07/03/2016 -

Linh Đạo

1559
Đi tìm một cách thế loan báo Tin Mừng cho “yếu tố nữ”

ĐI TÌM MỘT CÁCH THẾ

LOAN BÁO TIN MỪNG CHO

“YẾU TỐ NỮ”

 

Sự hiện diện của biết bao tà aó trắng Đa Minh trên khắp năm châu; danh xưng: Dòng Thuyết Giáo; biểu tượng: con chó cắn bó đuốc với ý nghĩa sẵn sàng nêu cao và loan xa Chân Lý; linh đạo: được thánh Thomas tổng hợp từ cuộc sống “chỉ nói với Chúa và chỉ nói về Chúa” của cha thánh thánh Đa Minh  thành “Contemplata aliis tradere”. Chủ đề năm thánh “Được sai đi loan báo Tin Mừng… Tất cả như mời gọi người tu sĩ Đa Minh thao thức trăn trở tìm ra phương thế mới cho việc loan báo Tin Mừng, sao cho Tin Mừng được lan rộng với con số tu sĩ Đa Minh ngày càng tăng.

Nhìn lại thống kê toàn dòng sau 800 năm: Có 6.058 tu sĩ nam, 2.273 đan sĩ, 24.296 nữ tu hoạt động, 16.000 thành viên huynh đoàn. Chỉ thoáng qua và làm một phép tính nhẩm, chúng ta đã thấy con số “nữ tu hoạt động” chiếm lĩnh thành phần gia đình. Với con số ấy ngưi nữ tu Đa Minh có chột dạ và có đặt vấn đề “sứ vụ được sai đi loan báo Tin Mừng” kia nhắm vào ai không ? Trước thế giới hôm nay, đâu đâu người nữ tu cũng đòi “bình đẳng nhân quyền” đòi hỏi được “nhìn nhận phẩm giá”. Là một nữ tu Đa Minh ta đã nghĩ sao ? - Phải chăng là ước muốn, khao khát tìm một phương thế mới cho việc loan báo Tin Mừng phù hợp với vai trò phụ nữ, vai trò nữ tu, cách riêng cho người nữ tu Đa Minh, “cách thế của người nữ hôm nay cho thế giới hôm nay.

Người nữ thủa ban đầu

Quá khứ đã trả lời cho việc loan báo Tin Mừng cả người nữ, người nữ có cách riêng của họ, cho dù không cần đòi hỏi thì họ đã hiện diện tuyệt vời.

Với Tin Mừng nhập thể

Người được lao báo đầu tiên là một người phụ nữ. Người được chọn tham d vào việc hoàn tất Tin Mừng nhập thể đó cũng là người nữ: NGƯỜI NỮ ẤY LÀ MẸ MARIA. Mẹ đã mau mắn đón nhận Tin Mừng, Tin Mừng đó đã lẹ đi vào con tim vào cái cảm của  người nữ. Yếu tố trong mẹ đã khiến Mẹ âm thầm và cảm nghiệm: “Còn Maria thì giữ tất cả những điều ấy mà suy niện trong lòng” (Lc2,19). Đó là cách thế đầu tiên của người  nữ với Tin Mừng.

Một yếu tố nữ nữa đáng nói ở đây là: người nữ khó lòng “cất giữ những chuyện xem ra quan trọng tươi vui đối với cuộc đời h, yếu tố này dường như đã thôi thúc Mẹ lên đường đi thăm chị Elisabet. Mẹ cảm thấy mình có trách nhiệm khi mang Tin Mừng, một Tin Mừng mà người mang được thôi thúc loan báo, một Tin Mừng thiêng liêng. Khó ai đã trả lời tại sao không là một người nam đưọc chọn cho Tin Mừng mà là một người nữ, môt người nữ có khả năng “cưu mang”, “làm phát triển”, và “sinh hoa trái”, một phụ nữ bình dân, mt phụ nữ mà quan niện Do Thái coi thường.

Tin Mừng con Thiên Chúa nhập thể đã thôi thúc mẹ, Tin Mừng “Em có thai bởi quyền năng Chúa”, Tin Mừng “đấng toàn năng đã làm cho Em biết bao điều cao cả” (Lc 1,49). Tin Mừng chị mang thai trong lúc tuổi già… Tin Mừng đến với phẩm cách, nhân vị vai trò người nữ. Người nữ đã đón nhận Tin Mng bằng cả cõi lòng trong khiêm hạ”, cùng với một niềm tin tưởng vững chắc vào lời loan báo của sứ thần. Mẹ Maria, người nữ đã “cưu mang” Tin Mừng , Tin Mừng đó đi đến đâu là đem theo trọn một hồng ân cứu độ; chẳng vậy mà trẻ Gioan trong dạ mẹ đã nhảy nhót khi tiếp cận với Tin Mừng, và cả gia đình Giacaria cũng đã tin… Vâng! Tất cả như đang nói lên: ngay từ phút đầu này mẹ Maria trong vai trò người nữ đã giữ một vai chính và là người có nhân cách mạnh mẽ với việc loan báo Tin Mừng: Nhân cách của người phụ nữ, nhân cách của một người mẹ, nhân cách của một người đã tin, đã yêu đã cm nghiệm chứ không phải nhân cách của một lý luận của chứng từ.

Chính Đức Kitô, Tin Mừng cho mọi người đã được mẹ giới thiệu và loan báo cho mọi người tại tiệc cưới Cana (Ga 2,1-12). Cái điểm yếu nơi người nữ “mau loan báo” bây giờ đây lại lợi cho Tin Mừng. Cộng thêm nữa, nơi Mẹmaria là một sự âm thầm đáng ca ngợi. Chính khi hiện diện âm thầm trong suốt cuộc đời Chúa Giêsu, hiện diện dưới chân thập giá mà mẹ đã trở thành người loan báo Tin Mừng cứu độ đang được thực hiện. Đây là một lời loan báo hùng hồn  vì khi những người nam, những tông đồ oai vọng sát cánh bên thầy hàng ngày nay “biến mất”… thì Mẹ vẫn hiện diện để loan báo, một cánh loan báo hùng hồn.

Với Tin Mừng Phục Sinh

Người đầu tiên được chọn để lãnh nhận và loan báo cũng không phải là một người nam, nhưng là một người nữ với cái dịu dàng bé nhỏ, có thể là yếu vía nữa. Bà Maria với nhiệt tình nông cạn, hấp tấp, mau nói nhất là mau nói về sự lạ… nhưng bên cạnh đó là ngôn ngữ của tình yêu, ngôn ngữ của trực giác, của cáicảm” mà bà đã ra đi loan báo Tin Mừng. Có lẽ bà chưa hiểu rõ chuyện, chưa tìm được nguyên do lý luận nào cả, nhưng “trực giác” đã dạy cho bà, bà đã tin, đã nói (Mc 16,10).

Người nữ đã được diễm phúc với Tin Mừng, Chúa Phục Sinh đã dành lời chứng đầu tiên, lời chứng mang một “nội dung đức tin” cho Giáo Hội, đó là lời chứng của một người nữ. Chúa Phục Sinh đã đem lại cho người nữ cái quyền lợi mà xã hội đang đè bẹp họ, cái quyền lợi xã hội đang coi thường “chuyện đàn bà con nít”. Người nữ ấy thô sơ trong ngôn từ làm chứng… Không có một phương pháp nào cả ngoại trừ trực giác rất mạnh, tình yêu nồng cháy và bền bỉ. Người nữ ấy không phân tích nổi sự  việc, không kiểm chứng nhưng lại rất “nhạy cảm”.

Dù sao thì phụ nữ cũng đã có giá trị trong việc loan báo Tin Mừng lúc ban đầu. Cách thế thì đơn giản nhẹ nhàng, không rõ rệt… mới chỉ là cách thế biểu hiện “phái tính” Chúa đã ban cho.

Với thời gian

Lịch sử đã nhiều lần cho thấy, khi nào người nam cảm thấy khó khăn trong việc xuất đầu lộ diện cho Tin Mừng thì lúc đó người nữ có mặt, một sự có mặt đáng phục. Người nữ có cách hiện diện riêng của họ: Không phải kiêu sa trên giảng đài, hay là hiện thân nổi nang hết môi trường này đến môi trường khác. Chưa có người nữ nào đã đáp tàu từ châu lục này đến châu lục khác để giảng Tin Mừng như Phanxicô Xaviê. Ấy thế mà đã có người đã được xếp ngang hàng với Phanxicô Xaviê trong khi cả cuộc đời đã chôn chân trong bốn bức tường Dòng Kín (Têrêsa Hài Đồng Giêsu). Người nữ âm thầm giới hạn trong việc cất bước đăng trình đi truyền giáo, nhưng người nữ đã có một tâm hồn truyền giáo tuyệt vời. Thực sự, người nữ đã hiện diện với Tin Mừng ngay từ đầu nhưng đem lại“âm vang” to lớn như người nam thì không có. Như thế không có nghiã là phụ nữ không làm cho có sự tác động của Tin Mừng trong Hội Thánh.

Trải dài suốt bao nhiêu thế kỷ mới thấy xuất hiện hai nữ tiến sĩ trong Hội Thánh: Catarina Siêna và Têrêsa Avila. Catarina đem Tin Mừng đối diện với những hàng ngũ lạc giáo, chị đem Tin Mừng cảm nghiệm với phương cánh “thần bí” để trao ban. Chị đã hiện diện trong lúc mà xem ra “yếu tố nam”  bị giới hạn trong mặt nào đó. Cũng như một cách thế như Catarina, Têrêsa Avila cũng có kinh nghiệm cải hóa Tin Mừng. Đúng hơn, chị đã đón nhận và cải hóa Tin Mừng bằng công việc của trái tim, của cõi lòng chứ không phải hoàn toàn cùa cái đầu. Xét về mặt lớn lao trong cách thế loan báo Tin Mừng, người nữ phải tỏ ra “khiêm hạ”, nhưng xét về giá trị có lẽ đã là những yếu tố không thể thiếu.

Người thi hành sứ vụ  loan báo Tin Mừng dường như đã thí nghiệm được rằng: Yếu tố nam làm được những điều lớn lao, nhưng thường thì “bạo phát bạo tàn”. Mà người phụ nữ hay yếu tố nữ mà đem lại sự bền bỉ, sâu sa như  một nền móng vững chắc. Như vậy cả hai cách thế do hai yếu tố nam - nữ sử dụng để loan báo Tin Mừng vẫn  phụ họa cho nhau theo thời gian. Và dĩ nhiên, yếu tố nào cũng lợi cho Tin Mừng.              

Với cách thế của người nữ, hẳn cũng mạnh dạn qủa quyết một điều lợi cho Tin Mừng. Thầy Giêsu đã chúng minh điều này, Thầy đã chẳng sử dụng trọn vẹn và hợp lý yếu tố nữ là gì! Đặc biệt, Hội Thánh hôm nay và những lúc khó khăn, người nữ đã chẳng suất hiện hợp lý trong vai trò và tính cách riêng biệt cho Tin Mừng đó sao? Với thời gian, điển hình cho việc loan báo Tin Mừng hiện nay là làm “chứng tá hơn chứng từ”. Chứng tá bằng những việc lớn lao … thường là có sự  hiện diện  của người  nam, người nữ là sự diụ dàng, là sự mềm dẻo của bàn tay, ngọt ngào trong lời nói, bền bỉ trong cõi lòng. Mẹ Têrêxa Calcutta đã chọn yếu tố nổi bật của người nữ để loan báo Tin Mừng, mẹ đã sử dụng bản năng làm Mẹ để lo choTin Mừng, mẹ giảng về một Thiên Chúa nhân lành và xót thương bằng tình yêu và cõi lòng của một người mẹ. Mẹ đã chẳng mất công tìm những lời lẽ lý luận cao xa…, vậy mà bất cứ ai ngặp mẹ, hoặc nghe biết về mẹ đều có thể nhận ra Thiên Chúa của mẹ là Đấng nào.

Đó ! Người nữ đã đón nhận Tin Mừng bằng “trái tim” và loan báo Tin Mừng nơi “bàn tay” như người ta nói: “Quãng đường xa nhất là quãng đường từ cái đầu đến bàn tay”. Người nữ thì tỏ ra “trực giác” nhạy hơn, đã chia quãng đường ấy thành hai chặng nhỏ, ngắn gọn và nhanh hơn: “Từ cái đầu xuống trái tim” và “từ trái tim đến bàn tay”. Từ đầu đến tay là từ lý thuyết đến thực hành, từ đầu đến tim là “hiểu và cảm cái lý thuyết ấy”, từ ”chỗ cảm đến thực hành” đối với người nữ chẳng bao xa từ tim đến tay.

Cho đất nước Việt Nam hôm nay

Không nói gì đến hiện trạng nước ngoài vì dường như đã đi quá xa với hiện trạng Việt Nam nước ta. Một số nước tiến bộ, người ta đang đòi bình quyền nam nữ, người nữ đã đi vào những lãnh vực mà trước đây chỉ dành cho nam giới, người nữ đã đang và sẽ làm những công việc mà người nam làm. Người phụ nữ Việt Nam thì không, không phải là “lép vế” trước xã hội đầy “nam tính”. Nhưng người nữ Việt Nam với não trạng Đông Phương, người nữ thường dịu dàng nhưng không kém phần quan trọng; người nữ khiêm hạ nhưng không hèn hạ; người nữ bình thường nhưng không tầm thường. Người nữ Việt Nam không đòi cho mình được làm việc như nam giới, hay được “quyền hành” như nam giới, nhưng họ chỉ đòi hỏi cho có sự tôn trọng với ý nghĩa là “hai nửa được tác tạo như nhau”. Chính Tin Mừng đã chẳng bao giờ nâng yếu tố nam hạ yếu nữ hoặc ngược lại (có điều ta thấy có sự ưu tiên nào đó thôi), thì người loan báo Tin Mừng cũng đừng xem yếu tố nào hiệu quả hơn yếu tố nào.

Tình hình chị em nữ tu ở Việt Nam chung chung cũng có những điều đáng nói. Các chị em loan báo Tin Mừng bằng cách sống, bằng đường hướng sống, các chị em đã đáp ứng đòi hỏi: “Ngày nay người ta cần những chứng nhân hơn là thầy dạy, nếu người ta tin vào thầy dạy là vì thầy dậy đã sống chứng nhân”. Thực tại, các chị em đã loan báo Tin Mừng bằng cuộc sống, một số mạnh dạn hơn đã quan tâm nhiều đến lương dân một số vùng xa, dân tộc thiểu số, các chị em đã đem “Tin Mừng nhập thể”, đồng hành với người dân tộc để loan báo Tin Mừng… mặt nào đó điều này đáng hoan nghênh! Phần lớn các chị em với những công tác, mục vụ giáo xứ, dạy giáo lý thiếu nhi, giảng dạy trẻ em, làm bệnh viện, coi sóc cô nhi, trại cùi, lớp học tình thương… Tất cả những điều này giúp nhiều cho việc làm lớn mạnh lên hạt giống Tin Mừng. Hơn nữa hiện nay các chị em đã xông pha đem hạt giống Tin Mừng đi gieo vào những vùng đất mới ở mọi tuyến đầu của đất nước...

Chính trong thế giới hôm nay, một thế giới luôn đòi hỏi một hiệu năng xem thấy; do vậy mà tìm ra một phương cách làm việc có kết qủa vẫn luôn là một điều cần thiết. Có lẽ chúng ta cũng nên có một phương cách cho một ưu tư của chúng ta chăng? Có lẽ nữ tu của chúng ta cũng nên đặt lại vấn đề cho việc loan báo Tin Mừng chăng, hay việc đó là của cánh đàn ông, còn phái “chân yếu tay mềm” thì: hãy đợi đấy !

Vấn đề được đặt ra

Việc đón nhận nhiệm vụ loan báo Tin Mừng ở cả hai thành phần “nam- nữ” được đón nhận như nhau (Mt. 28, 20). Chẳng vậy mà không bên nào được nói đó là việc của bên kia. Cùng chung trong một truyền thống tốt lành của dòng Đa Minh “đề cao việc loan báo Tin Mừng” cùng chung một não trạng được mệnh danh là “dòng trí thức”, người Đa Minh nhắm đến việc loan báo Tin Mừng như một việc “có trí thức”. Vậy những người không thuộc phạm vi trí thức thì sao? Loại ra khỏi phương cách loan báo Tin Mừng ư ?! Thật là một vấn đề phức tạp…

Nếu nhìn lại ta thấy linh mục có chỗ đứng và loan báo Tin Mừng của linh mục, nam tu sĩ có cách của nam tu sĩ. Còn chúng ta, những nữ tu, với những thao thức cho “mệnh lệnh” được giao với những thao thức về nét gì riêng biệt của Dòng… sẽ làm gì để hoàn bị hơn trong tương lai. Yếu tố  nữ phải chăng đã làm cho chúng ta có một tấm lòng của một người chị, một tấm lòng của người mẹ; yếu tố đã làm cho chúng ta diụ dàng, nhẹ nhàng, bền bỉ với Tin Mừng. Như thế, công việc của chúng ta là công việc của trái tim, của cõi lòng được thể hiện  ra bàn tay cứ không phải là chuyện của những “cái đầu”.

Vấn đề đặt ra vẫn là vấn đề khó giải quyết cho người trẻ hiện nay làm sao để hài hòa được  Tinh Thần Dòng với yếu tố giới tính và với bản sắc dân tộc… để tìm ra một cách thế mới cho việc loan báo Tin Mừng.

Có ý kiến cho rằng: Nên duy trì một lối giảng phù hợp cho ngày nay là cánh tay mềm dẻo như mẹ Têrêsa Calcutta thì lợi ích hơn. Vấn đề chứng tá xem ra hiệu qủa hơn chứng từ… Suy đi nghĩ lại, đặt mình vào những hoạt động xem ra trí thức thì chuyện đó của trái tim phụ nữ, trực giác phụ nữ vẫn là chuyện hữu ích. Sứ mệnh loan báo Tin Mừng chỉ toàn vẹn khi được lồng vào trái tim giảng thuyết, trái tim “cảm hoá” bởi Tim Mừng, thêm vào đó là phong thái của dân tộc. Vẫn cần có những bàn tay mang Tin Mừng, với não trạng tri thức, và nếu được là với những “hành động biểu hiện trí thức”.

Tóm lại, khát khao vì Tin Mừng đã làm cho ngưòi nữ tu Đa Minh phải ray rứt. Không lẽ lại làm những việc, xâm vào những lãnh vực của phái nam; không lẽ lại cứ mãi mãi những “chuyện đàn bà con nít”; không lẽ cứ lộn trong mớ bòng bong công việc của Dòng nữ nào cũng như nhau: Đa Minh - Mến Thánh Giá hay Nữ Tử Bác Ái… đều vì Tin Mừng. Cách thế cho Tin Mừng phù hợp với vai trò phụ nữ, phù hợp với đoàn sủng của Dòng… vẫn là điều chờ đợi chúng ta, những nữ sinh viên ưu tú./. 
 

Minh Thùy

114.864864865135.135135135250