Bỏ gì và được gì?
Galilê, ngày…tháng…năm…
Thầy ơi, hôm nay Thầy gọi một loạt bốn đồ đệ để làm cột trụ Giáo Hội sau này, đó là các chú Simon, Anrê, Giacôbê và Gioan. Việc Thầy chọn môn đệ làm con hết ngỡ ngàng này đến ngạc nhiên khác.
Trước hết, sao Thầy không chọn các kỹ sư, bác sĩ hay đại gia, tướng tá ngon lành còn được nhờ và hưởng danh? Thầy chọn mấy người đánh cá, nghèo xác xơ lại còn gánh nặng gia đình như chú Phêrô, làm sao theo Thầy được? Con thực tế nên tính toán kỹ càng; nhưng nếu Thầy cũng tính như con thì con không có cơ hội hiện hữu chứ đừng nói được làm môn đệ. Thôi, những gì đã nói con xin rút lại!
Điều lạ nữa là bốn chú được tuyển chọn, các chú đơn sơ quá, có biết người gọi đó là ai, làm gì, ở đâu mà dám đi theo? Nếu đúng là người tốt thì may, là người xấu lường gạt thì các chú được gì? Thầy không đưa một chương trình cũng chẳng hứa hẹn, không áp đặt hay năn nỉ mà chỉ đơn giản là gọi tên từng người trong từng hoàn cảnh cụ thể, vậy mà các chú dám theo sao? Đây thực sự là một ơn gọi, ơn đó có sức mạnh và sự xác tín vững chắc để dù chưa biết Thầy là ai, các chú đã xác tín cách vững vàng: “là một ngôn sứ, là Con Thiên Chúa” mà có lẽ các vị đã được Gioan nói chăng? Nhưng có lẽ lời của Thầy có uy quyền tối cao và tính hữu hiệu tuyệt đối, để chỉ nghe là các chú tin và đi theo. Đúng ra không phải các chú đi tìm “thầy học đạo” nhưng là Thầy đã đi bước trước và gọi, ngay chính lời kêu gọi đã hàm chứa một sức mạnh, sự trợ giúp để các chú có thể bước theo, tương tự như Đức Chúa gọi Môisê, gọi Giêrêmia, gọi Elia…các vị đều thấy mình giới hạn và từ chối, nhưng trong lời mời gọi thì Chúa đã ban sức mạnh, ơn can đảm vì chính Ngài ở cùng và ở với. Vậy Thầy Giêsu lúc này trong tư cách là Thầy và là Chúa.
Điều lạ hơn nữa : các chú là kế sinh nhai của cả gia đình, nghe Thầy gọi, các chú bỏ tất cả và đi theo ngay lập tức. Còn vợ con, còn cha mẹ, gia đình anh em, các chú để cho ai, họ sống như thế nào nếu không có các chú? Các chú bỏ tất cả, dù không giàu nhưng con tưởng tượng các chú có thuyền, có chài lưới, thậm chí Giacôbê và Gioan còn có cả người làm, vì khi được gọi các chú bỏ cha và các người làm công. Lúc trước con nghĩ các chú nghèo, nhưng thực sự cũng có người là những ông chủ ghe, chủ thuyền đánh cá chăng ! Vậy mà các chú dám bỏ ngay lập tức, không tính toán, các chú cũng không xin về tạm biệt gia đình, ra đi cách dứt khoát, các chú có sự đoạn tuyệt tận căn. Nhưng nếu “giấc mộng không thành” thì sẽ làm gì? Các chú đã bỏ “lưới, thuyền và cha”, nghĩa là bỏ nghề nghiệp và gia đình; hoàn toàn đoạn tuyệt với quá khứ, dâng hiến hoàn toàn để bắt đầu cuộc sống mới, đầy mạo hiểm mà thú vị!
Nhưng bỏ hết rồi được gì? Được trở thành “những kẻ chài lưới người”; vậy cuối cùng bỏ lưới thì vẫn gắn với lưới, bỏ thuyền thì vẫn ở trên thuyền. Nhưng đối tượng của chài lưới đã khác: lúc trước bắt cá, đem bán để nuôi sống gia đình và bản thân thì giờ đi lưới người, mang họ về với Chúa. Nhưng “lưới người là gì?”, bắt cá bằng lưới chứ sao bắt người ? Các chú được trao một sứ mạng làm nền tảng cho sứ vụ tông đồ, sứ mạng đó đến từ một tiếng gọi và bén rễ trong việc các chú đã bước theo. Trở về với quan niệm xưa, trong chiến tranh, người ta dùng tấm lưới như dụng cụ để bắt sống kẻ thù (phim Cléopâtre, Marc-Antoine thua trận đã bị bắt sống bằng lưới). Vậy tấm lưới giúp chiến thắng trên kẻ thù và là biểu tượng diễn tả việc Thượng Đế thực thi công lý. Grêrêmia nói về hình ảnh này như việc Thiên Chúa phán xét, như người ngư phủ, người thợ săn đến bắt mọi người về (x. Gr 16, 16; Kb 1, 14-15), hoặc dụ ngôn chiếc lưới trong Mt 13, 47-49. Ý nghĩa nguyên thủy là làm, bắt người khác thuộc về mình, về nhóm mình. Nhưng Thiên Chúa luôn để mỗi người tự do, người môn đệ có nhiệm vụ đưa người khác về với Ngài, nhưng cách thức làm tùy hoàn cảnh, tùy mỗi người như việc Thầy kêu gọi các môn đệ trong hoàn cảnh cụ thể, gọi từng cá thể.
Hôm nay Thầy thành lập công đoàn đầu tiên, cho các đồ đệ được tiếp nối công trình của Thầy, để họ “ở với Người và để Người sai đi” (3,14). Các chú môn đệ là những người tiếp nối công trình của Thầy, làm chứng về các hoạt động và người ta trở thành môn đệ khi đón nhận tiếng gọi của Thầy; mở lòng ra liên tục với tiếng gọi này chính là đặc điểm thường hằng của người môn đệ.
Thầy có sức cuốn hút người ta đi theo cách vô điều kiện, các môn đệ thì bước theo sau cách trọn vẹn trong sự phiêu lưu. Xin hỏi các chú được gì và mất gì? Mất tất cả: gia đình, bạn bè, bằng hữu và ngay cả mạng sống. Được gì? Chỉ được một điều duy nhất “Nước trời làm cơ nghiệp”. Các chú đánh đổi nhiều thứ để chỉ được một thứ, nhưng số một là duy nhất, là cao trọng nhất và trọn vẹn nhất.
Xin dạy con cũng biết chọn điều trọng yếu trong cuộc đời mình. Amen.
Trước hết, sao Thầy không chọn các kỹ sư, bác sĩ hay đại gia, tướng tá ngon lành còn được nhờ và hưởng danh? Thầy chọn mấy người đánh cá, nghèo xác xơ lại còn gánh nặng gia đình như chú Phêrô, làm sao theo Thầy được? Con thực tế nên tính toán kỹ càng; nhưng nếu Thầy cũng tính như con thì con không có cơ hội hiện hữu chứ đừng nói được làm môn đệ. Thôi, những gì đã nói con xin rút lại!
Điều lạ nữa là bốn chú được tuyển chọn, các chú đơn sơ quá, có biết người gọi đó là ai, làm gì, ở đâu mà dám đi theo? Nếu đúng là người tốt thì may, là người xấu lường gạt thì các chú được gì? Thầy không đưa một chương trình cũng chẳng hứa hẹn, không áp đặt hay năn nỉ mà chỉ đơn giản là gọi tên từng người trong từng hoàn cảnh cụ thể, vậy mà các chú dám theo sao? Đây thực sự là một ơn gọi, ơn đó có sức mạnh và sự xác tín vững chắc để dù chưa biết Thầy là ai, các chú đã xác tín cách vững vàng: “là một ngôn sứ, là Con Thiên Chúa” mà có lẽ các vị đã được Gioan nói chăng? Nhưng có lẽ lời của Thầy có uy quyền tối cao và tính hữu hiệu tuyệt đối, để chỉ nghe là các chú tin và đi theo. Đúng ra không phải các chú đi tìm “thầy học đạo” nhưng là Thầy đã đi bước trước và gọi, ngay chính lời kêu gọi đã hàm chứa một sức mạnh, sự trợ giúp để các chú có thể bước theo, tương tự như Đức Chúa gọi Môisê, gọi Giêrêmia, gọi Elia…các vị đều thấy mình giới hạn và từ chối, nhưng trong lời mời gọi thì Chúa đã ban sức mạnh, ơn can đảm vì chính Ngài ở cùng và ở với. Vậy Thầy Giêsu lúc này trong tư cách là Thầy và là Chúa.
Điều lạ hơn nữa : các chú là kế sinh nhai của cả gia đình, nghe Thầy gọi, các chú bỏ tất cả và đi theo ngay lập tức. Còn vợ con, còn cha mẹ, gia đình anh em, các chú để cho ai, họ sống như thế nào nếu không có các chú? Các chú bỏ tất cả, dù không giàu nhưng con tưởng tượng các chú có thuyền, có chài lưới, thậm chí Giacôbê và Gioan còn có cả người làm, vì khi được gọi các chú bỏ cha và các người làm công. Lúc trước con nghĩ các chú nghèo, nhưng thực sự cũng có người là những ông chủ ghe, chủ thuyền đánh cá chăng ! Vậy mà các chú dám bỏ ngay lập tức, không tính toán, các chú cũng không xin về tạm biệt gia đình, ra đi cách dứt khoát, các chú có sự đoạn tuyệt tận căn. Nhưng nếu “giấc mộng không thành” thì sẽ làm gì? Các chú đã bỏ “lưới, thuyền và cha”, nghĩa là bỏ nghề nghiệp và gia đình; hoàn toàn đoạn tuyệt với quá khứ, dâng hiến hoàn toàn để bắt đầu cuộc sống mới, đầy mạo hiểm mà thú vị!
Nhưng bỏ hết rồi được gì? Được trở thành “những kẻ chài lưới người”; vậy cuối cùng bỏ lưới thì vẫn gắn với lưới, bỏ thuyền thì vẫn ở trên thuyền. Nhưng đối tượng của chài lưới đã khác: lúc trước bắt cá, đem bán để nuôi sống gia đình và bản thân thì giờ đi lưới người, mang họ về với Chúa. Nhưng “lưới người là gì?”, bắt cá bằng lưới chứ sao bắt người ? Các chú được trao một sứ mạng làm nền tảng cho sứ vụ tông đồ, sứ mạng đó đến từ một tiếng gọi và bén rễ trong việc các chú đã bước theo. Trở về với quan niệm xưa, trong chiến tranh, người ta dùng tấm lưới như dụng cụ để bắt sống kẻ thù (phim Cléopâtre, Marc-Antoine thua trận đã bị bắt sống bằng lưới). Vậy tấm lưới giúp chiến thắng trên kẻ thù và là biểu tượng diễn tả việc Thượng Đế thực thi công lý. Grêrêmia nói về hình ảnh này như việc Thiên Chúa phán xét, như người ngư phủ, người thợ săn đến bắt mọi người về (x. Gr 16, 16; Kb 1, 14-15), hoặc dụ ngôn chiếc lưới trong Mt 13, 47-49. Ý nghĩa nguyên thủy là làm, bắt người khác thuộc về mình, về nhóm mình. Nhưng Thiên Chúa luôn để mỗi người tự do, người môn đệ có nhiệm vụ đưa người khác về với Ngài, nhưng cách thức làm tùy hoàn cảnh, tùy mỗi người như việc Thầy kêu gọi các môn đệ trong hoàn cảnh cụ thể, gọi từng cá thể.
Hôm nay Thầy thành lập công đoàn đầu tiên, cho các đồ đệ được tiếp nối công trình của Thầy, để họ “ở với Người và để Người sai đi” (3,14). Các chú môn đệ là những người tiếp nối công trình của Thầy, làm chứng về các hoạt động và người ta trở thành môn đệ khi đón nhận tiếng gọi của Thầy; mở lòng ra liên tục với tiếng gọi này chính là đặc điểm thường hằng của người môn đệ.
Thầy có sức cuốn hút người ta đi theo cách vô điều kiện, các môn đệ thì bước theo sau cách trọn vẹn trong sự phiêu lưu. Xin hỏi các chú được gì và mất gì? Mất tất cả: gia đình, bạn bè, bằng hữu và ngay cả mạng sống. Được gì? Chỉ được một điều duy nhất “Nước trời làm cơ nghiệp”. Các chú đánh đổi nhiều thứ để chỉ được một thứ, nhưng số một là duy nhất, là cao trọng nhất và trọn vẹn nhất.
Xin dạy con cũng biết chọn điều trọng yếu trong cuộc đời mình. Amen.
Nt. Catarina Thùy Dung, OP.