23/02/2024 -

Đa Minh thế giới

482
Hoà bình tuỳ thuộc vào bạn

Các nhà truyền thông: “Hãy rao giảng Tin Mừng bình an cách vui tươi và trung thành” (Bologna,110).

Việc thúc đẩy nền hòa bình hoặc vì hòa bình liên quan đến những hoạt động tốt đẹp của các nhà truyền thông. Đó là các nhà truyền thông phục vụ và cổ súy hòa bình. Truyền thông không chỉ là một kênh để thông truyền các lĩnh vực như thuyết giảng, cổ võ ơn gọi. Nhưng các phương tiện truyền thông còn không ngừng truyền đạt tính nhân văn và không cho phép công nghệ truyền thông thay thế hoặc “hủy bỏ” những năng lực tiềm ẩn của con người, chẳng hạn như khả năng phê bình, tính trung thực, sự tôn trọng người khác (x. Ngày Truyền Thông Thế Giới – WCSD 2024).

Chủ nghĩa Darwin mang tính công nghệ thời nay thúc đẩy nội dung của các thông điệp: “Trí tuệ nhân tạo (AI) và trái tim nhạy bén”, “AI và Hòa bình”, “Người lữ khách Hòa bình” liên quan đến phẩm chất nghề nghiệp và phẩm cách của các nhà truyền thông cũng như những người sống đời thánh hiến. Do đó, theo tinh thần của Dòng Giảng Thuyết Ordo Praedicatorum (OP), chúng ta có thể kể đến ba khía cạnh: đặc tính của truyền thông và sáng kiến vì hòa bình, sử dụng những chứng ngôn chống lại chủ nghĩa bi quan, và có những hoạt động tốt trong việc quản lý truyền thông kỹ thuật số.

1. Đặc tính và sáng kiến của truyền thông vì hòa bình

Việc loại bỏ những lời nói suông có thể mang lại chút bầu khí thiêng liêng: “Hòa bình có thể đạt được nếu mỗi chúng ta thực sự mong muốn; nếu mỗi chúng ta yêu chuộng Hòa bình, giáo dục và uốn nắn não trạng của mình hướng tới Hòa bình, bảo vệ Hòa bình, hoạt động vì Hòa bình” (Phaolô VI, 1974). Và trong Hiến pháp, điều này được đề cập đến như một đặc tính của tu sĩ Đa Minh: “Luôn sống hòa thuận, siêng năng học hành, nhiệt thành rao giảng” [1]. Cùng với Giáo hội, gần đây, xu hướng đặt ra trong các Tổng Tu nghị của Dòng Giảng Thuyết đã tái khẳng định đặc tính tự nhiên của một nhà giảng thuyết, đó là trở thành sứ giả hòa bình (Rm 10,15); chính lịch sử và sứ vụ của nhiều anh chị em trong Dòng đã chứng minh điều này. (x. GC Tultenango, 48).

Việc cổ võ Hòa bình và Công lý cũng là một chọn lựa ưu tiên của truyền thông. Chúng ta nhớ lại Tổng Tu nghị Krakow năm 2004 đã bổ nhiệm các Nhà cổ võ Công lý và Hòa bình (91), hiện đang cộng tác với các Nữ tu Đa Minh Hoạt Động– Các Nữ tu Đa Minh Quốc tế, DSI – trong việc đào tạo các tu sĩ Đa Minh kế tiếp để đối phó với những thách thức về Công lý Hòa bình (x. GC Bologna, 27). Phái đoàn Thường trực của Dòng tại Liên Hợp Quốc (Geneva) và công việc điều phối của Ủy ban Quốc tế về Công lý và Hòa bình của Dòng đều có cùng một truyền thống. Ngoài ra còn có “Tiến trình Salamanca”“Tháng Hòa bình”, với chủ ý rao giảng Tin Mừng và phát triển toàn diện (x. ACG Biên Hòa, 152).

Vì vậy, một nhà truyền thông muốn truyền đạt tốt cần có nội dung cốt truyện phong phú và việc cổ võ hòa bình cần lưu ý đến châm ngôn “nội dung là vua và tương tác là nữ hoàng” [2]. Do đó, nền văn hóa đượm tràn đặc sủng của chúng ta trở thành địa bàn của các tu sĩ Đa Minh có tầm ảnh hưởng, của giới trí thức, của những nhà chiêm niệm: “Đời sống trở nên lịch sử”, “loan báo qua việc gặp gỡ mọi người tại nơi họ ở và như họ là”, “Lắng nghe bằng trái tim”, “Hãy nói sự thật bằng cả tấm lòng và tình yêu” [3]

Chúng ta hãy nhớ lại và tỏ lòng biết ơn các chứng nhân hiện nay không ngừng rao giảng về hòa bình. Thánh Đa Minh đã bán cuốn sách quý của mình để cứu giúp người nghèo. Francisco de Vitoria, Pedro de Córdoba và Bartolomé de las Casas, đã hết lòng bảo vệ người bản địa ở Tân Thế giới. Fray Martin và Fray Juan Macias luôn đồng hành với những người nô lệ và người di cư. Thánh Catarina Siena làm trung gian cho sự hiệp thông trong Giáo hội và các dân tộc. Pierre Claverie chuyên tâm vun đắp các cuộc đối thoại liên tôn ở Algeria, v.v. (x. Tultenango, 49). Chủ đề về hòa bình luôn mang tính thời sự và cấp bách (x. Tultenango 249, b). Nếu bạn nhìn bản đồ các cuộc chiến tranh và xung đột ở: Iraq, Ukraine, Burkina Faso, Somalia, Sudan, Yemen, Myanmar, Nigeria, Syria, Haiti, Venezuela, Ecuador, …, vẫn luôn có những anh chị em Đa Minh đang cùng trải qua nỗi đau với người dân, đang ra sức bảo vệ các trẻ em, tiếp tế lương thực, viết thư thăm hỏi và cầu nguyện cho nền hòa bình.

Trí tuệ nhân tạo AI có thể góp phần “tìm ra những cách thức mới và sáng tạo để thúc đẩy và truyền bá công lý và hòa bình” (GC Bogotá, 230).

2. Tuyên ngôn của Giáo hội chống lại chủ nghĩa bi quan

Những đóng góp cho hòa bình luôn có giá trị to lớn. Mỗi người có thể đóng góp cho hòa bình ở ngay vị trí của mình dù là nhỏ nhất. Đây là công việc đòi hỏi sự kiên trì, đôi khi gây tranh luận và bị xem nhẹ.

Một trong những sự kiện nói lên tình nhân loại sâu sắc được thể hiện vào đêm 24-25 tháng 12 năm 1914, trong Thế chiến thứ nhất. Khi binh sĩ hai bên nhìn thấy ánh đèn trang trí Noel và nghe những bài thánh ca Giáng sinh vang lên từ chiến hào của đối phương, liền tiến đến vùng lãnh thổ trung lập để chia sẻ lương thực, thuốc lá, quần áo, đồ lưu niệm tự làm, chơi đá bóng, cầu nguyện cho các liệt sĩ và người thân. Đó cũng là triều đại giáo hoàng Đức Bênêđíctô XV, người chủ trương ủng hộ hòa bình (với Thông điệp “Ad Beatissimi Apostolorum”), ngài gọi đó là “cuộc thảm sát vô ích” (1917). Tuy những đề xuất hòa bình của ngài không ngăn được chiến tranh, nhưng đã khởi xướng cho những hoạt động nhân đạo (Fazio 2019).

Đức Piô XII cũng phát biểu trong thông điệp của ngài, “chiến tranh khiến chúng ta mất tất cả nhưng không có gì bị mất trong hòa bình” được phát trên đài phát thanh (vào 24 tháng 8 năm 1939), vốn là phương tiện truyền thông đặc biệt của ngài. Vậy mà vào ngày 1 tháng 9, với cuộc tấn công của Ba Lan, bi kịch của Thế chiến thứ hai (1939-1945) đã bùng nổ. Lần này, thỏa thuận đình chiến dịp Giáng sinh đã bị chế độ Đức Quốc xã từ chối. Khi khả năng hòa giải không có kết quả, Đức Piô XII đã đảm nhận công việc từ thiện, đồng thời hỗ trợ người dân và các nạn nhân quân sự của chiến tranh. Người ta kể rằng ngài đã khóc và đốt các bài viết về cuộc biểu tình chuẩn bị đăng trên tờ báo Osservatore Romano (vào tháng 8 năm 1942), khi ngài biết rằng các Giám mục Công giáo Hà Lan đã phản đối các chính sách bài Do Thái. Hàng trăm tu sĩ nam, nữ và giáo dân gốc Do Thái (chẳng hạn như nhà khoa học Carmelite Edith Stein và chị gái của cô ấy) đã bị trả thù. Họ bị bắt và đưa đến các trại tập trung. (Fazio, Lịch sử các tư tưởng đương đại 2019)

Sức mạnh đạo đức và tâm linh của ngài bênh vực cho nền tự do và phẩm giá con người. Ngài hết lòng ủng hộ phong trào Đoàn kết giải phóng người dân khỏi ách thống trị của cộng sản. Khi Chiến tranh Lạnh diễn ra, nhiều tổ chức cộng tác với nhau đưa đến sự sụp đổ của Bức tường Berlin (1989), đã trở thành sự kiện quan trọng nhất của thế kỷ 20 và mang lại sự thống nhất cho nước Đức, kết thúc chủ nghĩa cộng sản ở Đông Âu, củng cố Liên minh châu Âu và chiến thắng nhân quyền. 

3.  Những hoạt động hiệu quả trong việc quản lý truyền thông kỹ thuật số

* Cách tiếp cận chuyên nghiệp: Có một số đề nghị được nêu ra cho truyền thông, đặc biệt là truyền thông kỹ thuật số. Nhưng trong trường hợp này có những hoạt động không thể bàn cãi đối với các nhà truyền thông: chẳng hạn như việc phê bình nhận định, xây dựng mạng lưới, đối thoại chân thật. Sự tin tưởng lẫn nhau và một cách tiếp cận mang tính chuyên nghiệp giữa Giáo hội và giới truyền thông là những nội dung của các thông điệp trong Ngày Truyền thông Thế giới [4]. Chẳng hạn, chìa khóa hiệp thông trong giao tiếp chính là lắng nghe: Lắng nghe ai? Thế nào? Những tiếng nói khác nhau?

* Khả năng phê bình và tâm hồn sáng suốt. Điều đáng lo ngại là truyền thông ngày càng trở nên giàu có về công nghệ nhưng nghèo nàn về tính nhân văn. Tuy nhiên, nó cũng mang lại những cơ hội để “đánh thức con người khỏi sự u mê, khỏi ảo tưởng nghĩ rằng mình toàn năng, muốn tự trị và tự quy chiếu. Khía cạnh đạo đức con người luôn được đề cao, vì luật lệ có thể dẫn đến sự thao túng nguy hiểm: “Ai đang theo dõi? [5]

* Mạng truyền thông mở ra một chân trời hy vọng cho sự hiện diện của Tỉnh Dòng Giảng Thuyết– Ordo Praedicatorum – trên các kênh kỹ thuật số. Tổng cộng có hơn nửa triệu người theo dõi và nếu bao gồm cả những người có tầm ảnh hưởng trong Gia đình Đa Minh, thì xu hướng #OPforPeace sẽ đạt được thành tựu đáng kể. Như Đức Phaolô VI đã chia sẻ: “Chúng ta có thể duy trì được nền hòa bình nếu chúng ta thực sự muốn”. Chẳng hạn, Năm Thánh Đời sống Thánh hiến 2025, “Những người lữ hành Hy vọng trên đường Hòa bình”, đang đến gần, để nêu bật “những dấu chỉ hòa giải giữa con người” (Rome, tháng 2 năm 2024).

Sự thật chính là trọng tâm của truyền thông, bỏ quên điều này sẽ dễ dàng gây sự quan tâm chú ý. Thông tin sai lệch và “tin giả” làm ô nhiễm truyền thông bởi sự thao túng, đồng thời cũng phản ánh phẩm chất nghề nghiệp của các phương tiện truyền thông. (Galdón 1999). "Sự thật sẽ giải phóng anh em" (Ga 8, 32): “Giải phóng khỏi sự giả dối và tìm kiếm các mối tương quan … Để nhận ra sự thật, cần phân biệt những gì ủng hộ sự hiệp thông và cổ võ sự thiện, và những gì ngược lại, những gì mang xu hướng cô lập, chia rẽ và chống đối” [6].

* Dùng ngôn ngữ hòa bình đối thoại trên lục địa kỹ thuật số. Sự kỳ diệu của cuộc gặp gỡ, lòng trắc ẩn đưa đến sự cứu giúp theo phong cách của thánh Đa Minh thành Caleruega, với những lý lẽ phù hợp và đúng lúc. “Chúng ta cần những người truyền thông sẵn sàng đối thoại, những người cam kết thúc đẩy việc giải trừ toàn bộ vũ khí và những người cố gắng loại bỏ chứng rối loạn tâm thần thích gây chiến đang ẩn sâu trong tâm hồn chúng ta”. Như Thánh giáo hoàng Gioan XXIII đã nói tiên tri trong Thông điệp Pacem in terris rằng, hòa bình thực sự […] chỉ có được dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau” (số 113). Sự tin tưởng cần các nhà truyền thông không thu mình lại nhưng mạnh dạn và sáng tạo, sẵn sàng chấp nhận rủi ro để tìm ra điểm chung để đáp ứng nhu cầu hòa bình” (Pope Francis, JMCS, 2023).

Chuyển ngữ Sr. Đào Phượng, OP.
Nguồn https://www.op.org/peace-depends-on-you-too

Tài liệu tham khảo

[1] Constitution. Ed. 1954, n. 452 § II.
[2] Daniele Chieffi in “La missione digitale: Comunicazione della Chiesa e social media”. PUSC, Rome, 2016
[3] World Communications Day 2020, 2021, 2022, 22023.
[4] La porte, José María. Introduction to the Institutional Communication of the Church. Daniel Arasa’s article on the Magisterium of the Catholic Church on communication. P 34-38
[5] Message of the Holy Father Francis for the 58th World Communications Day. Artificial intelligence and wisdom of the heart for a fully human communication. 24 January 2024 Pope Francis.
[6] Message of the Holy Father Francis for the 52nd World Communications Day. “The truth will set you free” (Jn 8:32). Fake news and peace journalism. 2018
Paul VI (cf. Message of 1972“The instruments of social communication at the service of truth”).
 
114.864864865135.135135135250