Ai sẵn sàng ?
- Hai con yêu quý: Hôm nay ba có việc đi xa, không tiện trông coi thợ thuyền, hai con trông coi và làm cùng người ta giúp ba nha.
- Không đâu ba, con có nhiều chuyện cần, nhiều cái hẹn không thể bỏ được, do vậy ba để thằng Úc làm ha, lần sau đến lượt con!
- Dạ, dạ, ba an tâm, anh Hai không làm để đó cho con, mọi chuyện con lo hết và sẽ hoàn thành cách chu đáo, ba cứ đi công chuyện đi nha.
Anh cả suy nghĩ lại: tại sao không thể giúp ba một điều quá hiển nhiên, chẳng qua ba tế nhị nên nhờ thôi, vì đó là công việc của mình, và như vậy quyết định cuối cùng: đi ra làm vườn như ba mong ước! Anh thứ hai tự nhủ: hứa để ba an tâm rồi bỏ đó có sao đâu! Và như vậy không cần làm như lời đã hứa.
Vậy đó, hai đứa con, hai tính cách. Người cha tin tưởng và đề nghị bằng giọng ân cần với cả hai, nhưng phản ứng của hai con hoàn toàn khác nhau. Câu trả lời của cậu cả thật khô khan, bất lịch sự có thể làm cha đau lòng: “con không muốn đâu!”. Còn cậu thứ thật nhã nhặn dễ thương, lịch thiệp, khả ái: “thưa ngài, con đi!”. Nhưng khi hành động thì hoàn toàn ngược lại. Kẻ trả lời “không” thì lại hành động, người nói “có” thì chỉ nói mà không làm. Tin ai và sống với ai ? Ai là người sẵn sàng, đâu là tiêu chuẩn để tin và giao nhiệm vụ ? Phải chăng tin người điềm đạm, sẵn sàng hứa hẹn, nhưng lại không hành động ; hay người cứng cỏi không thỏa đáng, nhưng hành động ? Chỉ ai hành động theo lời cha thì mới thực hiện theo ý muốn của ông.
Phải chăng Thầy Giêsu dùng hai lối diễn tả này để mô tả một bên là lối xử của các bậc lãnh đạo tôn giáo là những người hiểu biết, được dạy cho biết thánh ý Chúa, được loan báo cho biết những gì cần làm và phải tin, đâu là lối xử sự đúng đắn, phù hợp với ý Chúa. Và bên kia là cách hành xử của người tội lỗi, dân ngoại, thu thuế…là những người không được trân trọng, nhắc đến tên đã không ai muốn, huống chi lui tới hay trao trọng trách, họ là những người như đã bị loại khỏi nước Thiên Chúa theo cái nhìn của các Kinh sư và Pharisêu ? Với những người bị loại trừ và coi là “hạng tội lỗi công khai”, không theo tiêu chuẩn luân thường đạo lý thì Thầy Giêsu lại có cái nhìn khác: Ngài thấy nơi những người này sự thành tâm, dù lúc đầu họ từ chối, với lời lẽ khó nghe, khó chấp nhận “con không muốn đâu!”, nhưng rồi hối hận và đã làm theo lời đề nghị. Thầy Giêsu không đồng ý với lối sống của họ trước đó, nhưng nhìn nhận rằng họ đã thay đổi và đón nhận lời giảng dạy chân chính, đồng thời sẵn sàng thay đổi chính mình để làm điều tốt theo ý cha và đó là điều cần thiết.
Có lẽ Thầy muốn lưu ý với mọi người: đừng phê phán về giá trị tôn giáo chỉ dựa vào một bảng quy luật và phân loại các hạng người theo những cam kết về lý thuyết hay nguyên tắc, nhưng cách hành xử cho thấy đáy lòng con người.
Dù đã nói “không” và có thể cách sống rất tồi tệ trước kia của một người, cũng không bao giờ được tuyệt vọng về họ, bởi còn sống, con người còn cơ hội thay đổi. Câu trả lời đầu tiên không phải là lời quyết định, nếu ta biết điều chỉnh và vượt thắng nó bằng lối xử đúng đắn sau này.
Xin Thầy Giêsu dạy con lời Thánh Vịnh: “Con thích làm theo thánh ý, và ấp ủ luật Chúa trong lòng” (Tv 40, 9). Amen.
Vậy đó, hai đứa con, hai tính cách. Người cha tin tưởng và đề nghị bằng giọng ân cần với cả hai, nhưng phản ứng của hai con hoàn toàn khác nhau. Câu trả lời của cậu cả thật khô khan, bất lịch sự có thể làm cha đau lòng: “con không muốn đâu!”. Còn cậu thứ thật nhã nhặn dễ thương, lịch thiệp, khả ái: “thưa ngài, con đi!”. Nhưng khi hành động thì hoàn toàn ngược lại. Kẻ trả lời “không” thì lại hành động, người nói “có” thì chỉ nói mà không làm. Tin ai và sống với ai ? Ai là người sẵn sàng, đâu là tiêu chuẩn để tin và giao nhiệm vụ ? Phải chăng tin người điềm đạm, sẵn sàng hứa hẹn, nhưng lại không hành động ; hay người cứng cỏi không thỏa đáng, nhưng hành động ? Chỉ ai hành động theo lời cha thì mới thực hiện theo ý muốn của ông.
Phải chăng Thầy Giêsu dùng hai lối diễn tả này để mô tả một bên là lối xử của các bậc lãnh đạo tôn giáo là những người hiểu biết, được dạy cho biết thánh ý Chúa, được loan báo cho biết những gì cần làm và phải tin, đâu là lối xử sự đúng đắn, phù hợp với ý Chúa. Và bên kia là cách hành xử của người tội lỗi, dân ngoại, thu thuế…là những người không được trân trọng, nhắc đến tên đã không ai muốn, huống chi lui tới hay trao trọng trách, họ là những người như đã bị loại khỏi nước Thiên Chúa theo cái nhìn của các Kinh sư và Pharisêu ? Với những người bị loại trừ và coi là “hạng tội lỗi công khai”, không theo tiêu chuẩn luân thường đạo lý thì Thầy Giêsu lại có cái nhìn khác: Ngài thấy nơi những người này sự thành tâm, dù lúc đầu họ từ chối, với lời lẽ khó nghe, khó chấp nhận “con không muốn đâu!”, nhưng rồi hối hận và đã làm theo lời đề nghị. Thầy Giêsu không đồng ý với lối sống của họ trước đó, nhưng nhìn nhận rằng họ đã thay đổi và đón nhận lời giảng dạy chân chính, đồng thời sẵn sàng thay đổi chính mình để làm điều tốt theo ý cha và đó là điều cần thiết.
Có lẽ Thầy muốn lưu ý với mọi người: đừng phê phán về giá trị tôn giáo chỉ dựa vào một bảng quy luật và phân loại các hạng người theo những cam kết về lý thuyết hay nguyên tắc, nhưng cách hành xử cho thấy đáy lòng con người.
Dù đã nói “không” và có thể cách sống rất tồi tệ trước kia của một người, cũng không bao giờ được tuyệt vọng về họ, bởi còn sống, con người còn cơ hội thay đổi. Câu trả lời đầu tiên không phải là lời quyết định, nếu ta biết điều chỉnh và vượt thắng nó bằng lối xử đúng đắn sau này.
Xin Thầy Giêsu dạy con lời Thánh Vịnh: “Con thích làm theo thánh ý, và ấp ủ luật Chúa trong lòng” (Tv 40, 9). Amen.
Catarina Thùy Dung