06/04/2023 -

HỌC GIÁO LÝ VỚI ĐỨC THÁNH CHA

187
Hãy nhìn lên thập giá để niềm hy vọng nảy sinh trong chúng ta


Chúng ta hãy nhìn Chúa Giêsu bị lột trần và thương tích, và hãy trở về với điều cốt yếu, với sự đơn sơ, và hãy biến những vết thương của chúng ta thành nguồn hy vọng, và cũng để giúp chữa lành vết thương của tha nhân. Đức Phanxicô đã dành bài giáo lý về « Đấng Chịu Đóng Đinh, nguồn hy vọng » để giúp các tín hữu bước vào Tam Nhật Thánh.


Dưới đây là một số đoạn trong bài giáo lý của Đức Thánh Cha trong buổi tiếp kiến chung hôm 5/4/2023 :


 Anh chị em thân mến,


«Một hình ảnh vẫn khắc sâu trong tâm trí các môn đệ : thập giá. Và đó là nơi mà mọi sự kết thúc….Nhưng ngay sau đó, họ sẽ khám phá ra nơi chính thập giá một sự khởi đầu mới. Anh chị em thân mến, chính như thế mà niềm hy vọng của Thiên Chúa nảy sinh,  nó được sinh ra và tái sinh trong những hố đen của những mong đợi thất vọng của chúng ta, và trái lại, niềm hy vọng đích thực không bao giờ thất vọng. Chúng ta hãy nghĩ đến thập giá : từ dụng cụ tra tấn khủng khiếp nhất, Thiên Chúa đã rút ra dấu chỉ tình yêu vĩ đại nhất. Cây sự chết này, được biến thành cây sự sống, nhắc nhở chúng ta rằng sự khởi đầu của Thiên Chúa thường bắt đầu từ những giới hạn của chúng ta : chính như thế mà ngài muốn thực hiện những điều kỳ diệu. Hôm nay, chúng ta hãy nhìn lên cây thập giá để niềm hy vọng nảy sinh trong chúng ta : nhân đức hằng ngày này, nhân đức thầm lặng, khiêm tốn này, nhưng là nhân đức giúp chúng ta đứng vững, giúp chúng ta tiến về phía trước. Không có hy vọng, chúng ta không thể sống. Chúng ta hãy tự hỏi : niềm hy vọng của tôi ở đâu ? Hôm nay, chúng ta hãy nhìn lên cây thập giá để niềm hy vọng nảy sinh trong chúng ta : để được chữa lành khỏi nỗi buồn sầu […] Thưa anh chị em, chúng ta hãy nhìn vào Đấng Chịu Đóng Đinh. Và chúng ta nhìn thấy gì ? Chúng ta nhìn thấy Chúa Giêsu trần truồng, Chúa Giêsu bị lột trần, Chúa Giêsu bị thương tích, Chúa Giêsu bị hành hạ. Và đó có phải là kết thúc mọi sự ? Niềm hy vọng của chúng ta ở nơi đó. »

« Chúng ta hãy nhìn vào Chúa Giêsu bị lột trần…Thiên Chúa bị lột trần : Đấng có tất cả đã để mình bị lấy đi tất cả. Nhưng sự sỉ nhục này là con đường cứu chuộc. Như thế, Thiên Chúa chiến thắng vẻ bề ngoài của chúng ta. Quả thế, chúng ta thấy khó khăn để bóc trần chính mình, để nói lên sự thật : chúng ta luôn cố gắng che giấu sự thật vì chúng không làm chúng ta vui lòng ; chúng ta khoác lên mình vẻ bề ngoài mà chúng ta tìm kiếm và chăm sóc, những chiếc mặt nạ để ngụy trang và cho thấy mình tốt hơn con người  thật của mình. […] nhưng bằng cách này, chúng ta không tìm thấy sự bình an. Rồi lớp trang điểm biến mất và bạn nhìn mình trong gương với khuôn mặt xấu xí của mình, nhưng là khuôn mặt thật mà Thiên Chúa yêu thương, chứ không phải khuôn mặt « được trang điểm ». Và Chúa Giêsu bị lột trần tất cả nhắc nhở chúng ta rằng niềm hy vọng được tái sinh bằng cách nói lên sự thật về chính mình – nói sự thật với chính mình -, bằng cách từ bỏ sự hai mặt, bằng cách giải thoát chúng ta khỏi sự chung sống hòa bình với những sự dối trá của chúng ta. […] Ngày nay, …, chúng ta cần sự đơn giản, chúng ta cần tái khám phá giá trị của sự điều độ, giá trị của sự từ bỏ, của việc dọn sách những gì làm ô nhiễm trái tim và khiến chúng ta buồn phiền. Mỗi người chúng ta có thể đến một điều vô dụng mà mình có thể tống khứ để tìm lại chính mình….Sẽ rất tốt để nhìn vào tủ áo quân và tự trút bỏ, tống khứ những thứ mà chúng ta có, mà chúng ta không sử dụng….Thật tốt để loại bỏ những  thứ vô dụng. Và cái đó được trao cho người nghèo, người túng thiếu….Hãy nhìn vào tủ áo quần của tâm hồn : bao nhiêu thứ vô ích anh chị em đang có, bao nhiêu ảo tưởng ngốc nghếch. Hãy trở lại với sự đơn sơ, với những thứ thiết yếu, vốn không cần trang điểm. »

« Chúng ta cũng hãy nhìn vào Chúa Giêsu bị thương tích….điều đó giúp gì cho niềm hy vọng của chúng ta ? …. Chúng ta cũng bị thương tích : ai không bị thương tích trong cuộc sống ?…Thưa anh chị em, vấn đề không pahỉ là bị cuộc sống làm tổn thương ít hay nhiều, vấn đề là tôi làm gì với những vết thương của mình. Những vết thương nhỏ, những vết thương lớn, …Tôi làm gì với những vết thương của mình ?… Những vết thương của chúng ta có thể trở thành nguồn hy vọng khi, thay vì khóc thương chính mình hay che giấu chúng, chúng ta lau nước mắt cho người khác ; khi, thay vì nuôi dưỡng oán hận vì những gì đã bị lấy đi khỏi chúng ta, chúng ta quan tâm đến những gì người khác thiếu ; khi, thay vì nghiền ngẫm trong lòng, chúng ta lại cúi xuống trước những người đau khổ ; khi, thay vì khao khát tình yêu cho chính mình, chúng ta làm dịu cơn khát của những người cần đến chúng ta. »
 

« Hãy suy nghĩ : tôi có thể làm gì cho người khác ? tôi bị thương tích, tôi bị tổn thương bởi tội lỗi, tôi bị tổn thương bởi lịch sử, mỗi người có vết thương riêng của mình. Tôi phải làm gì : có phải tôi liếm những vết thương của mình như thế suốt đời không ? Hay tôi nhìn vào vết thương của người khác và tôi khởi đi với kinh nghiệm thương tích của đời mình, để chữa lành, để giúp đỡ người khác ? Đó là thách thức của ngày hôm nay, đối với tất cả anh chị em, đối với mỗi người chúng ta. Xin Chúa giúp chúng ta tiến về phía trước ».

—————————

Lời kêu gọi của Đức Thánh Cha:


Trong Tuần Thánh của cuộc Thương Khó của Chúa Kitô này, để tưởng nhớ cái chết bất công của Người, tôi đặc biệt nghĩ đến tất cả các nạn nhân của các tội ác chiến tranh và, khi tôi mời gọi chúng ta cầu nguyện cho họ, chúng ta hãy dâng lên Thiên Chúa lời khẩn cầu để trái tim của tất cả mọi người được hoán cải. Nhìn lên Mẹ Maria trước Thánh Giá, tôi nghĩ đến các bà mẹ: các bà mẹ của những người lính Ukraine và Nga đã ngã xuống trong chiến tranh. Họ là mẹ của những đứa con trai đã chết. Chúng ta hãy cầu nguyện cho những bà mẹ này.

—————————————–

Tý Linh chuyển ngữ
(nguồn : vatican.va

 

114.864864865135.135135135250