Trong năm câu của Tin Mừng có năm cụm từ “phải canh thức,” hạn từ này được lặp lại như một điệp khúc và chiếm toàn bộ nội dung Tin Mừng hôm nay. “Canh thức” là gì và tại sao phải canh thức? Thức là không ngủ, nhưng như vậy chưa đủ vì thêm hạn từ “canh ”. Người Việt chia đêm thành năm canh, người Do Thái quen chia thành ba canh. “Canh ” ở đây vừa là đơn vị thời gian, vừa là việc gắng sức làm việc một cách không mệt mỏi ; nhưng nếu ghép với từ “thức” sẽ có hai nghĩa: “canh thức” là cố gắng, ra sức để nhận biết bằng ý chí, lý trí; và cũng là tư thế của người còn hoạt động, còn chuẩn bị, còn chờ đợi. Theo hạn từ nhà đạo thì “canh thức” là không ngủ trong đêm để gìn giữ, là hình thức cầu nguyện trong đêm trong các dịp đặc biệt. Vậy có hai ý liên quan với nhau: canh thức và ban đêm. Nhưng tại sao lại phải canh đêm, nếu ông chủ đi vắng thì chỉ cần trao nhà lại cho đầy tớ, dặn những việc cần làm, sao bắt họ phải canh thức trong đêm và ai có thể thức tỉnh đêm này qua đêm kia mà chờ chủ về? Sao ông không phỏng chừng ngày về và như vậy đầy tớ chỉ cần đợi cửa một lần để ông về và mở, làm thế sẽ tiện cho cả hai ? Vậy từ “đêm” là quan trọng hơn và tất cả tập trung vào đó.
Trong nền văn chương Do thái, thời gian hiện tại được coi như một “đêm,” còn tương lai được ví như một “ngày. ” Cựu Ước cũng thường nói về “đêm” trong nghĩa trần thế và thường được áp dụng cho cách nói về thế gian như lời ông Bôa nói với bà Rút: “Hãy qua đêm ở lại đây!” (R 3, 13). Chủ đề “canh thức” được đề cập đến trong một viễn tượng quốc gia, vì Israel lúc đó đang bị các cường quốc lấn chiếm, phải chịu áp bức trong hiện tại, nhưng trong tương lai hoàn cảnh sẽ bị đảo ngược, Israel sẽ chiến thắng, Chúa sẽ cai trị, họ sẽ được vinh quang danh dự, và đó là “ngày”. Các kinh sư thường áp dụng từ ngữ “đêm” hay “canh khuya” để diễn tả thời gian hiện tại: “Thú vị thay được tạ ơn Chúa, được tuyên xưng tình thương của Ngài từ buổi sớm, và lòng thành tín của Ngài suốt canh khuya” (Tv 92, 2-3). Còn: “Đêm trở lại khi Chúa buông mà tối” (Tv 104, 20a), sách Talmud giải thích đây là câu nhắm đến thế giới hiện tại, được so sánh với đêm tối.
Thánh Phaolo cũng dùng những ý tưởng về “đêm” để mô tả thời kỳ hiện tại cho đến ngày Chúa quang lâm: “Đêm sắp tàn, ngày gần đến” (Rm 13, 12). “Đêm” tượng trưng cho thế giới xấu xa thời hiện tai, còn “ngày” biểu thị thế giới tương lai, ngày của chiến thắng. Vì thế, ngài đã kêu gọi: “Đã đến lúc anh em phải thức dậy” (13, 11) vì ơn cứu độ đã đến gần hơn ngày họ mới bắt đầu vào đạo và còn nói: “Chính anh em đã biết ngày của Thiên Chúa đến như kẻ trộm ban đêm” (1 Tx 5, 2). Tuy nhiên, hình ảnh về kẻ trộm đến trong đêm không có trong văn chương Do Thái. Vậy đó là truyền thống Kitô giáo, bắt nguồn từ Đức Giêsu, từ đó Phaolo khuyên người Thêxalonica hãy tỉnh thức để trông trờ ngày Chúa đến (x. 1 Tx 5, 6).
Thế giới hiện tại phải chiến đấu với bóng tối, với quyền lực của thần dữ (x. Ep 6, 12). Nhưng Đức Kitô là nguồn ánh sáng, đến chiếu soi thế gian, để những ai ngồi trong bóng tối tử thần được nhìn thấy ánh sáng là ơn cứu độ. Những ai tin vào Ngài thì không còn ở trong bóng tối (x. Ga 12, 46), nhưng là sống trong ánh sáng và đó là ban ngày, là lúc đang tỉnh thức, là cố gắng làm việc thiện.
Tuy nhiên, con người vẫn còn sống trên trần gian, vẫn phải chiến đấu để không ở trong tình trạng “ngủ mê,” chính vì thế mà phải canh thức. Canh thức cũng là sống trong niềm vui và không lệ thuộc vào chuyện thay đổi của thế gian hay tâm tính con người. Canh thức còn là sống trong bình an, dù gặp những sóng gió, như Đức Kitô phục sinh vẫn ban bình an và: “Thầy để lại bình an cho anh em!” (Ga 14, 27). Cuối cùng canh thức cũng là sống trong niềm hy vọng, bởi cái nhìn của ta luôn hướng về thế giới đang đến, về “ngày” của Đức Chúa, ngày cứu độ. Người sẵn sàng là người chờ đợi với tinh thần trách nhiệm, dấn thân trong mọi lãnh vực nhưng không để bất cứ điều gì làm sao lãng niềm vui trông chờ Chúa đến.
Trong nền văn chương Do thái, thời gian hiện tại được coi như một “đêm,” còn tương lai được ví như một “ngày. ” Cựu Ước cũng thường nói về “đêm” trong nghĩa trần thế và thường được áp dụng cho cách nói về thế gian như lời ông Bôa nói với bà Rút: “Hãy qua đêm ở lại đây!” (R 3, 13). Chủ đề “canh thức” được đề cập đến trong một viễn tượng quốc gia, vì Israel lúc đó đang bị các cường quốc lấn chiếm, phải chịu áp bức trong hiện tại, nhưng trong tương lai hoàn cảnh sẽ bị đảo ngược, Israel sẽ chiến thắng, Chúa sẽ cai trị, họ sẽ được vinh quang danh dự, và đó là “ngày”. Các kinh sư thường áp dụng từ ngữ “đêm” hay “canh khuya” để diễn tả thời gian hiện tại: “Thú vị thay được tạ ơn Chúa, được tuyên xưng tình thương của Ngài từ buổi sớm, và lòng thành tín của Ngài suốt canh khuya” (Tv 92, 2-3). Còn: “Đêm trở lại khi Chúa buông mà tối” (Tv 104, 20a), sách Talmud giải thích đây là câu nhắm đến thế giới hiện tại, được so sánh với đêm tối.
Thánh Phaolo cũng dùng những ý tưởng về “đêm” để mô tả thời kỳ hiện tại cho đến ngày Chúa quang lâm: “Đêm sắp tàn, ngày gần đến” (Rm 13, 12). “Đêm” tượng trưng cho thế giới xấu xa thời hiện tai, còn “ngày” biểu thị thế giới tương lai, ngày của chiến thắng. Vì thế, ngài đã kêu gọi: “Đã đến lúc anh em phải thức dậy” (13, 11) vì ơn cứu độ đã đến gần hơn ngày họ mới bắt đầu vào đạo và còn nói: “Chính anh em đã biết ngày của Thiên Chúa đến như kẻ trộm ban đêm” (1 Tx 5, 2). Tuy nhiên, hình ảnh về kẻ trộm đến trong đêm không có trong văn chương Do Thái. Vậy đó là truyền thống Kitô giáo, bắt nguồn từ Đức Giêsu, từ đó Phaolo khuyên người Thêxalonica hãy tỉnh thức để trông trờ ngày Chúa đến (x. 1 Tx 5, 6).
Thế giới hiện tại phải chiến đấu với bóng tối, với quyền lực của thần dữ (x. Ep 6, 12). Nhưng Đức Kitô là nguồn ánh sáng, đến chiếu soi thế gian, để những ai ngồi trong bóng tối tử thần được nhìn thấy ánh sáng là ơn cứu độ. Những ai tin vào Ngài thì không còn ở trong bóng tối (x. Ga 12, 46), nhưng là sống trong ánh sáng và đó là ban ngày, là lúc đang tỉnh thức, là cố gắng làm việc thiện.
Tuy nhiên, con người vẫn còn sống trên trần gian, vẫn phải chiến đấu để không ở trong tình trạng “ngủ mê,” chính vì thế mà phải canh thức. Canh thức cũng là sống trong niềm vui và không lệ thuộc vào chuyện thay đổi của thế gian hay tâm tính con người. Canh thức còn là sống trong bình an, dù gặp những sóng gió, như Đức Kitô phục sinh vẫn ban bình an và: “Thầy để lại bình an cho anh em!” (Ga 14, 27). Cuối cùng canh thức cũng là sống trong niềm hy vọng, bởi cái nhìn của ta luôn hướng về thế giới đang đến, về “ngày” của Đức Chúa, ngày cứu độ. Người sẵn sàng là người chờ đợi với tinh thần trách nhiệm, dấn thân trong mọi lãnh vực nhưng không để bất cứ điều gì làm sao lãng niềm vui trông chờ Chúa đến.
Nt: Catarina Thùy Dung, OP.