cuộc nói chuyện”, đối thoại. Hình thức này có thể thúc đẩy đời sống cộng đoàn và tông đồ của chúng ta. Hiến pháp năm 1968 chuẩn y hướng đi đó (số 7, 8I) và thêm: Lại nữa, mỗi năm vài lần, phải có cuộc hội họp kỷ luật, trong đó, anh em phải theo cách thức do tu viện hội quy định mà kiểm điểm sự trung thành của mình đối với sứ vụ tông đồ của tu viện và nếp sống tủ trì. Nhân dịp này, bề trên có thể khuyến khích về đời sống thiêng liêng và tu trì, lại cũng có thể đưa ra những khuyên răn và sửa bảo thích hợp (LCO số 7, II).
Một vài nơi không thực hiện việc “hội thảo” hằng tháng như LCO số 7, 8I quy định. Tuy nhiên kinh nghiệm những năm gần đây cho thấy cần phải tăng cường thực hành những cuộc đối thoại huynh đệ, để cộng đoàn trung thành với việc dấn thân hoạt động tông đồ và giữ kỷ luật chung.
Các buổi hội họp cộng đoàn cần phải tìm lại những giá trị đã mất. Đó phải là cơ hội kiểm điểm giá trị đời sống tu trì và công việc tổng đồ của chúng ta, trong bầu khí đối thoại chân thành, hầu
Mỗi người có thể chia sẻ các vấn đề của mình cũng như những kinh nghiệm riêng dưới ánh sáng đức tin, và như thế có thể giúp đỡ lẫn nhau nhờ những lời khuyên bảo và khích lệ. Để thực hiện điều đó, các buổi họp này cần phải thực sự có tính cách tu trì, đừng rơi vào thói quen cổ hủ và duy hình thức. .
Việc suy niệm Lời Chúa và cầu nguyện có thể giúp ta hiểu rằng Thiên Chúa đang ở giữa chúng ta. Cần phải tôn trọng “tính sáng tạo” của cộng đoàn khác, nhưng đừng bao giờ để các buổi họp này trở thành ngẫu hứng. Với vai trò của mình, Dòng có thể nhận định về những thuận lợi trong việc đề ra những quy tắc giúp tổ chức các buổi họp này.
Đối với nhiều người, việc sửa bảo huynh đệ hình như gợi lại các buổi thú lỗi trước đây. Do đó, cần phải hết sức tế nhị. Người ta kể lại rằng khi nói chuyện với ai, cha Đa Minh dùng “lời lẽ rất dịu dàng”, khiến người ta nhẫn nại và khát khao đón nhận điều ngài nói. . Vì sống chung trong cộng đoàn, nên mỗi người phải có trách nhiệm với người khác. Nhiều vấn đề đã đi đến mức nguy kịch vì chúng ta chểnh mảng trong việc giúp đỡ nhau, hoặc giúp quá trễ. Nhưng chúng ta có được phép thờ ơ với một anh chị em đang rất cần sự giúp đỡ đặc biệt không? Một khía cạnh khác trong vấn đề này là cần phải có các cuộc kinh lý. Trong nhiều Tỉnh dòng, kinh lý hoàn toàn chỉ là hình thức. Cho nên, nếu không làm việc đó cho đúng đắn thì sẽ nguy hại đến đặc tính của đời sống chúng ta.
Và thật sai lầm nếu bỏ các cuộc kinh lý. Các chỉ thị trong Hiến pháp về điểm này thật rất khôn ngoan. Tỉnh dòng nào thực hiện việc kinh lý một cách nghiêm túc thì đời sống của các tu sĩ đạt được nhiều ích lợi. Frank Sheed, trong tác phẩm “Để biết Đức Giêsu Kitô”, đã viết: Ai lãnh đạo thì phải phục vụ, lãnh đạo là để phục vụ, nếu có kẻ nào thuộc quyền bất trị, thì người lãnh đạo phải cố gắng đưa họ về bằng cách dùng lý lẽ mà thuyết phục, cùng với họ và cho họ, trước mặt những người khác, khi chính thức đưa họ ra trước Giáo hội (Mt 18,15-17).
CHÚNG TA ĐỜI SỐNG: CÁC LỜI KHẤN DÒNG
Chúng ta mong muốn đời sống của mình là một chứng tá cho Nước Trời, và lời khấn của chúng ta là những hành vi thánh hiến công khai. Nếu vậy, cách sống của chúng ta phải làm chứng cho mọi sự thánh hiến như thế, đó là điều giáo dân chờ đợi chúng ta. Trong khi đó, phải chăng chúng ta đã không làm cho họ thất vọng do cách sống tuân phục, thanh bần và khiết tịnh đó sao? Tôi mạn phép đưa ra những suy nghĩ sau đây về một vài khía cạnh đặc thù trong lời khấn của chúng ta.
a. Tuân phục
Tuân phục là lắng nghe tiếng Chúa. Người nói trực tiếp với chúng ta, hoặc qua trung gian người khác. Tuân phục cũng có nghĩa là lắng nghe cộng đoàn và trung thành với con đường của cộng đoàn tiến về sự thánh thiện. Điều này hiện nay đang được đặc biệt áp dụng. Khi một anh em giảng, thì chính là cộng đoàn giảng. Như vậy, chẳng hạn khi chúng ta chấp nhận một thái độ về vấn đề công bằng hay luân lý, thái độ này phải được suy xét trước cộng đoàn. Giáo dân đã có thể tránh được nhiều điều đáng tiếc - và cả gương mù– nếu chúng ta chấp nhận để cộng đoàn nghiên cứu ý tưởng của chúng ta về vấn đề đang gây xung đột. Chúng ta, những tu sĩ Đa Minh, ca tụng các ngôn sứ của mình, trong số đó, những nhân vật vĩ đại nhất là người mà lời giảng và công việc của họ phát xuất từ cộng đoàn và dựa vào cộng đoàn. Tôi muốn nhắc tới Antonio de Montesinos và Las Casas. Các ngôn sứ cũng phải tuân phục.
Một khía cạnh khác của đức tuân phục hiện nay đang đòi chúng ta phải suy nghĩ, đó là thái độ của chúng ta đối với kỷ luật cộng đoàn. Chúng ta dễ dàng sống riêng rẽ và không tham gia các công tác của cộng đoàn, đến nỗi chúng ta không còn cảm thấy mình đang sống bên lề cộng đoàn. Trong một số trường hợp, chúng ta theo ý của ai? Thánh ý Chúa hay ý muốn của mình?
b. Thanh bần
Chúng ta tuyên khấn sống thanh bần, nhưng một cách nghịch lý, chúng ta được hưởng một sự bảo đảm mà rất đông dân chúng không có. Những lo lắng cho sự bảo đảm đó có thể làm cho ta xa rời hoạt động tông đồ. Tôi nhận thấy có điều đó ở nhiều nơi. Thiết tưởng việc thánh Đa Minh nhấn mạnh phải sống tùy thuộc, điều đó có liên quan sâu xa với ước muốn của người là để được tự do hoạt động tông đồ. Đối với chúng ta, các tu sĩ Đa Minh, có một sự phối hợp giữa lời khấn và sứ vụ giảng thuyết. Lời khấn giúp chúng ta được tự do rao giảng và chứng thực lời rao giảng của chúng ta.
Trong diễn từ trước kỳ họp ban Tổng cố vấn khóa ngoại lệ tháng 05/1970, cha Aniceto Fernández phát biểu: Thanh bần là một chủ đề đang được bàn luận rất nhiều. Thế nhưng trong thực tế, ngay cả trong cuộc sống riêng, chẳng có dấu hiệu nào của sự khó nghèo, cả trong cách ăn mặc cho đến nhà cửa, các phương tiện di chuyển, các cuộc du lịch, hay các hình thức hoàn toàn dư thừa khác. Những năm sau đó, không biết đã có sự thay đổi nào chưa? Ngày nay, chúng ta có thể dễ dàng trở thành nạn nhân của một hiện tượng phổ biến, gắn liền với xã hội tiêu thụ. Điều đó đòi buộc mỗi người chúng ta phải chịu trách nhiệm.
Chúng ta phải liên lỉ tự vấn xem mình đang sử dụng các phương tiện vật chất như thế nào. Chúng ta đưa ra những chứng tá gì qua các cơ sở, các bữa ăn, áo quần, giải trí, kỳ nghỉ? Lại cũng cần phải giúp đỡ những người có trách nhiệm quản lý cộng đoàn, và về phía những người này, phải ý thức rằng tiền bạc mà họ giữ không phải là của riêng họ, nhưng là của mọi người, và họ phải trả lời trước cộng đoàn về những tiền của đó.
c. Khiết tịnh
Trước mắt nhiều người, đây là chứng tá quan trọng nhất của đời sống tu trì. Một lần nữa, đời sống của chúng ta phải hòa nhịp với sự thánh hiến của mình. Tất cả những gì được phép chưa hắn lúc nào cũng thích hợp.
Dưới đây tôi muốn đề cập đến một khía cạnh của sự thánh hiến này. Trong khi đền thờ thuần khiết nhất nơi con tim của chúng ta được dâng hiến cho Thiên Chúa, ta lại có cảm nghiệm về các nhu cầu khác. Thiên Chúa đã tạo dựng chúng ta theo cách thức mà một phần quan trọng trong cuộc đời chúng ta có thể đón nhận người khác và cần thiết cho người khác. Mọi người chúng ta đều có nhu cầu thực sự cảm nghiệm được thiện cảm của các thành viên khác trong cộng đoàn, cảm tình, lòng quý mến và tình bạn của họ.
Ai đó có thể nói rằng có Thiên Chúa là đủ, nhưng cũng hợp lý khi nói rằng Thiên Chúa đã dựng nên chúng ta theo cách thức là chúng ta còn cần phải có cái gì khác nữa, ngoài sự cầu nguyện và sự từ bỏ. Chúng ta cần không khí, thực phẩm, cần ngủ nghỉ, cần được giáo dục, nhưng trên hết là cần tình thương yêu. Trong cuộc lữ hành trần gian này, có lúc nào chúng ta lại chẳng là con người? Sống chung có nghĩa là chia sẻ với nhau lượng thực của lý trí và trái tim. Khi người tu sĩ không tìm được những thứ đó ở nơi cộng đoàn, họ sẽ đi tìm ở nơi khác.
BIỂU QUYẾT
Tinh thần liền đới trách nhiệm giúp chúng ta chấp nhận trách nhiệm về cộng đoàn. Mọi người đều có trách nhiệm về bước tiến hòa điệu của cộng đoàn, và tinh thần trách nhiệm này càng sâu xa nếu chúng ta cùng nhau đi đến cùng trong việc biểu quyết.
Hiến pháp đưa ra một số những cơ cấu giúp thực hiện các biểu quyết, các Tổng hội, Tỉnh hội, ban Cố vấn và tu viện hội. Nhưng sẽ không có cơ cấu nào đạt được một dự phóng hay một sứ vụ chung, nếu không được thi hành theo cách thức thích hợp.
Chúng ta sẽ không bao giờ nhấn mạnh cho đủ về sự cần thiết phải tổ chức những buổi họp mặt thường kỳ của cộng đoàn. Những buổi họp này góp phần tạo nên ý thức tập thể của cộng đoàn, và đưa đến sự đồng cảm (consensus). Trong tiến trình có tính cách tập thể này, vị bề trên là người đi đầu trong một tập thể bình đẳng. Chúng ta phải luôn lưu ý đến sự khác biệt giữa nền dân chủ dân sự và nền dân chủ của chúng ta. Trong các nền dân chủ dân sự, quyền bính phát xuất từ phiếu bầu của đa số tuyệt đối, và việc bỏ phiếu có thể đi đến một quyết định. Trong hệ thống dân chủ Đa Minh, mục đích của chúng ta là làm sao có được một tinh thần, một trái tim, nhằm đạt được một sự đồng cảm rộng lớn hơn bao nhiêu có thể. Đó là một chứng tá có giá trị mạnh mẽ hơn nhiều so với một đa số tuyệt đối. Cha Vincent de Coursnongle nói: Việc cố gắng đạt đến sự hiệp nhất, dù không luôn luôn thành công, vẫn là một bảo đảm vững chắc, về sự hiện diện của Thánh Thần, và do vậy, đó là đường lối chắc chắn hơn để khám phá ra thành ý Thiên Chúa. Và cha cũng nói với tôi: Những anh em đã đạt được sự trưởng thành về đời tu thì cảm nghiệm được cộng đoàn là một trung tâm duy nhất – đôi khi cũng có đối nghịch – để phán đoán và quyết định. .
Thánh Đa Minh là người có khả năng không đồng ý với người khác và để cho người khác không đồng ý với mình.
Tu viện hội sẽ vô ích nếu ta chỉ coi đó là một cuộc họp theo luật, hoặc như một nơi để bàn cãi. Có thể vượt qua được điều đó nếu chúng ta mở đầu những cuộc họp này bằng một lời cầu nguyện, trong tinh thần suy tư và mở rộng lòng mình ra trước Thánh Thần. Sau khi đã trầm mình trong suy tư thinh lặng và cầu nguyện như vậy, chúng ta có thể dành thời giờ để thẳng thắn nhìn nhận những khuyết điểm của đời sống cộng đoàn.
Có thể có nhiều điều trái nghịch với tiến trình này. Quan trọng hơn cả chính là chủ nghĩa cá nhân quá đáng, sự lãnh đạm và sợ hãi khi phải đưa ra quyết định. Mặt khác chúng ta phải chuẩn bị
Những buổi họp này với những thông tin đầy đủ; cũng thế, cần phải có đầy đủ thời gian để đi đến kết luận, Sau cùng, chúng ta phải có đủ can đảm để chấp nhận tuân phục những quyết định của cộng đoàn.
Một trong những khía cạnh của sự can đảm này là sẵn sàng chấp nhận những trách nhiệm trong cộng đoàn. Hầu như ở đâu cũng có sự kiện từ chối chấp nhận những trách vụ. Khi được bầu vào một chức vụ nào, không bao giờ nên từ chối, trừ khi có những lý do rất quan trọng. Về phần chúng ta, khi bầu một người nào, thì phải liệu cách giúp đỡ họ.
CẤU TRÚC CỦA CỘNG ĐOÀN
Mỗi cộng đoàn cần phải tìm lấy một cách thức tuân phục, lưu ý tới những sự thay đổi về nhu cầu và sứ vụ của chúng ta, luôn ý thức rằng chúng ta hiến mình cho những nhu cầu của người khác.
Chính sự đồng tâm thúc đẩy chúng ta sống hiệp nhất, cả khi có những ý kiến và thái độ khác nhau. Không thể có một cộng đoàn nào trong đó mọi người đều nhất trí với nhau. Điều cần thiết, là phải nhân nhượng và sẵn sàng chịu đựng lẫn nhau. Ai luôn sẵn sàng sống với bạn hữu của mình thì đạt được điều đó. Có những cộng đoàn loại trừ những người mang não trạng hay thái độ khác mình. Nếu chúng ta chọn người để sống thì còn gì là đời tu nữa! Ngay cả Kitô hữu cũng không được sống như vậy. ..
Tiếp đến, còn vấn đề giải trí, cá nhân hoặc cộng đoàn. Ngỏ lời với giới lao động, đức Gioan Phaolô II đã nói: “Khi dạy về sự cần thiết phải lao động, Kinh thánh cũng dạy về sự cần thiết phải nghỉ ngơi.”
Và, trong một lá thư gửi cho anh em trong Tỉnh dòng, một vị Giám tỉnh đã đặt câu hỏi: Vô tuyến truyền hình đã ảnh hưởng tới tính chất của thời gian chúng ta ngồi chung với nhau tới mức nào, và làm sao chúng ta có thể sống tình huynh đệ với nhau mà không cần đến vô tuyến truyền hình? Phải chăng chúng ta đã không đánh mất đi, có lẽ, một điều gì đó rất quan trọng trong thời đại canh tân?
Một cách cụ thể, tại sao nhiều anh em trong chúng ta tìm thấy kinh nghiệm về tình huynh đệ ở bên ngoài chứ không phải ở bên trong cộng đoàn? Phải chăng chúng ta đã quá nhấn mạnh đến khía cạnh đời sống tông đồ, làm thiệt hại đến đời sống huynh đệ, và phải trả giá như thế nào cho việc tông đồ?.
Sau cùng, chúng ta phải cố gắng kiến tạo những cộng đoàn của niềm hy vọng, nếu chúng ta thuyết giảng về lòng từ tâm, bày tỏ lòng từ tâm đối với nhau, và làm chứng cho niềm hy vọng đang giữa chúng ta. Những lời của đức Phaolô VI trong Tông huấn Chúng ty Tin mừng (Evangelica Testificatio) luôn là nguồn hứng khởi cho đời sống chúng ta:
Dù vẫn còn bất toàn, chắc chắn anh em, cũng như mọi Kitô hữu, anh em biết cách tạo nên một nơi đóng góp cho sự tiến triển tâm linh của mỗi người trong anh em, Làm sao đạt được điều đó nếu không phải là bằng cách đào sâu trong Chúa mối tương quan, ngay cả những mối tương quan tâm, thường nhất, với mỗi người trong anh em. Chúng ta đừng quên điều này là đức ái phải giống như một niềm hy vọng tích cực vào điều người khác có thể trở nên, với sự trợ giúp huynh đệ của chúng ta. Dấu chỉ của tình bác ái chân thật biểu lộ qua sự đơn giản đầy hạnh phúc, nhờ đó tất cả mọi người cố gắng cảm thông tâm tình của người khác. Nếu một tu sĩ nào đó cảm thấy như bị tắt lịm do đời sống cộng đoàn, mà đáng lẽ phải làm cho họ triển nở, đó chẳng phải là vì không tìm thấy sự thông cảm nuôi dưỡng niềm hy vọng đó sao? Chắc chắn tinh thần đồng đội, những tương quan huynh đệ, và sự trợ giúp bằng hữu trong cùng một sứ vụ tông đồ, cũng như sự nâng đỡ lẫn nhau của một cộng đoàn đã chọn lựa Sống để phục vụ Đức Kitô cách hoàn hảo nhất, tất cả những điều đó là sự trợ giúp quý báu trong những bước đường của cuộc sống hằng ngày (ET số 39).
Xin gửi đến anh em những lời chúc tốt đẹp nhất của người anh em khiêm hạ trong thánh phụ Đa Minh.
Bề trên Tổng quyền DAMIAN BYRNE
Qua những lần kinh lý Dòng trên thế giới, tôi thấy rõ một điều là hiện nay chúng ta cần phải hết sức tăng cường sự hiểu biết và thực hành các yếu tố căn bản của đời sống cộng đoàn. ..
Đời sống cộng đoàn cũng như việc học hỏi, tự nó không phải là mục đích. Hiến pháp nền tảng (IV) nhắc lại: “Ngay từ sơ khai, Dòng đã được lập ra, như ai cũng biết, để đặc cách chuyên việc giảng thuyết và cứu độ các linh hồn.” Hiến pháp cũng nhắc chúng ta rằng, “chúng ta chấp nhận nếp sống của các Tông đồ làm phương thế cứu độ các linh hồn”, và nhấn mạnh: “Việc giảng thuyết và đạo lý của chúng ta phải phát xuất từ sự suy niệm sung mãn.”
a. Tiếp theo những hướng dẫn của Công đồng Vaticano II, và của các Tổng hội gần đây, một vài cơ cấu trong Giáo hội cũng như trong Dòng được đưa ra tranh luận. Điều này kéo theo việc xét lại các cơ cấu trong đời sống cộng đoàn của chúng ta.
Kết quả là một số cơ cấu đã bị loại bỏ hoặc bị sao nhãng. Lý do, như người ta nói, là vì các cơ cấu ấy chẳng còn ý nghĩa gì đối với chúng ta nữa. Do đó đôi khi chúng ta bỏ quên các giá trị ẩn dấu của Tin mừng và của việc tuân giữ kỷ luật, mà trong quá khứ, các cơ cấu ấy đã từng đề xuất và cổ vũ các giá trị của Tin mừng. Bây giờ, không phải là lúc lui về những cơ cấu cổ xưa, nhưng là tái khẳng định một cách rõ ràng các giá trị cốt yếu của đời sống chúng ta như được ghi lại trong Hiến pháp, hay qua các truyền thống của Dòng, cũng như qua giáo huấn của Giáo hội.
Đối với cá nhân cũng như cộng đoàn, trong Tỉnh dòng cũng như trong toàn Dòng, nên có những cơ cấu cần thiết hầu giúp chúng ta kiên trì và sống hòa nhịp với những giá trị của đời sống cộng đoàn.
b. Nguyên nhân thứ hai ảnh hưởng tới đời sống cộng đoàn của chúng ta là tính cách cần thiết của hoạt động mục vụ trong Giáo hội, và do vô số đòi hỏi thúc bách chúng ta – cá nhân cũng như cộng đoàn – khi thi hành sứ vụ đó.
Chúng ta không thể nào giải quyết được hết các vấn đề mục vụ của Giáo hội, và giả dụ chúng ta có tham vọng làm việc đó, thì sẽ nguy hại trầm trọng đến sự hòa nhập của chúng ta vào cộng đoàn. Rõ ràng, với tư thế tu sĩ, việc phục vụ Giáo hội tốt nhất của chúng ta là tiếp tục trung thành với đoàn sủng giảng thuyết của chúng ta, việc giảng thuyết xuất phát từ đời sống cộng đoàn. Chúng ta không phải là đan sĩ, và các Tổng hội mới đây đã nhấn mạnh đến việc giữ luật tu trì hơn là nếp sống đan tu. Tuy nhiên, đúng như nhận xét của cha Congar “tinh thần đan tu đã in đậm nét | trong ơn gọi Đa Minh” (Appelées à la liberté, p.3); do thành kiến, chúng ta đã bỏ quên dấu ấn đó.
Chúng ta là những người lữ hành đức tin, chẳng ai trong chúng ta đã đi hết con đường của mình. Mọi người đều có thể giúp nhau trong cuộc hành trình này. Do đó hiệp ý với ban Tổng cố vấn, tôi đan cử 6 khía cạnh trong đời sống cộng đoàn Đa Minh để chúng ta suy nghĩ và hành động.
CẦU NGUYỆN
Trước hết, canh tân đời sống cộng đoàn có nghĩa là các cộng đoàn của chúng ta phải là những cộng đoàn cầu nguyện. Đời sống cầu nguyện là một phần cốt yếu trong cuộc đời thánh Đa Minh, và là nguồn mạch giúp ngài có được niềm hăng say giảng thuyết và loan báo Tin mừng. Phát biểu với các tu sĩ, đức giáo hoàng Gioan Phaolô II đã nói: Việc cầu nguyện có giá trị và kết quả lớn lao hơn cả hoạt động mạnh mẽ nhất, kể cả hoạt động tông đồ. Cầu nguyện là một thách đố cấp bách nhất mà người tu sĩ phải trình bày cho xã hội, một xã hội mà.
CAN ĐẢM HƯỚNG TỚI TƯƠNG LAI
Tính hiệu năng đã được tôn lên thành ngẫu tượng, và phẩm giá con người được hiển tế cho ngẫu tượng đó ... Các cộng đoàn của chúng con phải là những trung tâm cầu nguyện.
Trong việc cử hành bí tích Thánh Thể mỗi ngày, mầu nhiệm Cứu độ trở thành hiện diện và hiện thực. Kinh nguyện phụng vụ cũng như cầu nguyện riêng, và kiên trì loan báo Tin mừng trong cuộc sống của chúng ta, đó là kết quả của việc chiêm niệm Lời Chúa. Chúng tôi ý thức rõ ràng chân lý hàm chứa trong câu: “Nếu không có Thầy, chúng con không làm được gì, với Thầy, chúng con làm được mọi việc.” Chỉ có đời sống cầu nguyện mới có thể giúp chúng ta rao giảng cho thế giới đã bị tục hóa, đối với thế giới này, Tin mừng là một sự điên rồ.
Tại nhiều nơi trên thế giới, nhịp sống cuồng nhiệt đang len lỏi vào nếp sống của chúng ta và gây khó khăn cho việc dành thời gian để cầu nguyện. Một số người có thể cầu nguyện đang khi làm việc; người khác, do tính khí, cần một bầu khí thuận tiện mới cầu nguyện được.
Theo cha Congar, việc nghiên cứu thần học không được tách rời khỏi việc cử hành phụng vụ: “Đối với tôi, cả hai cũng chỉ là một.” Hằng ngày cử hành hay tham dự thánh lễ và kinh Thần vụ, điều đó chứng tỏ chúng ta trung tín trong đời sống phụng vụ. Trong tác phẩm đã dẫn, cha Congar viết: “Kinh Thần vụ chủ yếu gồm các Thánh vịnh, Các Thánh vịnh có một vai trò quan trọng trong đời tôi... Đó là một lời cầu nguyện, đồng thời cũng là một bài học hướng dẫn chúng ta biết cách cầu nguyện.”
Ngoài những lúc cầu nguyện chung, cần phải tìm được những giây phút thinh lặng nội tâm và một mình đối diện với Thiên Chúa, những lúc đó chúng ta có thể thân thưa mỗi ngày: “Con muốn ở lại với Chúa.” Thánh Đa Minh thường nói với các tu sĩ đồng hành rằng: “Ta hãy bước nhanh lên phía trước và hướng lòng về Chúa.” Bề trên Tổng quyền DAMIAN BYRNE
Trong cuộc sống, chúng ta phải tìm những giây phút tương tự như thế để một mình sống với Thiên Chúa. Điều này còn quan trọng hơn mọi hoạt động tông đồ.
Ngày càng có những cộng đoàn cầu nguyện chung với giáo dân. Những tổ chức như thế thực là lời cầu nguyện của Giáo hội. Mỗi cộng đoàn phải thích nghi việc cầu nguyện với phong tục địa phương.
ĐỜI SỐNG CỘNG ĐOÀN VÀ CHIA SẺ NIỀM TIN
Đức Kitô là trung tâm của đời sống cộng đoàn. Tuy nhiên chúng ta chưa thể hiện rõ nét ý tưởng đó. Đôi khi chúng ta có thể chia sẻ cho nhau những ý tưởng, những kiến thức, nhưng lại không có khả năng chia sẻ cho nhau những gì thuộc về niềm tin, những gì tự trong con tim. Ngày nay, đứng trước vô vàn thách đố, giả thiết chúng ta có niềm tin mà thôi vẫn chưa đủ, chúng ta còn phải công khai loan truyền Đức Kitô hơn nữa.
Để giải tỏa một số bế tắc, và để chia sẻ niềm tin trong cộng đoàn, cần nhắc lại rằng, không ai trong chúng ta độc quyền nắm giữ chân lý. Chúng ta phải học hỏi lẫn nhau (LCO số 100) và giảng thuyết cho nhau. Hiến pháp nhấn mạnh bề trên phải giảng cho cộng đoàn, nhưng chẳng lẽ tất cả chúng ta lại không cần phải can đảm giảng cho cộng đoàn hay sao? Chẳng lẽ chúng ta không cần tận dụng cơ hội lên tiếng giữa cộng đoàn hay sao? Cả các anh em trẻ cũng phải chia sẻ niềm tin trong các buổi cử hành Phụng vụ Giờ kinh, hay trong các buổi cử hành đặc biệt vào các dịp lễ của Dòng.
Chúng ta phải ngồi lại với nhau để chuẩn bị bài giảng ngày Chúa nhật, nghiên cứu một đề tài thời sự hay để thông báo với cộng đoàn về việc hoạt động tông đồ của chúng ta, và như thế là | chia sẻ niềm tin rồi đó. Tuy nhiên, việc chia sẻ kinh nghiệm hoạt động tông đồ quả là khó thực hiện, vì rất nhiều anh em chúng ta công tác ở ngoài tu viện. Truyền đạt những gì mình tin tưởng, đó là một việc bác ái, nhưng chẳng lẽ chúng không cần khởi sự ngay trong chúng ta hay sao?
Có lẽ tôi không thể nhấn mạnh hơn nữa hầu mong mọi người nhận định nghiêm túc khía cạnh này trong đời sống cộng đoàn. Nhiều tu sĩ, nhất là những anh em trẻ, đang mong ước có được cách thức chia sẻ niềm tin này. Chúng ta vào Dòng không phải là để sống với những người có niềm tin sao? Ngày nay, phải khẩn thiết chia sẻ cho nhau sự phong phú của niềm tin.
ĐỜI SỐNG CỘNG ĐOÀN VÀ VIỆC HỌC HÀNH
Trong các học viện của chúng ta, có một điểm thuận lợi là các . giáo sư và sinh viên cùng chia sẻ nếp sống cộng đoàn trong khung cảnh học hỏi. Qua các cuộc tiếp xúc, chính thức hay không chính thức, họ có thể hỏi han hay được soi sáng về một khía cạnh nào đó trong đức tin. Đối với nhiều anh em, trong suốt thời gian học hành, đây là lúc để họ đạt được sự hiệp nhất.
Trong việc huấn luyện mục vụ cho sinh viên, bao giờ cũng rõ ràng là sứ vụ giúp họ gần gũi với đời sống của dân Chúa. Trong tiến trình huấn luyện của chúng ta hiện nay, hoạt động mục vụ không chỉ là điều khuyến khích mà còn có tính cách bắt buộc nữa. Điều đó không có nghĩa là ngưng học hành, nhưng là làm sao cho biết liên kết học hành với sứ vụ.
Phương pháp suy tư như một tiến trình đầy đủ của sứ vụ không phải là điều dễ học. Phải có những bước tiệm tiến trong việc dấn thân vào sứ vụ, đi kèm với việc huấn luyện thần học vững chắc. Mọi sứ vụ phải theo thứ tự ưu tiên và được thảo kế hoạch như một phần cần thiết để tiến bộ.
Thật đáng buồn khi phải nhận rằng ý thức về mối tương quan lẽ ra phải có giữa việc học, sứ vụ và cộng đoàn, lại thiếu sót nơi nhiều vị có trách nhiệm trong các cộng đoàn của chúng ta. Chúng ta không thể giản lược việc huấn luyện trường kỳ vào việc nghiên cứu hoặc đọc sách riêng tư. Tự bản chất, việc học hỏi này phải có tính cách cộng đoàn.
Cộng đoàn tụ họp để chia sẻ kinh nghiệm tông đồ, để cùng nhau suy nghĩ về ý nghĩa của những công việc đó trong niềm tin, có thể là nguyên tắc. Còn việc đọc sách về một đề tài chung, thảo luận trong cộng đoàn, điều đó có thể là một phương thức khác.
Thư viện tại các tu viện là nguồn suối canh tân đời sống chung, nhờ việc nghiên cứu. Thư viện dồi dào là điều cần thiết trong mọi cộng đoàn. Thật đáng buồn khi đến thăm thư viện của một vài cộng đoàn, phải nhận rằng ở đó có quá ít sách mới xuất bản.
SỬA LỖI CHO NHAU TRONG TÌNH HUYNH ĐỆ
- Lề luật chúng ta luôn dành cho việc sửa lỗi huynh đệ một tầm quan trọng đặc biệt. Ngày xưa, việc này là một phần của tu viện hội thường kỳ. Mặc dù hiện nay hình thức tu viện hội có thể thay đổi, nhưng Hiến pháp vẫn còn duy trì sự cần thiết của việc sửa lỗi | huynh đệ.
Tổng hội Bogota đã đề nghị hình thức một cuộc nói chuyện”, đối thoại. Hình thức này có thể thúc đẩy đời sống cộng đoàn và tông đồ của chúng ta. Hiến pháp năm 1968 chuẩn y hướng đi đó (số 7, 8I) và thêm: Lại nữa, mỗi năm vài lần, phải có cuộc hội họp kỷ luật, trong đó, anh em phải theo cách thức do tu viện hội quy định mà kiểm điểm sự trung thành của mình đối với sứ vụ tông đồ của tu viện và nếp sống tủ trì. Nhân dịp này, bề trên có thể khuyến khích về đời sống thiêng liêng và tu trì, lại cũng có thể đưa ra những khuyên răn và sửa bảo thích hợp (LCO số 7, II).
Một vài nơi không thực hiện việc “hội thảo” hằng tháng như LCO số 7, 8I quy định. Tuy nhiên kinh nghiệm những năm gần đây cho thấy cần phải tăng cường thực hành những cuộc đối thoại huynh đệ, để cộng đoàn trung thành với việc dấn thân hoạt động tông đồ và giữ kỷ luật chung.
Các buổi hội họp cộng đoàn cần phải tìm lại những giá trị đã mất. Đó phải là cơ hội kiểm điểm giá trị đời sống tu trì và công việc tổng đồ của chúng ta, trong bầu khí đối thoại chân thành, hầu
Mỗi người có thể chia sẻ các vấn đề của mình cũng như những kinh nghiệm riêng dưới ánh sáng đức tin, và như thế có thể giúp đỡ lẫn nhau nhờ những lời khuyên bảo và khích lệ. Để thực hiện điều đó, các buổi họp này cần phải thực sự có tính cách tu trì, đừng rơi vào thói quen cổ hủ và duy hình thức. .
Việc suy niệm Lời Chúa và cầu nguyện có thể giúp ta hiểu rằng Thiên Chúa đang ở giữa chúng ta. Cần phải tôn trọng “tính sáng tạo” của cộng đoàn khác, nhưng đừng bao giờ để các buổi họp này trở thành ngẫu hứng. Với vai trò của mình, Dòng có thể nhận định về những thuận lợi trong việc đề ra những quy tắc giúp tổ chức các buổi họp này.
Đối với nhiều người, việc sửa bảo huynh đệ hình như gợi lại các buổi thú lỗi trước đây. Do đó, cần phải hết sức tế nhị. Người ta kể lại rằng khi nói chuyện với ai, cha Đa Minh dùng “lời lẽ rất dịu dàng”, khiến người ta nhẫn nại và khát khao đón nhận điều ngài nói. . Vì sống chung trong cộng đoàn, nên mỗi người phải có trách nhiệm với người khác. Nhiều vấn đề đã đi đến mức nguy kịch vì chúng ta chểnh mảng trong việc giúp đỡ nhau, hoặc giúp quá trễ. Nhưng chúng ta có được phép thờ ơ với một anh chị em đang rất cần sự giúp đỡ đặc biệt không? Một khía cạnh khác trong vấn đề này là cần phải có các cuộc kinh lý. Trong nhiều Tỉnh dòng, kinh lý hoàn toàn chỉ là hình thức. Cho nên, nếu không làm việc đó cho đúng đắn thì sẽ nguy hại đến đặc tính của đời sống chúng ta.
Và thật sai lầm nếu bỏ các cuộc kinh lý. Các chỉ thị trong Hiến pháp về điểm này thật rất khôn ngoan. Tỉnh dòng nào thực hiện việc kinh lý một cách nghiêm túc thì đời sống của các tu sĩ đạt được nhiều ích lợi. Frank Sheed, trong tác phẩm “Để biết Đức Giêsu Kitô”, đã viết: Ai lãnh đạo thì phải phục vụ, lãnh đạo là để phục vụ, nếu có kẻ nào thuộc quyền bất trị, thì người lãnh đạo phải cố gắng đưa họ về bằng cách dùng lý lẽ mà thuyết phục, cùng với họ và cho họ, trước mặt những người khác, khi chính thức đưa họ ra trước Giáo hội (Mt 18,15-17).
CHÚNG TA ĐỜI SỐNG: CÁC LỜI KHẤN DÒNG
Chúng ta mong muốn đời sống của mình là một chứng tá cho Nước Trời, và lời khấn của chúng ta là những hành vi thánh hiến công khai. Nếu vậy, cách sống của chúng ta phải làm chứng cho mọi sự thánh hiến như thế, đó là điều giáo dân chờ đợi chúng ta. Trong khi đó, phải chăng chúng ta đã không làm cho họ thất vọng do cách sống tuân phục, thanh bần và khiết tịnh đó sao? Tôi mạn phép đưa ra những suy nghĩ sau đây về một vài khía cạnh đặc thù trong lời khấn của chúng ta.
a. Tuân phục
Tuân phục là lắng nghe tiếng Chúa. Người nói trực tiếp với chúng ta, hoặc qua trung gian người khác. Tuân phục cũng có nghĩa là lắng nghe cộng đoàn và trung thành với con đường của cộng đoàn tiến về sự thánh thiện. Điều này hiện nay đang được đặc biệt áp dụng. Khi một anh em giảng, thì chính là cộng đoàn giảng. Như vậy, chẳng hạn khi chúng ta chấp nhận một thái độ về vấn đề công bằng hay luân lý, thái độ này phải được suy xét trước cộng đoàn. Giáo dân đã có thể tránh được nhiều điều đáng tiếc - và cả gương mù– nếu chúng ta chấp nhận để cộng đoàn nghiên cứu ý tưởng của chúng ta về vấn đề đang gây xung đột. Chúng ta, những tu sĩ Đa Minh, ca tụng các ngôn sứ của mình, trong số đó, những nhân vật vĩ đại nhất là người mà lời giảng và công việc của họ phát xuất từ cộng đoàn và dựa vào cộng đoàn. Tôi muốn nhắc tới Antonio de Montesinos và Las Casas. Các ngôn sứ cũng phải tuân phục.
Một khía cạnh khác của đức tuân phục hiện nay đang đòi chúng ta phải suy nghĩ, đó là thái độ của chúng ta đối với kỷ luật cộng đoàn. Chúng ta dễ dàng sống riêng rẽ và không tham gia các công tác của cộng đoàn, đến nỗi chúng ta không còn cảm thấy mình đang sống bên lề cộng đoàn. Trong một số trường hợp, chúng ta theo ý của ai? Thánh ý Chúa hay ý muốn của mình?
b. Thanh bần
Chúng ta tuyên khấn sống thanh bần, nhưng một cách nghịch lý, chúng ta được hưởng một sự bảo đảm mà rất đông dân chúng không có. Những lo lắng cho sự bảo đảm đó có thể làm cho ta xa rời hoạt động tông đồ. Tôi nhận thấy có điều đó ở nhiều nơi. Thiết tưởng việc thánh Đa Minh nhấn mạnh phải sống tùy thuộc, điều đó có liên quan sâu xa với ước muốn của người là để được tự do hoạt động tông đồ. Đối với chúng ta, các tu sĩ Đa Minh, có một sự phối hợp giữa lời khấn và sứ vụ giảng thuyết. Lời khấn giúp chúng ta được tự do rao giảng và chứng thực lời rao giảng của chúng ta.
Trong diễn từ trước kỳ họp ban Tổng cố vấn khóa ngoại lệ tháng 05/1970, cha Aniceto Fernández phát biểu: Thanh bần là một chủ đề đang được bàn luận rất nhiều. Thế nhưng trong thực tế, ngay cả trong cuộc sống riêng, chẳng có dấu hiệu nào của sự khó nghèo, cả trong cách ăn mặc cho đến nhà cửa, các phương tiện di chuyển, các cuộc du lịch, hay các hình thức hoàn toàn dư thừa khác. Những năm sau đó, không biết đã có sự thay đổi nào chưa? Ngày nay, chúng ta có thể dễ dàng trở thành nạn nhân của một hiện tượng phổ biến, gắn liền với xã hội tiêu thụ. Điều đó đòi buộc mỗi người chúng ta phải chịu trách nhiệm.
Chúng ta phải liên lỉ tự vấn xem mình đang sử dụng các phương tiện vật chất như thế nào. Chúng ta đưa ra những chứng tá gì qua các cơ sở, các bữa ăn, áo quần, giải trí, kỳ nghỉ? Lại cũng cần phải giúp đỡ những người có trách nhiệm quản lý cộng đoàn, và về phía những người này, phải ý thức rằng tiền bạc mà họ giữ không phải là của riêng họ, nhưng là của mọi người, và họ phải trả lời trước cộng đoàn về những tiền của đó.
c. Khiết tịnh
Trước mắt nhiều người, đây là chứng tá quan trọng nhất của đời sống tu trì. Một lần nữa, đời sống của chúng ta phải hòa nhịp với sự thánh hiến của mình. Tất cả những gì được phép chưa hắn lúc nào cũng thích hợp.
Dưới đây tôi muốn đề cập đến một khía cạnh của sự thánh hiến này. Trong khi đền thờ thuần khiết nhất nơi con tim của chúng ta được dâng hiến cho Thiên Chúa, ta lại có cảm nghiệm về các nhu cầu khác. Thiên Chúa đã tạo dựng chúng ta theo cách thức mà một phần quan trọng trong cuộc đời chúng ta có thể đón nhận người khác và cần thiết cho người khác. Mọi người chúng ta đều có nhu cầu thực sự cảm nghiệm được thiện cảm của các thành viên khác trong cộng đoàn, cảm tình, lòng quý mến và tình bạn của họ.
Ai đó có thể nói rằng có Thiên Chúa là đủ, nhưng cũng hợp lý khi nói rằng Thiên Chúa đã dựng nên chúng ta theo cách thức là chúng ta còn cần phải có cái gì khác nữa, ngoài sự cầu nguyện và sự từ bỏ. Chúng ta cần không khí, thực phẩm, cần ngủ nghỉ, cần được giáo dục, nhưng trên hết là cần tình thương yêu. Trong cuộc lữ hành trần gian này, có lúc nào chúng ta lại chẳng là con người? Sống chung có nghĩa là chia sẻ với nhau lượng thực của lý trí và trái tim. Khi người tu sĩ không tìm được những thứ đó ở nơi cộng đoàn, họ sẽ đi tìm ở nơi khác.
BIỂU QUYẾT
Tinh thần liền đới trách nhiệm giúp chúng ta chấp nhận trách nhiệm về cộng đoàn. Mọi người đều có trách nhiệm về bước tiến hòa điệu của cộng đoàn, và tinh thần trách nhiệm này càng sâu xa nếu chúng ta cùng nhau đi đến cùng trong việc biểu quyết.
Hiến pháp đưa ra một số những cơ cấu giúp thực hiện các biểu quyết, các Tổng hội, Tỉnh hội, ban Cố vấn và tu viện hội. Nhưng sẽ không có cơ cấu nào đạt được một dự phóng hay một sứ vụ chung, nếu không được thi hành theo cách thức thích hợp.
Chúng ta sẽ không bao giờ nhấn mạnh cho đủ về sự cần thiết phải tổ chức những buổi họp mặt thường kỳ của cộng đoàn. Những buổi họp này góp phần tạo nên ý thức tập thể của cộng đoàn, và đưa đến sự đồng cảm (consensus). Trong tiến trình có tính cách tập thể này, vị bề trên là người đi đầu trong một tập thể bình đẳng. Chúng ta phải luôn lưu ý đến sự khác biệt giữa nền dân chủ dân sự và nền dân chủ của chúng ta. Trong các nền dân chủ dân sự, quyền bính phát xuất từ phiếu bầu của đa số tuyệt đối, và việc bỏ phiếu có thể đi đến một quyết định. Trong hệ thống dân chủ Đa Minh, mục đích của chúng ta là làm sao có được một tinh thần, một trái tim, nhằm đạt được một sự đồng cảm rộng lớn hơn bao nhiêu có thể. Đó là một chứng tá có giá trị mạnh mẽ hơn nhiều so với một đa số tuyệt đối. Cha Vincent de Coursnongle nói: Việc cố gắng đạt đến sự hiệp nhất, dù không luôn luôn thành công, vẫn là một bảo đảm vững chắc, về sự hiện diện của Thánh Thần, và do vậy, đó là đường lối chắc chắn hơn để khám phá ra thành ý Thiên Chúa. Và cha cũng nói với tôi: Những anh em đã đạt được sự trưởng thành về đời tu thì cảm nghiệm được cộng đoàn là một trung tâm duy nhất – đôi khi cũng có đối nghịch – để phán đoán và quyết định. .
Thánh Đa Minh là người có khả năng không đồng ý với người khác và để cho người khác không đồng ý với mình.
Tu viện hội sẽ vô ích nếu ta chỉ coi đó là một cuộc họp theo luật, hoặc như một nơi để bàn cãi. Có thể vượt qua được điều đó nếu chúng ta mở đầu những cuộc họp này bằng một lời cầu nguyện, trong tinh thần suy tư và mở rộng lòng mình ra trước Thánh Thần. Sau khi đã trầm mình trong suy tư thinh lặng và cầu nguyện như vậy, chúng ta có thể dành thời giờ để thẳng thắn nhìn nhận những khuyết điểm của đời sống cộng đoàn.
Có thể có nhiều điều trái nghịch với tiến trình này. Quan trọng hơn cả chính là chủ nghĩa cá nhân quá đáng, sự lãnh đạm và sợ hãi khi phải đưa ra quyết định. Mặt khác chúng ta phải chuẩn bị
Những buổi họp này với những thông tin đầy đủ; cũng thế, cần phải có đầy đủ thời gian để đi đến kết luận, Sau cùng, chúng ta phải có đủ can đảm để chấp nhận tuân phục những quyết định của cộng đoàn.
Một trong những khía cạnh của sự can đảm này là sẵn sàng chấp nhận những trách nhiệm trong cộng đoàn. Hầu như ở đâu cũng có sự kiện từ chối chấp nhận những trách vụ. Khi được bầu vào một chức vụ nào, không bao giờ nên từ chối, trừ khi có những lý do rất quan trọng. Về phần chúng ta, khi bầu một người nào, thì phải liệu cách giúp đỡ họ.
CẤU TRÚC CỦA CỘNG ĐOÀN
Mỗi cộng đoàn cần phải tìm lấy một cách thức tuân phục, lưu ý tới những sự thay đổi về nhu cầu và sứ vụ của chúng ta, luôn ý thức rằng chúng ta hiến mình cho những nhu cầu của người khác.
Chính sự đồng tâm thúc đẩy chúng ta sống hiệp nhất, cả khi có những ý kiến và thái độ khác nhau. Không thể có một cộng đoàn nào trong đó mọi người đều nhất trí với nhau. Điều cần thiết, là phải nhân nhượng và sẵn sàng chịu đựng lẫn nhau. Ai luôn sẵn sàng sống với bạn hữu của mình thì đạt được điều đó. Có những cộng đoàn loại trừ những người mang não trạng hay thái độ khác mình. Nếu chúng ta chọn người để sống thì còn gì là đời tu nữa! Ngay cả Kitô hữu cũng không được sống như vậy. ..
Tiếp đến, còn vấn đề giải trí, cá nhân hoặc cộng đoàn. Ngỏ lời với giới lao động, đức Gioan Phaolô II đã nói: “Khi dạy về sự cần thiết phải lao động, Kinh thánh cũng dạy về sự cần thiết phải nghỉ ngơi.”
Và, trong một lá thư gửi cho anh em trong Tỉnh dòng, một vị Giám tỉnh đã đặt câu hỏi: Vô tuyến truyền hình đã ảnh hưởng tới tính chất của thời gian chúng ta ngồi chung với nhau tới mức nào, và làm sao chúng ta có thể sống tình huynh đệ với nhau mà không cần đến vô tuyến truyền hình? Phải chăng chúng ta đã không đánh mất đi, có lẽ, một điều gì đó rất quan trọng trong thời đại canh tân?
Một cách cụ thể, tại sao nhiều anh em trong chúng ta tìm thấy kinh nghiệm về tình huynh đệ ở bên ngoài chứ không phải ở bên trong cộng đoàn? Phải chăng chúng ta đã quá nhấn mạnh đến khía cạnh đời sống tông đồ, làm thiệt hại đến đời sống huynh đệ, và phải trả giá như thế nào cho việc tông đồ?.
Sau cùng, chúng ta phải cố gắng kiến tạo những cộng đoàn của niềm hy vọng, nếu chúng ta thuyết giảng về lòng từ tâm, bày tỏ lòng từ tâm đối với nhau, và làm chứng cho niềm hy vọng đang giữa chúng ta. Những lời của đức Phaolô VI trong Tông huấn Chúng ty Tin mừng (Evangelica Testificatio) luôn là nguồn hứng khởi cho đời sống chúng ta:
Dù vẫn còn bất toàn, chắc chắn anh em, cũng như mọi Kitô hữu, anh em biết cách tạo nên một nơi đóng góp cho sự tiến triển tâm linh của mỗi người trong anh em, Làm sao đạt được điều đó nếu không phải là bằng cách đào sâu trong Chúa mối tương quan, ngay cả những mối tương quan tâm, thường nhất, với mỗi người trong anh em. Chúng ta đừng quên điều này là đức ái phải giống như một niềm hy vọng tích cực vào điều người khác có thể trở nên, với sự trợ giúp huynh đệ của chúng ta. Dấu chỉ của tình bác ái chân thật biểu lộ qua sự đơn giản đầy hạnh phúc, nhờ đó tất cả mọi người cố gắng cảm thông tâm tình của người khác. Nếu một tu sĩ nào đó cảm thấy như bị tắt lịm do đời sống cộng đoàn, mà đáng lẽ phải làm cho họ triển nở, đó chẳng phải là vì không tìm thấy sự thông cảm nuôi dưỡng niềm hy vọng đó sao? Chắc chắn tinh thần đồng đội, những tương quan huynh đệ, và sự trợ giúp bằng hữu trong cùng một sứ vụ tông đồ, cũng như sự nâng đỡ lẫn nhau của một cộng đoàn đã chọn lựa Sống để phục vụ Đức Kitô cách hoàn hảo nhất, tất cả những điều đó là sự trợ giúp quý báu trong những bước đường của cuộc sống hằng ngày (ET số 39).
Xin gửi đến anh em những lời chúc tốt đẹp nhất của người anh em khiêm hạ trong thánh phụ Đa Minh.
Bề trên Tổng quyền DAMIAN BYRNE