15/06/2024 -

Giáo lý

230
Căn tính Kitô giáo là gì?


Khái niệm “căn tính Kitô giáo” đã quay trở lại trong bài phát biểu của một số ứng cử viên cho cuộc bầu cử Châu Âu năm 2024. Năm 2017, cha Alain Thomasset, s.j., giáo sư thần học luân lý tại Trung tâm Sèvres và là chủ tịch Hiệp hội các nhà thần học nghiên cứu về luân lý (Atem), giải thích rằng căn tính này luôn mở.

 


La Croix: Căn tính Kitô giáo là gì?


Cha Alain Thomasset: Trước tiên, căn tính Kitô giáo không phải là một tập hợp các giá trị, nghi lễ hay thậm chí là các nền văn hóa, mà là việc trở nên như Chúa Kitô, bước theo và bắt chước Người. Do đó, sự bắt chước này đang chuyển động trong lịch sử, luôn luôn được giải thích theo tiếng gọi của thời gian. Cũng như “nước Pháp vĩnh viễn” không tồn tại, “căn tính Kitô giáo vĩnh viễn” cũng không tồn tại: nó được gắn chặt trong lịch sử, được hiện thực hóa, về mặt cá nhân và tập thể. Chính như thế mà tôi sẽ nói nhiều hơn về “các căn tính Kitô giáo”, ở số nhiều.


La Croix: Tại sao khái niệm này lại được tranh luận ngày nay?


Cha Alain Thomasset: Trở thành một Kitô hữu ở Pháp ngày nay khó hơn năm mươi năm trước. Xã hội đã trở nên tục hóa, chủ nghĩa đa nguyên đã chiếm ưu thế, tình trạng bất an trở nên tái diễn… Chúng ta hiểu rằng một số Kitô hữu, hiểu rằng họ là thiểu số, cảm thấy bị đe dọa, bị cám dỗ rút lui để bảo vệ căn tính của mình. Họ hành động như thể căn tính này là giữa họ đối mặt với người khác, trong khi Kitô giáo về bản chất là phổ quát và có ơn gọi dành cho tất cả mọi người.


Tương tự như vậy, một số chính trị gia chiếm lấy khái niệm này như một phương tiện để nhận dạng, để tập hợp; điều này cho phép “thiết lập ranh giới giữa họ và chúng ta”. Nhưng tôn giáo, nếu nó có tác động chính trị, thì không “hữu ích” theo nghĩa chính trị của thuật ngữ này và sẽ không bao giờ như vậy. Nó không thể được dùng trên bình diện chính trị bởi vì nó ở đó để làm chứng cho Chúa Kitô, và điều này luôn luôn ở mức thặng dư: thặng dư tình yêu, thặng dư tha thứ.


La Croix: Chúng ta, những Kitô hữu, chúng ta phải phản ứng thế nào trước những cách công cụ hóa khác nhau về căn tính Kitô giáo này?


Cha Alain Thomasset: Trước hết, chúng ta phải loại bỏ diễn ngôn này bằng cách tố cáo những cách công cụ hóa này, nhưng cũng không ngần ngại can thiệp vào cuộc tranh luận chính trị và xã hội để truyền tải những quan điểm được Tin Mừng soi sáng, và tất nhiên thể hiện căn tính của chúng ta qua hành động: chào đón người tị nạn, bảo vệ gia đình, v.v.


Vấn đề về những dấu hiệu phân biệt cũng phức tạp. Cho dù chúng ta không cần phải che giấu bản thân hoặc không cần che giấu sự thật rằng chúng ta là Kitô hữu, nhưng theo tôi, điều quan trọng, trong một xã hội đa nguyên, tùy trường hợp, đó là phân định xem những dấu hiệu này có thể gây ra điều gì ở người khác, để không gây nguy hiểm cho hòa bình dân sự và tình huynh đệ được sống trong cuộc sống hằng ngày.

———————————–

Tý Linh chuyển ngữ
(nguồn : nhật báo La Croix) / 
http://xuanbichvietnam.net/

114.864864865135.135135135250