19/09/2024 -

Kỹ năng sống

553
Tha thứ như thế nào?

Tha thứ không phải là quên, là bỏ qua. Bởi quên là chưa có gì xảy ra, chưa nhận được bài học. Bỏ qua là chẳng có gì là đáng, là coi rẻ giá trị của biến cố. Nhứng “tha thứ” là phải đối mặt, phải bóc trần vết thương để rửa, để sát trùng, để cắt đi những phần hư thối và thoa thuốc để vết thương lành lại. Giá trị của tha thứ là vết sẹo lành không đau không ngứa và sự mạnh mẽ của trải nghiệm, kinh nghiệm.

1. Tha thứ bằng lý trí


Như việc yêu thương, nếu chưa thể tha thứ bằng sự thiêng liêng trong Chúa để có được sự bình an trong tâm hồn thì ta hãy suy xét tha thứ bằng lý trí trước. Tha thứ bằng lý trí là phân tích vấn đề một cách cẩn trọng, tìm kiếm điều tốt mà bào chữa cho người khác. Đó cũng là cách ta chế ngự tính nóng nảy giận hờn, loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực thù ghét để phan đoán hoàn toàn công minh không còn hững định kiến. Với sự sáng suốt của lý trí, ta làm chủ cảm xúc để đối cử với người có lỗi với ta với sự khoan dung, công bằng như cách ta đới xử với người ta yêu mến.

Tuy nhiên, tha thứ bằng lý trí vẫn còn để lại những sự bất an trong tâm hồn. Nói rằng tha thứ nhưng vẫn còn đó sự xa cách, đề phòng và mất lòng tin vào đối tượng. Và như thế, những cảm xúc tiêu cực dễ bị khơi lại và vết thương dễ bị rỉ máu thêm lần nữa. Càng vậy, ta càng thêm tổn thương và đau đớn.

2. 
Tha thứ thiêng liêng

Khi ta đang khao khát để cố gắng tha thứ cho ai đó, ta nỗ lực tha thứ bằng lý trí, bào chữa cho đối tượng. Ta tìm mọi cách để có thể tìm ra điểm tốt nơi họ để đền bù vào tội lỗi của họ. Và vì ta đã khao khát như thế, ta tin chắc Thiên Chúa sẽ chẳng để ta đau khổ nhưng Ngài sẽ ban cho ta bình an và làm cho vết thương của ta lành lại.

Cảm giác khao khát tha thứ thôi thúc ta đến gần họ, nối kết với họ để cho bản thân yêu họ hơn, cũng là để người đó cảm nhận được sự tha thứ cảm thông mà nắm lấy cơ hội suy xét lại. Cũng có khi tha thứ không nhất thiết là để cứu vãn một mối quan hệ nhưng trong tương quan là con Thiên Chúa, ta cầu nguyện cho họ, nhớ về họ với sự cảm thông yêu mến.

3. 
Lòng Thương Xót vô biên của Chúa

Đấng hay tha thứ nhất là Thiên Chúa. Ngài nhẫn nại, khoan dung. Ngài dạy ta phải tha thứ đến “bảy mươi lần bảy”, còn Ngài, tất cả những gì Ngài thể hiện là sự tha thứ khoan dung không bờ không bến. Thiên Chúa cũng khao khát tha thứ bởi Ngài khao khát con người quay bước trở về. Ngài chờ, Ngài chạy ra đón, Ngài bồi hồi xao xuyến và chẳng để ta phải nói xin lỗi (Dụ ngôn Người cha nhân hậu).

Lịch sử Itraen ghi lại trong Cựu ước là lịch sử của những chuỗi tha thứ liên tiếp tha thứ từ Thiên Chúa đối với dân họ. Thiên Chúa đã tha thứ như thể vết sẹo cũng biến mất hoàn toàn thay vào đó là yêu thương hơn, một tình yêu mà càng tha thứ càng nồng nàn.

Muốn tha thứ trở thành một bản năng, một nhân đức, chúng ta phải cố gắng tập luyện. tất nhiên, quá trình tập luyện là những thánh giá chúng ta vác để theo Chúa Kitô, không thiếu những khó khăn, những thách đố. Chúng ta khao khát tha thứ, khao khát yêu thương chẳng lẽ Đấng mong mỏi dạy chúng ta biết tha thứ cho nhau lại để mặc chúng ta? Không! Ngài sẽ cho chúng ta nếm cảm sự bình an tuyệt diệu – quả ngọt của tha thứ.

Thanh Huyền
114.864864865135.135135135250